Báo Cáo Đánh giá giao rừng tự nhiên cho các đối tượng hưởng lợi

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá giao rừng tự nhiên cho các đối tượng hưởng lợi


    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Xu thế đổi mới của chính sách lâm nghiệp Việt Nam hiện nay là chuyển từ nền lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp xã hội. Do vậy trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về lâm nghiệp trong đó chú trọng vấn đề giao đất giao rừng và kể cả giao rừng tự nhiên cho các đối tượng hưởng lợi. Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về tiếp cận mô hình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng thông qua sự hỗ trợ của dự án PROFO. Từ đó đã nhân rộng tiến hành thí điểm nhiều mô hình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư, nhóm hộ, hộ gia đình quản lý bảo vệ từ các chương trình dự án khác nhau như dự án Hõ trợ Phổ cập và đào tạo Nông nghiệp vùng cao (ETSP), dự án Hành lang xanh .
    Trên cơ sở điều tra ở tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi phân chia thành các hình giao rừng tự nhiên cho các đối tượng như sau:
    ã Hình thức 1: Rừng được nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý.
    ã Hình thức 2: Rừng được nhà nước giao cho nhóm hộ quản lý.
    ã Hình thức 3: Rừng được nhà nước giao cho hộ gia đình quản lý .
    ã Hình thức 4: Rừng giao cho nhóm sở thích/câu lạc bộ quản lý.
    ã Hình thức 5: Rừng do cộng đồng quản lý theo luật tục/hương ước.
    Trong 5 hình thức trên thì hình thức 1,2,3 khá phổ biến được nhà nước công nhận chính thức. Đối với hình thức 4 chỉ là sự mở rộng của hình thức 1. Hình thức 6 chưa được nhà nước chính thức công nhận nhưng mặc nhiên thừa nhận. Đối với hình thức 5 chỉ mới có một mô hình ở xã Hương Phú và trong giai đoạn chuẩn bị các thủ tục. Trong nội dung đánh giá này, chúng tôi chỉ tập trung đánh giá hiệu quả bước đầu ở các hình thức 1, 2, 3.
    Sự hiện hữu các loại hình giao rừng tự nhiên là một tất yếu khách quan phù hợp với xu hướng phát triển của lâm nghiệp xã hội, dù cho pháp luật có thừa nhận hoặc chưa thừa nhận. Hiện nay Nhà nước (Cục lâm nghiệp) đang có chương trình thí điểm giao rừng cho 40 xã trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế theo một phương pháp tiếp cận chung để tiến hành thể chế hoá dần từng bước hoạt động lâm nghiệp này. Do đó việc đánh giá bước đầu các mô hình đã giao trên địa bàn tỉnh là vấn đề cần thiết, mang tính thực tiễn để giúp cho các ban ngành cấp tỉnh và các huyện nắm được tổng thể cũng như những vấn đề hết sức cụ thể đang diễn ra tại các mô hình để giúp cho UBND tỉnh có những nhận định xác thực hơn về hoạt động này trên cơ sở đã ban hành những chủ trương chính sách, cơ chế cụ thể hơn tạo động lực cho người dân và cộng đồng tham gia hoạt động này.
    Nội dung đánh giá chủ yếu tập trung vào hiệu quả công tác giao rừng cho các đối tưởng hưởng lợi theo các tiêu chí như: Mức độ đạt được mục tiêu; Tính pháp lý của các loại hình giao rừng tự nhiên; QHSDĐ và giao rừng tự nhiên; Kế hoạch quản lý rừng được giao của từng đối tượng; Hưởng lợi/cơ chế chia sẻ lợi ích; Vấn đề thực hiện quy ước bảo vệ rừng; Sự tham gia của người dân/giới trong quá trình; Sự tham gia các bên liên quan; Vai trò giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời đánh giá kết quả bước đầu triển khai thực hiện mô hình và vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong quá trình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng.
    Bằng phương pháp tổng hợp các báo cáo đánh giá sơ kết thực hiện giao rừng tự nhiên tại các đơn vị tham gia, trao đổi trực tiếp với Ban chỉ đạo, tổ công tác cũng như tiến hành làm việc với chính quyển địa phương và trực tiếp là người dân kết hợp với đánh giá tổng quan chất lượng rừng bằng phương pháp mục trắc để có những thông tin phản hồi giúp cho việc đánh giá đạt chất lượng tốt.
    Sau 8 năm thực hiện mô hình với thời gian chưa nhiều để đánh giá một cách đầy đủ về công tác giao đất giao rừng cho cộng đồng, song những vấn đề người dân cùng với các cấp chính quyền và các ban ngành chuyên môn đã làm với những kết quả đạt được ban đầu cũng như những tồn tại cần được xem xét, phân tích, đánh giá một cách toàn diện. Trên cơ sở đó để rút kinh nghiệm và thể chế hoá trước khi nhân rộng mô hình cũng như đề xuất các giải pháp về mặt chủ trương chính sách, các giải pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý nói chung và hộ gia đình nói riêng.
     
Đang tải...