Thạc Sĩ Đánh giá giá trị giải trí của khu du lịch Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Đánh giá giá trị giải trí của khu du lịch Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan
    Danh mục chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
    2.1. Trên thế giới 2
    2.2. Ở Việt Nam . 3
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài . 4
    4.1. Đối tượng nghiên cứu . 4
    4.2. Phạm vi nghiên cứu 4
    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5
    5.1. Quan điểm nghiên cứu . 5
    5.2. Phương pháp nghiên cứu 5
    6. Những đóng góp của đề tài 7
    7. Cấu trúc của luận văn . 7
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ
    CỦA MỘT KHU DU LỊCH
    1.1. Du lịch, khu du lịch và tổng giá trị kinh tế của một khu du lịch . 8
    1.1.1. Du lịch, khu du lịch và sự cần thiết phải đánh giá giá trị giải trí
    khu du lịch 8
    1.1.2. Tổng giá trị kinh tế của một khu du lịch . 13
    1.1.3. Phương pháp đánh giá giá trị giá trị của một khu du lịch 16
    1.2. Đánh giá giá trị giải trí của một khu du lịch . 20
    1.2.1. Mối quan hệ giữa giá trị giải trí của khu du lịch với TCM . 20
    1.2.2. Phương pháp chi phí du lịch (TCM - Travel Cost Method) . 21
    1.2.3. Mô hình lí thuyết hàm chi phí du lịch 22
    1.3. Một số phương pháp tiếp cận chi phí du lịch . 24
    1.3.1. Phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM - Zone Trav el Cost Method) . 24
    1.3.2. Phương pháp tiếp cận chi phí du lịch cá nhân
    (ITCM - Individual Travel Cost Method) . 26
    1.3.3. Phương pháp chi phí du lịch tiếp cận dựa trên độ thoả dụng ngẫu
    nhiên (Random Utility Approach) . 27
    1.3.4. Một số ưu điểm - hạn chế của phương pháp chi phí du lịch 27
    1.4. Đánh giá sự sẵn lòng chi trả của du khách cho vấn đề môi trường
    bằng phương pháp đính giá ngẫu nhiên 29
    1.4.1. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM) 29
    1.4.2. Mô hình lý thuyết về định giá ngẫu nhiên 30
    1.4.3. Các bước tiến hành định giá ngẫu nhiên 31
    1.5. Lựa chọn phương pháp đánh giá cho KDL Hồ Núi Cốc 33
    Tiểu kết chương 1 . 34
    Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH
    HỒ NÖI CỐC - THÁI NGUYÊN
    2.1. Sơ lược lịch sưửhình thành và phát triển KDL Hồ Núi Cốc . 36
    2.2. Đặc điểm tự nhiên của khu du lịch Hồ Núi Cốc . 38
    2.2.1. Địa hình 38
    2.2.2. Khí hậu 39
    2.2.3. Thuỷ văn . 39
    2.2.4. Sinh vật . 39
    2.3. Vai trò kết nối của khu du lịch Hồ Núi Cốc . 40
    2.3.1. Kết nối với các điểm du lịch trong phạm vi vùng Hồ Núi Cốc . 40
    2.3.2. Kết nối với các điểm du lịch nội tỉnh . 41
    2.3.3. Kết nối liên vùng . 42
    2.4. Hiện trạng hoạt động du lịch tại KDL Hồ Núi Cốc 43
    2.5. Hiện trạng phân khu hoạt động du lịch tại KDL Hồ Núi Cốc . 44
    2.5.1. Khu hoạt động chính . 44
    2.5.2. Khu bảo tồn cảnh quan môi trường thiên nhiên . 45
    2.6. Những khó khăn - tồn tại đặt ra cho khu du lịch Hồ Núi Cốc . 47
    2.6.1. Trong lĩnh vực phát triển du lịch 47
    2.6.2. Công tác quy hoạch bảo vệ và trồng mới rừng . 47
    2.6.3. Quản lí các hoạt động khác 48
    2.6.4. Nguyên nhân của những tồn tại . 48
    2.7. Phân tích SWOT cho khu du lịch Hồ Núi Cốc . 49
    Tiểu kết chương 2 51
    Chương 3: ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA KHU DU LỊCH HỒ NÖI
    CỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH THEO VÙNG
    3.1. Thiết kế bảng hỏi và quá trình điều tra . 53
    3.1.1. Mục tiêu điều tra . 53
    3.1.2. Thiết kế bảng hỏi phỏng vấn . 54
    3.1.3. Mẫu điều tra 56
