Thạc Sĩ Đánh giá giá trị cảnh quan và giá trị phi sử dụng của Khu Du lịch sinh thái Suối Mỡ, huyện Lục Nam,

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/2/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nguyên cứu của đề tài 2
    2.1. Mục tiêu tổng quát 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    3. Ý nghĩa của đề tài 2
    3.1. Ý nghĩa khoa học 2
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn . 3
    Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
    1.1. Một số vấn đề cơ bản về Du lịch sinh thái . 4
    1.1.1. Khái niệm về Du lịch sinh thái 4
    1.1.2. Đặc trưng của DLST 5
    1.2. Xác định giá trị của DLST . 8
    1.2.1. Sự cần thiết định giá giá trị của DLST . 8
    1.2.2. Tổng giá trị kinh tế của một khu Du lịch sinh thái 9
    1.3. Tình hình và những nghiên cứu về DLST trên Thế giới và ở Việt Nam . 14
    1.3.1. Tình hình và những nghiên cứu về DLST trên Thế giới 14
    1.3.2. Tình hình và những nghiên cứu về DLST ở Việt Nam 16
    Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21
    2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 21
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 21
    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21
    2.2. Nội dung nghiên cứu 21
    2.2.1. Khái quát về Khu DLST Suối Mỡ . 21
    2009 - 201321
    2.2.3. Xác định giá trị cảnh quan của Khu DLST Suối Mỡ . 21
    21

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2.2.5. Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm kết hợp hài hoà giữa
    hoạt động du lịch và hoạt động bảo tồn . 22
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
    2.3.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 22
    2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu . 22
    2.3.3. Phương pháp chi phí du lịch (TCM - Travel Cost Method) . 22
    2.3.3.1. Mô hình lý thuyết hàm chi phí du lịch . 23
    2.3.3.2. Phương pháp tiếp cận chi phí du lịch . 24
    2.3.4. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM) 26
    2.3.4.1. Mô hình lý thuyết về định giá ngẫu nhiên . 27
    2.3.4.2.Các bước tiến hành định giá ngẫu nhiên . 28
    2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu . 29
    Chương 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC . 30
    3.1. Khái quát về Khu DLST Suối Mỡ . 30
    3.1.1. Vị trí địa lý 30
    3.1.2. Địa hình, địa mạo 30
    3.1.3. Khí hậu thủy văn . 31
    3.1.4. Địa chất đất đai 31
    3.1.5. Dân số, lao động, việc làm 32
    3.1.6. Sản xuất nông – lâm nghiệp 33
    DLST Suối Mỡ
    2009 - 2013 33
    . 33
    3.2.1.1. Tiềm năng du lịch sinh thái Suối Mỡ 33
    3.2.1.2. Đa dạng sinh học . 37
    3.2.1.3. Cơ sở vật chất . 42
    2009-
    2013 . 42

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    . 43
    . 43
    3.2.2.2. Tác đ . 44
    - nhân văn 45
    . 45
    . 46
    3.3. Xác định giá trị cảnh quan của Khu DLST Suối Mỡ . 47
    3.3.1. Phân vùng khách du lịch 47
    3.3.2. Xác định chi phí du lịch . 49
    3.3.3. Xây dựng hàm cầu . 52
    54
    3.4.1. Xác định sự bằng lòng chi trả 54
    3.4.2. Đề xuất mức phí vào cổng của Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ . 55
    3.4.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách . 55
    3.4.4. Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch, sự hài lòng của du khách 56
    3.4.5. Sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố tác động đến WTP58
    3.5.1. Định hướng phát triển DLST Suối Mỡ 61
    3.5.2. Giải phát phát triển DLST Suối Mỡ . 62
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 65
    1. Kết luận . 65
    2. Đề nghị 66
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 67


