Báo Cáo Đánh giá giá trị thương hiệu Blue Exchange theo quan điểm người tiêu dùng Long Xuyên

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: GIỚI THIỆU


    1.1. Cơ sở hình thành đề tài


    Với đà tăng trưởng của nền kinh tế, đất nước ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được năng cao và kéo theo là những nhu cầu thiết yếu như: nhu cầu ăn,ở, đi lại và nhu cầu mặc đẹp. Khi bạn là người thành đạt thì hẳn bạn sẽ có nhu cầu ăn mặc đẹp để đi giao tiếp với đối tác, đi chơi với bạn bè, đi dự tiệc là rất cần thiết. Vì mặc đẹp không những tôn thêm vẽ đẹp của bạn mà còn thể hiện sự quý phái, sang trọng, lịch sự. Chính những nhu cầu đó đã thúc đẩy lĩnh vực thời trang trong nước ngày càng có những bước phát triển vượt bậc. Hàng loạt cửa hiệu kinh doanh trang phục với đủ kiểu dáng, kích cỡ, màu sắc phục vụ cho nhiều đối tượng tùy vào độ tuổi, thu nhập lẫn gu thẩm mỹ ăn mặc Trong đó phải kể đến công ty TNHH Blue Exchange.


    Blue exchange là một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu Việt Nam hiện nay. Blue exchange hiện tại đã có trên 100 chi nhánh trên khắp cả nước và không dừng lại ở đó, sản phẩm của Blue exchange đang trên đường chinh phục thị trường nước ngoài.

    Hiểu được khách hàng luôn mong đợi một mức độ chất lượng, độ bền và giá trị thật sự vượt trội trên thị trường. Chính vì vậy để tạo một thương hiệu bền vững trong lòng khách hàng, Blue Exchange không ngừng nỗ lực xây dựng danh tiếng của mình về chất lượng hàng hóa cao, đáng tin cậy.


    Xét theo góc độ doanh nghiệp, đánh giá của khách hàng về thương hiệu của mình là rất quan trọng. Có thể hiểu thương hiệu là một số ấn tượng đã được định hình trong tâm trí người tiêu dùng, hình thành trong tâm trí họ những kỳ vọng về sản phẩm hay dịch vụ của công ty, từ đấy chi phối hành vi mua sắm của họ. Chính vì lẽ đó, nếu người tiêu dùng có đánh giá tốt về giá trị thương hiệu sản phẩm của công ty thì họ mới tin tưởng sử dụng sản phẩm đó. Đánh giá tốt của người tiêu dùng về giá trị thương hiệu sản phẩm lại góp phần củng cố thương hiệu của công ty, tăng khả năng nhận biết và phân biệt của người tiêu dùng đối với những đặc điểm nổi bật của một thương hiệu trong hàng loạt thương hiệu có mặt trên thị trường. Chính vì thế, đánh giá giá trị thương hiệu sản phẩm là một vấn đề đáng quan tâm của các doanh nghiệp ngày nay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng cạnh tranh toàn cầu.


    Tuy nhiên, hiên nay có nhiều quan điểm và cách đánh giá về giá trị thương hiệu. Lassar, W.B Mittal & A.Sharma chia cách đánh giá về giá trị thương hiệu thành hai nhóm chính: Giá trị thương hiệu đánh giá theo quan điểm đầu tư (hay tài chính) và giá trị thương hiệu đánh giá theo quan điểm khách hàng 1. Đánh giá giá trị thương hiệu theo quan điểm tài chính đóng góp vào việc đánh giá tài sản của một công ty nhưng cách đánh giá này không giúp nhiều cho nhà quản trị marketing trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Thêm vào đó, về mặt marketing, giá trị về mặt tài chính của một thương hiệu cũng chính là kết quả đánh của khách hàng về giá trị của thương hiệu đó. Vì thế, việc áp dụng cách đánh giá giá trị thương hiệu theo quan điểm khách hàng sẽ góp phần giúp ích cho nhà quản trị marketing của công ty trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.


    Nói cách khác, những doanh nghiệp nào biết tận dụng tài sản thương hiệu của mình như một đòn bẫy để đạt được mục tiêu dài hạn đều là những doanh nghiệp biết xác định đúng cách kiểm sóat, đo lường những chiến lược mà họ đã được thực hiện2.