    3.1.5. Thông tin thu nhận được qua bảng hỏi 57
    3.2. Sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM) đánh giá
    giá trị giải trí tại khu du lịch Hồ Núi Cốc . 66
    3.2.1. Những giả thiết cơ bản . 66
    3.2.2. Phân vùng khách du lịch 66
    3.2.3. Xác định chi phí du lịch . 70
    3.2.5. Đường cầu giải trí và giá trị cảnh quan du lịch của KDL Hồ Núi Cốc 80
    3.3. Mức sẵn lòng chi trả của du khách cho môi trường tại khu du lịch
    Hồ Núi Cốc . 82
    3.3.1. Mô hình đánh giá . 82
    3.3.2. Thiết lập thị trường giả tưởng 83
    3.3.3. Số lượng du khách sẵn lòng đóng góp . 84
    3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chi trả của du khách . 85
    3.3.5. Mức độ sẵn lòng chi trả của khách du lịch . 87
    3.3.6. Hướng sử dụng nguồn tiền đóng góp . 89
    3.5.7. Thông tin từ các ý kiến khác 90
    Tiểu kết chương 3 . 90
    Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN
    VỮNG KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC - THÁI NGUYÊN
    4.1. Căn cứ để đề xuất định hướng . 92
    4.1.1. Chủ trương phát triển DL của tỉnh Thái Nguyên . 92
    4.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trong và ngoài nước . 94
    4.1.3. Hiện trạng phát triển của khu du lịch Hồ Núi Cốc . 95
    4.1.4. Kết quả điều tra chi phí du lịch và mức sẵn lòng chi trả của du khách 96
    4.2. Định hướng phát triển bền vững khu du lịch Hồ Núi Cốc . 96
    4.2.1. Những định hướng chung 96
    4.2.2. Định hướng không gian phát triển khu du lịch Hồ Núi Cốc đến
    năm 2020 . 98
    4.3. Một số giải pháp phát tri ển bền vững khu du lịch Hồ Núi Cốc . 102
    4.3.1. Một số giải pháp về phát triển du lịch vùng Hồ Núi Cốc . 102
    4.3.2. Một số giải pháp về hạn chế tác động của du lịch tới môi trường tại
    khu du lịch Hồ Núi Cốc . 105
    4.4. Một số kiến nghị đề xuất rút ra từ nghiên cứu 106
    4.4.1. Kiến nghị đối với các cấp ngành địa phương có liên quan . 106
    4.4.2. Kiến nghị đối với Công ty cổ phần khách sạn du lịch Công đoàn
    Hồ Núi Cốc . 107
    4.4.3. Kiến nghị đối với cộng đồng dân cư quanh khu du lịch Hồ Núi Cốc . 108
    4.4.4. Đề xuất xây dựng thành lập và sử dụng quỹ nhằm mục đích bảo vệ
    môi trường vùng Hồ Núi Cốc 109
    Tiểu kết chương 4 . 111
    KẾT LUẬN . 112
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng núi và trung du Bắc Bộ có vị
    trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, có bề dày lịch sử - văn
    hóa, với nhiều di tích lịch sử gắn với truyền thống các mạng. Thái nguyên còn
    là trung tâm của chiến khu Việt Bắc, nơi mà 60 năm trước Bác Hồ và Trung
    ương Đảng đã chọn làm Thủ đô kháng chiến, đồng thời Thái Nguyên cũng có
    những thắng cảnh đẹp như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà
    cùng những nét văn hóa đậm đà bản sắc của nhiều dân tộc Việt Nam, là cơ sở
    để xây dựng thành những sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử,
    tham quan nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
    Hồ Núi Cốc với cảnh quan thiên nhiên độc đáo được đánh giá là KDL
    trọng điểm của tỉnh. Hồ Núi Cốc đã được công nhận là KDL có tầm cỡ quốc
    gia, một KDL hấp dẫn thu hút được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh, khách
    quốc tế. Hồ Núi Cốc đang được quản lý, khai thác các lợi thế của mình, đầu
    tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu nghỉ cuối tuần, rừng, mặt nước, các điểm
    DL sinh thái đang được hình thành, những dự án đầu tư phát triển rừng phòng
    hộ kết hợp DL sinh thái.