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Du lịch sinh thái (DLST) được xem như là một hướng đi mới, một xu thế
    phát triển mới và chiếm được sự quan tâm của xã hội, bởi đó là loại hình du lịch
    thiên nhiên có trách nhiệm hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn tự nhiên, các giá trị văn hóa
    bản địa, phát triển cộng đồng mà vẫn bảo đảm nguồn lợi kinh tế. Du lịch sinh thái
    phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu ngày một tăng của khách du lịch, của cộng đồng.
    Nhu cầu này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển không ngừng của xã hội, đảm bảo
    về tổng thể một tương lai phát triển lâu dài của hệ sinh thái, với tư cách như là một
    ngành kinh tế. Bên cạnh xu thế phát triển du lịch sinh thái do nhu cầu khách quan,
    xu thế này còn không nằm ngoài xu thế chung về phát triển xã hội của loài người
    khi các giá trị tài nguyên ngày càng bị suy thoái, khai thác cạn kiệt.
    Việt Nam là một đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm
    hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa bán cầu Bắc, thiên về chí tuyến hơn là
    phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo nên một nền nhiệt độ cao, độ ẩm không khí cao, mưa
    nhiều. Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.000 km, lưng dựa vào dãy Trường
    Sơn. Chính các điều kiện đó đã mang lại cho Việt Nam một hệ động thực vật vô
    cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Kết hợp vào đó có rất nhiều nét văn hoá dân
    tộc đặc sắc, đậm đà. Những yếu tố đó đã tạo nên cho Việt Nam một lợi thế to lớn
    trong việc phát triển loại hình du lịch sinh thái. Cùng với việc nỗ lực bảo tồn, khai
    thác phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hoá phục vụ phát triển kinh
    tế thông qua du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu. Với tư cách là một ngành kinh tế
    mũi nhọn - Du lịch trong đó có du lịnh sinh thái ngày càng khẳng định vị thế của
    mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Du lịch sinh thái ở Việt Nam
    cũng đó có những đóng góp lớn cho sự phát triển cộng đồng, bảo vệ tài nguyên môi
    trường. Nhờ phát triển du lịch sinh thái mà đồng bào một số dân tộc, cư dân sinh
    sống trong vùng đệm các vườn quốc gia, khu bảo tồn có được việc làm, nâng cao
    mức sống, các lễ hội, tập tục, ngành nghề thủ công được bảo tồn và phát triển.
    Trong những năm gần đây các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, ELNino liên
    tục xảy ra và theo báo cáo của đài khí tượng thủy văn thì tình hình môi trường nói

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    chung đang là vấn đề toàn cầu quan tâm. Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt
    Nam nói riêng trong những năm qua đang trên đà phát triển nhanh. Việc phát triển
    du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường, phát triển theo hướng bền vững. Bên cạnh
    đó thì môi trường cuộc sống của con người đặc biệt là tại các thành phố lớn ngày
    càng trở lên ngột ngạt do đó theo quy luật tâm lý, con người có nhu cầu tìm về
    những nơi có không khí trong lành và yên tĩnh để nghỉ ngơi.
    Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường
    và Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
    dưới sự hướng dẫn của thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, chúng tôi tiến hành
    thực hiện đề tài “Đánh giá giá trị cảnh quan và giá trị phi sử dụng của Khu Du lịch
    sinh thái Suối Mỡ, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.
    2. Mục tiêu nguyên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Đánh giá được giá trị cảnh quan và giá trị phi sử dụng của Khu Du lịch sinh
    thái Suối Mỡ, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp
    nhằm kết hợp hài hoà giữa hoạt động du lịch và hoạt động bảo tồn.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Xây dựng hàm cầu và xác định giá trị cảnh quan của Khu DLST Suối Mỡ.
    - Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch, sự hài lòng của du khách của Khu du
    lịch sinh thái Suối Mỡ.
    - Đánh giá sự bằng lòng chi trả (WTP) của du khách cho hoạt động bảo tồn
    và đề xuất mức phí vào cổng của Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm kết hợp hài hoà giữa hoạt động du lịch và
    hoạt động bảo tồn.
    3. Ý nghĩa của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    - Đánh giá giá trị cảnh quan và giá trị phi sử dụng của Khu Du lịch sinh thái
    Suối Mỡ, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Xác định được chất lượng dịch vụ du lịch, sự hài lòng của du khách của
    Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ.
    - Xác định được sự bằng lòng chi trả (WTP) của du khách cho hoạt động bảo
    tồn.
    - Đề xuất mức phí vào cổng của Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ .
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm kết hợp hài hoà giữa hoạt động du lịch và
    hoạt động bảo tồn.
     
Đang tải...