    Cũng nhấn mạnh rằng nhờ xây dựng thương hiệu có hiệu quả mà Blue Exchange được sự tin tưởng của khách hàng váo chất lượng sản phẩm, khi mua sắm những trang phục mới cho mình thì khách hàng luôn nhớ đến nhãn hiệu quen thuộc Blue Exchange. Chính vì vậy mà Blue Exchange có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tại TP.Long Xuyên có đến ba shop quần áo của Blue Exchange. Để tạo sức cạnh tranh và nhằm tiềm hiểu xem vị trí của Blue Exchange trong lòng khách hàng tại Long Xuyên có vượt trội hơn so với các nhãn hiệu khác chẳng hạn như: NINOMAX, PT2000, DXMAX, VIỆT- THÁI


    Chính vì lý do trên nên đề tài “ Đánh giá giá trị thương hiệu Blue Exchange theo quan điểm người tiêu dùng Long Xuyên” được chọn để nghiên cứu.


    1.2. Mục tiêu nghiên cứu


    Với cơ sở hình thành đề tài đã nêu, việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được mục tiêu đánh giá được giá trị thương hiệu của Blue Exchange theo quan điểm người tiêu dùng Long Xuyên.


    1.3. Phạm vi nghiên cứu


    Tác giả chọn phỏng vấn người tiêu dùng ở TP. Long Xuyên đã sử dụng qua trang phục của Blue Exchange. Cụ thể tại các shop Blue Exchange bán trong nội ô thành phố.Tác giả

    chọn phỏng vấn các khách hàng có sử dụng qua trang phục của Blue Exchange ở các độ tuổi 17-19, 20-25, 26-30.


    1.4. Ý nghĩa thực tế của đề tài nghiên cứu


    Blue Exchange xác định thương hiệu như vũ khí sắc bén để tạo lợi thế cạnh tranh. Vì thế, đánh giá giá trị thương hiệu Blue Exchange theo quan điểm người tiêu dùng Long Xuyên sẽ cung cấp cho công ty các đánh giá từ phía khách hàng về thương hiệu của trang phục Blue Exchange và hiệu quả quảng bá thương hiệu về trang phục của Blue Exchange trong thời gian qua. Từ đó có thể xác định được vị trí của thương hiệu Blue Exchange trong lòng người tiêu dùng Long Xuyên để có những chính sách năng cao uy tín thương hiệu công ty tại địa bàn TP. Long Xuyên, còn các shop chi nhánh của Blue Exchange tại TP.Long Xuyên sẽ nắm bắt được khả năng cạnh tranh của công ty với trang phục của các công ty khác nhằm xúc tiến quảng bá sản phẩm, năng cao sức thu hút khách hàng từ những trang phục mới của công ty và năng cao phục vụ khách hàng với đội ngũ nhân viên thái độ thật ân cần, thân thiện, nhã nhận và chu đáo tạo vị trí, niềm tin và sự hài lòng ngày càng nhiều hơn trong lòng khách hàng để giữ vững thương hiệu Blue Exchange trong lòng người dân Long Xuyên nói riêng, cả nước nói chung ngày càng sâu sắc hơn để thương hiệu Blue Exchange vươn xa hơn nữa để có thể cạnh tranh với các nước khu vực và trên thế giới.


    1.5. Cấu trúc của báo cáo


    Chương 1: Giới thiệu: Giới thiệu tống quát về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tế của đề tài và cấu trúc của báo cáo.


    Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Phần đầu sẽ trình bày định nghĩa thương hiệu, các thành phần thương hiệu, lý thuyết giá trị thương hiệu. Trên cơ sở hai lý thuyết này, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài.


    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài như thiết kế quy trình nghiên cứu, nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu thử nghiệm, nghiên cứu chính thức và những thông tin về đáp viên. Đặc biệt trong bước nghiên cứu chính thức sẽ nói rõ hơn về các loại thang đo, phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu.


    Chương 4: Giới thiệu về công ty Blue Exchange


    Chương 5: Tiến độ thực hiện


    Chương 6: Kết quả nghiên cứu: Mô tả kết quả nghiên cứu


    Chương 7: Kết luận và kiến nghị: Nội dung của chương này bao gồm ba phần: Kết quả chính của đề tài nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu và kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...