    Giá trị và vai trò của KDL Hồ Núi Cốc mang lại cho du khách khó có thể
    đánh giá một cách trực tiếp. Tuy nhiên, thông qua phương pháp chi phí DL,
    tức là điề u tra mức sẵn lòng chi trả của du khách để đến với KDL Hồ Núi Cốc
    sẽ thấy rõ được tổng giá trị môi trường của KDL này, đồng thời sẽ phản ánh
    được lợi ích của du khách biểu hiện qua đường cầu giải trí.
    Trong quá trình khai thác các lợi thế, tài nguyên DL c ủa KDL Hồ Núi Cốc,
    cũng đã nảy sinh những vấn đề về môi trường. Các dự án dành cho môi
    trường có thể từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, mức sẵn lòng chi trả của
    du khách khi đến KDL Hồ Núi Cốc cũng là một nguồn thu đáng kể.
    Kết quả của việc đánh giá giá trị của KDL Hồ Núi Cốc, cũng như mức sẵn
    lòng chi trả của du khách cho vấn đề môi trường sẽ là cơ sở thực tiễn để định
    hướng phát triển du lịch bền vững của KDL Hồ Núi Cốc nói riêng, tỉnh Thái
    Nguyên nói chung.
    Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn hướng nghiên cứu đề tài
    “Đánh giá giá trị giải trí của khu du lịch Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên”.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    2.1. Trên thế giới
    Phương pháp chi phí du lịch (TCM) được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1974
    khi Tổ chức các Vườn quốc gia Mỹ có ý định xác định giá trị của Vườn quốc gia
    để bảo tồn. Harold Hotelling là người đầu tiên đưa ra phương pháp này.
    Ý tưởng của Hotelling là các cá nhân đến tham quan một Vườn quốc gia
    phải bỏ ra một khoản chi phí DL. Vì mỗi người đến từ một địa điểm khác
    nhau nên chi phí của họ cũng khác nhau. Điều này có thể kết hợp với số lượt
    tham quan để xây dựng đường cầu giải trí cho địa điểm đó.
    Hotelling cũng gợi ý tập hợp các chuyến đi của du khách từ địa điểm khác
    nhau theo vùng lấy tâm là Vườn quốc gia. Từ đó, chi phí DL của cá nhân đến
    từ bất kì địa điểm nào trong một vùng có thể coi bằng nhau. Với mỗi vùng
    cần xác định số lượt tham quan của du khách, chi phí bỏ ra cho chuyến đi và
    dân số của mỗi vùng để xây dựng đường cầu du lịch trong đó “giá” là chi phí
    cho chuyến đi và “lượng” là số lượt tham quan.
    Nhờ khả năng ứng dụng rộng rãi nên phương pháp này đã được sử dụng
    trong rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước.
    Ứng dụng đầu tiên của TCM ở Australia là so sánh phương án xây dựng
    đường rừng ở vùng rừng Grampian. Sau đó Bennet và Thosmas (1982) khảo
    sát việc đưa chi phí thời gian như một thành phần của chi phí DL cho việc
    giải trí ở vùng sông Muray ở Tây Australia.
    TCM cũng cho phép tính toán những giá trị có ích để so sánh các địa điểm
    khác nhau. Chẳng hạn nghiên cứu của Sinden (1990) đã đánh giá và so sánh lợi
    ích của việc giải trí tại 25 địa điểm dọc sông Ovens và King ở Đông Bắc
    Victoria. Uỷ ban đánh giá tài nguyên (1992) cũng sử dụng phương pháp này để
    đánh giá giá trị tham quan giải trí ở vùng rừng Đông Nam (Úc), từ đó so sánh
    lợi ích của việc bảo tồn với lợi ích thu được từ đốn gỗ.
