Luận Văn Đánh giá hàm lượng axit folic trong khẩu phần của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở một huyện ngoại thành Hà Nội

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
    1.1.1. Tính chất lý hóa
    1.1.2. Vai trò sinh học
    1.1.3. Vai trò dinh dưỡng
    1.1.4. Thiếu axit folic gây thiếu máu hồng cầu to
    1.1.5. Axit folic đặc biệt cần thiết cho phụ nữ mang thai
    1.1.6. Axit folic phòng tránh dị tật thai nhi, ngừa sứt môi và hở hàm ếch
    1.1.7. Axit folic giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi
    1.1.8. Vitamin B và axit folic giúp ngăn ngừa bệnh tim
    1.1.9. Axit folic giúp ngăn chặn chứng mất trí
    1.1.10.Axit folic giúp ngăn ngừa bệnh ung thư dạ dày và ung thư máu
    1.1.11.Không mang thai cũng cần bổ sung axit folic
    1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    2.2. Phương pháp nghiên cứu
    2.3. Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
    2.4. Sai số và cách khống chế sai số
    2.5. Xử lý số liệu, đánh giá, nhận định kết quả
    2.7. Thời gian nghiên cứu
    2.8. Đạo đức nghiên cứu
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. Khảo sát kiến thức về sử dụng axit folic
    3.2. Đánh giá hàm lượng axit folic trong khẩu phần 24h
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
    4.1. Kiến thức về sử dụng axit folic
    4.2. Đánh giá hàm lượng axit folic trong khẩu phần 24h
    KẾT LUẬN
    5.1. Kiến thức về sử dụng axit folic
    5.2. Đánh giá hàm lượng axit folic trong khẩu phần 24h
    KIẾN NGHỊ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    Phụ lục 1: Bộ câu hỏi 1
    Phụ lục 2: Bộ câu hỏi 2
    Phụ lục 3: Bảng quy đổi một số thực phẩm Việt Nam
    Phụ lục 4: Quy trình phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm






















    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 3.1.2. Phân bố dân cư
    Bảng 3.1.6. Tình trạng hôn nhân
    Bảng 3.1.7. Kế hoạch sinh đẻ
    Bảng 3.1.8. Kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng
    Bảng 3.1.10. Kiến thức về axit folic trong thực phẩm
    Bảng 3.1.16. Mối tương quan giữa HV và HB
    Bảng 3.1.17. Mối tương quan giữa KT và SD
    Bảng 3.1.18. Mối tương quan giữa KH và HB
    Bảng 3.2.1. Tỷ lệ ăn vào trong 24h
    Bảng 3.2.2. Hàm lượng axit folic trong khẩu phần 24h
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 3.1.1. Phân bố độ tuổi
    Biểu đồ 3.1.3. Trình độ học vấn
    Biểu đồ 3.1.4. Phân bố nghề nghiệp
    Biểu đồ 3.1.5. Phân loại kinh tế
    Biểu đồ 3.1.9. Phương tiện tìm hiểu về thực phẩm và dinh dưỡng
    Biểu đồ 3.1.11. Phương tiện tìm hiểu về axit folic trong thực phẩm và dinh dưỡng
    Biểu đồ 3.1.12. Sử dụng thực phẩm bổ sung chứa axit folic
    Biểu đồ 3.1.13. Kiến thức về tác dụng của axit folic
    Biểu đồ 3.1.14. Giai đoạn cần bổ sung axit folic
    Biểu đồ 3.1.15. Kiến thức về thực phẩm giàu axit folic
    Biểu đồ 3.2.3. Khả năng đáp ứng về axit folic trong khẩu phần 24h

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    [h=2]Sắt đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, nhất là đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ khi mang thai nếu thiếu Sắt có thể gây ra: sảy thai liên tục, đẻ non, thai chết lưu hoặc trẻ sinh ra có cân nặng thấp, nguy cơ băng huyết sau khi sinh, nguy cơ tử vong ở mẹ và trẻ, trẻ nhẹ cân thiếu máu dễ nhiễm trùng. Nếu như vai trò của Sắt đối với con người đã dược biết đến một cách rộng rãi thì vai trò của axit folic lên cơ thể con người, đặc biệt là đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lại chưa được quan tâm một cách đúng mức.[/h]Axit folic hay folate thực sự đóng vai trò trong thành phần dinh dưỡng của thức ăn. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu vai trò của axit folic vẫn chưa được chú trọng hơn so với các sinh tố khác. Trong những thập niên gần đây, vai trò của sinh tố này mới bắt đầu được đánh giá một cách đúng mức, vì hiện nay chế độ dinh dưỡng thiếu rau tươi tại các quốc gia công nghệ tiên tiến đang dẫn đến tình trạng thiếu hụt axit folic và vì ảnh hưởng quan trọng của sinh tố này trên thai kỳ và trẻ sơ sinh. Trong khoảng thời gian ngay trước và ngay sau khi thụ thai cần ăn đủ axit folic để bào thai được phát triển khỏe mạnh, tránh được các biến cố bào thai hay bệnh tật bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi [11]. Và theo các điều tra ở Hoa Kỳ thì đa số mọi người không ăn đủ axit folic hàng ngày [20].
    Đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự hiểu biết ngày càng cao về vai trò dinh dưỡng đối với bà mẹ và thai nhi nói riêng và đời sống sức khoẻ nói chung. Đòi hỏi các cơ quan chức năng, các Viện nghiên cứu, cần đưa ra những số liệu về dinh dưỡng vi chất, nhằm đáp ứng hơn nhu cầu của người dân. Ảnh hưởng của sắt và folic đối với phụ nữ đã có nhiều công trình được nghiên cứu và công bố. Hậu quả của việc thiếu hụt folic đối với bà mẹ và thai nhi thì đã rõ ràng, nhưng các nghiên cứu về axit folic trong khẩu phần ăn của phụ nữ tuổi sinh đẻ hiện nay thì vẫn còn rất ít.
    Các nghiên cứu về thực phẩm, về các nguyên tố vi lượng, trong đó có axit folic và folic với phụ nữ tuổi sinh đẻ là một đòi hỏi cấp bách. Nó có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong lĩnh vực khoa học thực phẩm mà còn làm cơ sở cho các nghiên cứu về khoa học dự phòng, dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng và xây dựng các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý và các can thiệp phù hợp nhằm đảm bảo mức đáp ứng folic với nhu cầu hàng ngày của phụ nữ tuổi sinh đẻ.
    Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đánh giá hàm lượng axit folic trong khẩu phần của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở một huyện ngoạ ithành Hà Nội”, nhằm các mục tiêu sau:

    1. Khảo sát kiến thức về axit folic của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở phường Yên Thịnh và xã Đường Lâm, Sơn Tây, ngoại thành Hà Nội năm 2012.
    2. Đánh giá hàm lượng axit folic trong khẩu phần của phụ nữ sinh đẻ ở phường Yên Thịnh và xã Đường Lâm, ngoại thành Hà Nội năm 2012.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...