    2.2. Ở Việt Nam
    Nghiên cứu sử dụng phương pháp TCM được sử dụng sớm ở Việt Nam là
    nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành tại Vườn quốc gia Cúc
    Phương năm 1996. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chi phí theo vùng để
    xây dựng hàm cầu DL và tính được tổng lợi ích DL là 1.502.186 ngàn đồng,
    tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ tính toán cho khách DL trong nước mà
    không tính toán cho khách DL quốc tế.
    Tiếp đó là nghiên cứu của Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn xác
    định chi phí DL cho cả khách trong nước và quốc tế tại Đảo Hòn Mun thuộc
    vịnh biển Nha Trang. Bằng phương pháp chi phí theo vùng và chi phí cá nhân,
    nghiên cứu đã xây dựng đường cầu DL cho cả khách trong và ngoài nước. Giá
    trị cảnh quan được tính là 17,9 triệu USD/năm bằng phương pháp chi phí theo
    vùng, và 8,7 triệu USD/năm bằng phương pháp chi phí cá nhân.
    Năm 2005 đề tài luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Quang Hồng cũng đã đánh
    giá giá trị giải trí của vườn quốc gia Ba Bể, theo nghiê n cứu của tác giả tổng
    giá trị cảnh quan điều tra được bằng phương pháp chi phí vùng là 2,41 tỷ
    đồng trong năm 2005. Từ những nghiên cứu thực tế tác giả đã đề xuất đầu tư
    thêm cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng DL và tăng chi phí vào cổng để
    phục vụ công tác bảo tồn.
    Tóm lại: Phương pháp TCM được sử dụng ngày càng phổ biến trong và
    ngoài nước để xác định giá trị môi trường của vườn quốc gia hay các địa điểm
    DL. Những kết quả của nghiên cứu sẽ là định hướng cho sự phát triển của
    KDL cũng như công tác bảo tồn tại các vườn quốc gia.
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    3.1. Mục đích
    Vận dụng các phương pháp ZTCM và CVM để đánh giá giá trị giải trí
    KDL Hồ Núi Cốc và xác định mức WTP của du khách cho vấn đề bảo vệ/ cải
    thiện môi trường.
    Kết quả nghiên cứu một phần có thể sử dụng là m cơ sở cho việc định
    hướng và phát triển du lịch tại KDL Hồ Núi Cốc theo hướng bền vững.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Tổng quan những vấn đề lý thuyết về định giá môi trường của một KDL.
    - Đánh giá tiềm năng, hiện trạng của KDL Hồ Núi Cốc
    - Đánh giá giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc bằng phương pháp ZTCM ước
    tính chi phí của du khách tới Hồ Núi Cốc, từ đó xây dựng hàm cầu và xác định giá trị
    cảnh quan của KDL Hồ Núi Cốc bằng các mô hình kinh tế lượng.
    - Đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác phát triển DL bền vững KDL
    Hồ Núi Cốc.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu giá trị giải trí và hiện trạng phát triển KDL
    Hồ Núi Cốc. Từ đó đề xuất hướng bảo vệ, khai thác và PTDLBV.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá giá trị giải trí của
    KDL Hồ Núi Cốc bằng phương pháp chi phí DL theo vùng.
    - Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm KDL Hồ Núi
    Cốc nằm trên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
    - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu tình hình phát triển DL Hồ Núi Cốc
    từ năm 2005 đến nay. Đánh giá giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc trong hai
    năm 2009 - 2010.
    - Thời gian thực hiện: Luận văn được thực hiện từ tháng 10 năm 2009 đến
    tháng 9 năm 2010. Trong đó tiến hành thu thập số liệu bằng bảng hỏi đối với
    du khách từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 8 năm 2010.
    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Quan điểm nghiên cứu
    5.1.1. Quan điểm phát triển bền vững
    Khai thác một KDL phải gắn liền với chiến lược phát triển bền vững của
    ngành và địa phương. Sử dụng các tài nguyên DL sao cho hợp lí nhất, có hiệu
    quả nhất nhưng vẫn đảm bảo phát triển hài hòa. Mục đích chính khi xác định giá
    trị giải trí của KDL là đưa ra được định hướng và giải pháp PTDLBV.
    5.1.2. Quan điểm tổng hợp
    KDL là một tài sản môi trường nên tổng giá trị kinh tế của KDL về nguyên tắc
    có thể xem xét thông qua các thành phần giá trị. Trong đó giá trị giải trí là bộ phận
    cấu thành nên giá trị kinh tế của KDL. Đồng thời các hoạt động DL sử dụng tổng
    hợp các yếu tố tự nhiên, tài nguyên DL, đặc điểm kinh tế - xã hội tuỳ theo từng
    loại hình DL và từng địa phương. Vì vậy khi đánh giá giá trị giải trí một KDL là
    nghiên cứu tổng hợp các vấn đề liên quan đến sự phát triển của KDL.
    5.1.3. Quan điểm lãnh thổ
    Khu DL Hồ Núi Cốc là một bộ phận trong cơ cấu lãnh thổ của tỉnh Thái
    Nguyên. Nghiên cứu giá trị giải trí của Hồ Núi Cốc phải đặt trong phạm vi
    lãnh thổ của tỉnh Thái Nguyên và trong mối quan hệ giữa các tỉnh trong vùng
    lãnh thổ khác và với cả nước.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    5.2.1. Phương pháp thu thập tổng hợp và phân tích tư liệu
    - Tài liệu sơ cấp : Sử dụng phương pháp điều tra mẫu điển hình thông qua
    xây dựng các bảng hỏi, lựa chọn đối tượng được phỏng vấn.
    - Tài liệu thứ cấp : Thu thập các báo cáo khoa học, hội thảo; các báo cáo
    về tình hình phát triển, quy hoạch DL của tỉnh; những tài liệu về vấn đề đánh
    giá chi phí DL; số liệu thống kê của các sở, ban, ngành có liên quan đến nội
    dung của đề tài.
    5.2.2. Phương pháp chi phí du lịch (TCM - Travel Cost Method)
    TCM là phương pháp được dùng để đánh giá giá trị kinh tế của các hệ
    sinh thái cảnh quan sử dụng cho mục đích giải trí. Đây là một phương
    pháp về sự lựa chọn ngầm, có thể dùng để ước lượng đường cầu đối với
    các địa điểm giải trí và từ đó đánh giá giá trị cảnh quan này. Sau đó, giá
    trị cảnh quan của địa điểm nghiên cứu được đánh giá như tổng lợi ích của
    du khách và được đo bằng phần diện tích dưới đường cầu. Chi phí DL của
    du khách khi tới một địa điểm DL bao gồm : Chi phí về khoảng cách; Chi
    phí về thời gian; Phí vào cửa của địa điểm.
    5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
    Phương pháp chính được sử dụng trong đề tài là phương pháp điều tra
    thông qua việc xây dựng bảng hỏi cho du khách. Từ đó thu nhận được các kết
    quả về đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách, chi phí DL của khách trong
    nước và quốc tế khi đến KDL Hồ Núi Cốc.
    5.2.4. Phương pháp thống kê kinh tế lượng
    Để xây dựng nên hàm cầu, đường cầu và định giá tài sản môi trường đề tài sử
    dụng phương pháp phân tích kinh tế và một số phần mềm tin học được dùng
    trong kinh tế. Đây là phương pháp quan trọng trong quá trình thực hiện luận văn.
    5.2.5. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
    Đây là phương pháp quan trọng và truyền thống của Địa lí. Trên cơ sở
    phân tích số liệu tác giả tiến hành xử lí, thành lập các cơ sở dữ liệu thực hiện
    vẽ các bản đồ, xây dựng các biểu đồ để có được những đánh giá tổng quát và
    đầy đủ liên quan tới vấn đề nghiên cứu của đề tài.
    6. Những đóng góp của đề tài
    Đề tài đã có những đóng góp như sau :
    - Làm rõ cơ sở lí luận về định giá tài sản môi trường và phương pháp xác
    định giá trị giải trí của một KDL bằng chi phí DL.
    - Đánh giá hiện trạng, làm rõ những vấn đề còn tồn tại trong phát triển
    KDL Hồ Núi Cốc.
    - Đánh giá giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc bằng phương pháp chi phí
    DL theo vùng.
    - Đề xuất quan điểm, định hướng, các giải pháp bảo vệ, khai thác và phát
    triển bền vững KDL Hồ Núi Cốc.
    7. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham
    khảo, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương:
    Chương 1 : Cơ sở lí luận về đánh giá giá trị giải trí của một KDL
    Chương 2 : Hiện trạng phát triển KDL Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên
    Chương 3 : Đánh giá giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên
    bằng phương pháp chi phí DL theo vùng
    Chương 4 : Định hướng và giải pháp phát triển bền vững KDL Hồ Núi Cốc -Thái Nguyên
    NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    Chương 1
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ
    CỦA MỘT KHU DU LỊCH
    1.1. DU LỊCH, KHU DU LỊCH VÀ TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA MỘT KHU DU LỊCH
    1.1.1. Du lịch, khu du lịch và sự cần thiết phải đánh giá giá trị giải trí khu
    du lịch
    1.1.1.1. Khái niệm du lịch
    Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, DL đã được ghi nhận như một sở thích,
    một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay DL là nhu cầu không
    thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội của các nước. Về mặt kinh tế, DL
    đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công
    nghiệp phát triển. DL được coi là ngành “công nghiệp không khói” và hiện nay
    ngành “công nghiệp” này chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô.
    Tuy nhiên, xem xét về khái niệm DL dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác
    nhau, mỗi người có một cách hiểu về DL. Các khái niệm DL được hầu hết các
    nhà khoa học công nhận rộng rãi là:
    Quan niệm của Glusman: “DL là sự khắc phục về mặt không gian của con
    người hướng tới một địa điểm nhất định những không phải là nơi thường
    xuyên của họ” [20]
    Quan niệm của Guer Freuler: “DL với ý nghĩa hiện đại của từ này là một
    hiện tượng của thời đại chúng ta dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi
    phục sức khỏe và sự đổi thay của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát
    sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên”. [18]
    Kaspar đưa ra định nghĩa: “DL là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng
    xảy ra trong quá trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải
    nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc thường xuyên của họ”.[9]
    Dưới con mắt các nhà kinh tế, DL không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn
    thuần mà nó còn phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Các nhà kinh tế DL
    thuộc trường Đại học Kinh tế Praha, mà đại diện là Mariot coi DL là: “Tất cả
    các hoạt động, tổ chức, kĩ thuật và kinh tế phục vụ các cuộc hành trình và lưu
    trú của con người ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích ngoài mục đích kiếm
    việc làm và thăm viếng người thân”.[8]
    Trong cuốn “Cơ sở địa lí DL và dịch vụ tham quan”, với một nội dung
    khá chi tiết, nhà Địa lí Belarus đã nhấn mạnh: “ DL là một dạng hoạt động của
    dân cư trong thời gian nhàn rỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú tạm thời
    ngoài nơi ở thường xuyên nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần,
    nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc
    tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ”. [28]
    Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về DL nhưng tóm lại có thể hiểu
    DL là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
    nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao
    tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu
    thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên
    nghiệp cung ứng. Trên thực tế DL còn là một ngành kinh tế tổng hợp, trong
    quá trình hoạt động của mình ngành DL phục vụ du khách thông qua việc tổ
    chức phục vụ vận chuyển, phục vụ ăn uống, lưu trú, chữa bệnh Chính vì
    vậy khi hiểu khái niệm về DL nên căn cứ vào phương diện nghiên cứu, mục
    đích nghiên cứu để đưa ra được khái niệm đầy đủ và chính xác nhất.
    1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm khu du lịch
    Các nhà khoa học DL Trung Quốc đã đưa ra khái niệm và đặc điểm về
    KDL: “KDL được xác định là đơn vị cơ bản để làm quy hoạch và quản lý du
    lịch, là thể tổng hợp địa lí lấy chức năng DL làm chính và nội dung quy
    hoạch, quản lý để triển khai các hoạt động du lịch”. [28]

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Th.S Phùng Thanh Bình, Hướng dẫn sử dụng phần mềm kinh tế lượng Eviews 6.0,
    Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2009.
    2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch,
    tại Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003.
    3. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb
    Thống kê, 2003.
    4. Nguyễn Thế Chinh (Chủ biên), Lê Thu Hoa, Lê Hà Thanh (2001), Bài giảng phát
    triển bền vững, Dự án VIE/01/021, Khoa Kinh tế - Quản lí tài nguyên, Môi trường
    và Đô thị, Trường ĐHKTQD, Hà Nội, 2006.
    5. Chương trình kinh tế và môi trường Đông Nam Á , Đại học Kinh tế TP Hồ Chí
    Minh, tài liệu đọc thêm, tháng 8/2005.
    6. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2009.
    7. Trần Tiến Dũng, Phong Nha - Kẻ Bàng với phát triển du lịch bền vững, Tạp chí Du
    lịch Việt Nam, tháng 5/2005.
    8. Trần Văn Đính (chủ biên), Giáo trình Kinh tế và Quản lý Du lịch, Nxb Lao động -xã hội, 2004.
    9. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc Gia Hà
    Nội, 2002.
    10. Luật du lịch Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
    2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006.
    11. Phạm Trung Lương, Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch bền
    vững, Tạp chí du lịch Việt Nam, tháng 2/2005.
    12. Phạm Khánh Nam (chủ biên), Kinh tế tài nguyên và môi trường, Đại học Kinh tế
    TP Hồ Chí Minh, 2005.
    13. Phạm Hồng Quang, Ước lượng giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại
    cụm đảo Hòn Mun: nhìn từ góc độ giá trị du lịch, Tạp chí Khoa học - Công nghệ
    Thủy sản, số 04/2008.
    14. Sở xây dựng Thái Nguyên, Nhà đầu tư Công ty TNHH DHEVANAND, Công ty
    TNHH R.K.V (Thái Lan), Công ty Cổ phần Trung Tín (Việt Nam), Đồ án quy
    hoạch xây dựng vùng du lịch Hồ Núi Cốc đến năm 2020, tháng 1/2010.
    15. Sở xây dựng Thái Nguyên, Nhà đầu tư Công ty TNHH DHEVANAND, Công ty
    TNHH R.K.V (Thái Lan), Công ty Cổ phần Trung Tín (Việt Nam), Báo cáo ý
    tưởng phát triển dự án KDL sinh thái Hồ Núi Cốc và khu vui chơi có thưởng
    Casino, tháng 1/2010.
    16. Trần Võ Hồng Sơn & Phạm Khánh Nam, Sử dụng phương pháp chi phí du hành
    phân tích giá trị giải trí của cụm đảo san hồ Hòn Mun, tỉnh Khánh Hòa, 2004.
    17. Nguyễn Văn Thanh, Đào tạo du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái với bảo vệ môi
    trường, Tạp chí du lịch Việt Nam, tháng 12/2005.
    18. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng
    5/2008.
    19. Vũ Quyết Thắng, Quy hoạch môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng
    5/2007.
    20. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Địa lý du lịch, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1999.
    21. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) - Nguyễn Viết Thịnh - Lê Thông, Địa lý kinh tế - xã
    hội đại cương, Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2006.
    22. Đỗ Thị Ánh Tuyết, Bài học kinh nghiệm về tổ chức và quản lý phát triển du lịch
    của một số nước, Tạp chí du lịch Việt nam, 2005.
    23. UBND tỉnh Thái Nguyên, Hội thảo du lịch Thái Nguyên tiềm năng và phát triển,
    tháng 7/2006.
    24. UBND tỉnh Thái Nguyên, Ban quản lý KDL Hồ Núi Cốc, Báo cáo công tác quản lý
    KDL Hồ Núi Cốc từ năm 2004 - 2009.
    25. UBND tỉnh Thái Nguyên, Đề án phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009 -2015, tháng 10/2009.
    26. UBND tỉnh Thái Nguyên, quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm
    2020, 2009.
    27. UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, Hội
    thảo: “Du lịch Thái Nguyên trong sự kết nối với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Việt
    Bắc điểm đến bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam”, tháng 5/2010.
    28. Bùi Thị Hải Yến, Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, tháng 3/2009.
    29. Các trang wed: www.luatvietnam.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...