Báo Cáo Đánh giá DTM nhà máy cao su tại Tiểu khu 486 và 479 nằm trên địa bàn xã Ea Huar - huyện Buôn

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    COD : Nhu cầu oxy hoá học
    BOD520 : Nhu cầu oxy sinh học ở nhiệt độ 20oC trong 5 ngày
    SS : Chất rắn lơ lửng
    WHO : Tổ chức y tế thế giới
    QLMT : Quản lý môi trường
    TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
    VOC : Chất hữu cơ bay hơi
    PCCR : Phòng chống cháy rừng
    FAO : Tổ chức nông lương thế giới
    BVTV : Bảo vệ thực vật
    CD : Chuyên dùng
    KTCB : Kiến thiết cơ bản



    MỞ ĐẦU
    1. XUẤT XỨ DỰ ÁN:
    Theo chủ trương của Chính phủ trong chương trình phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên, từ nay đến năm 2010 sẽ phát triển thêm 100.000 ha cao su; Đắk Lắk là một trong những tỉnh trọng điểm, trong đó có huyện Buôn Đôn có tiềm năng phát triển cao su.
    Nhằm khai thác tiềm năng đất đai sẵn có của huyện Buôn Đôn để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân là chủ trương của Nhà nước. Trên địa bàn huyện Buôn Đôn trong phát triển nông nghiệp được chú trọng với các loại cây trồng, vật nuôi đa dạng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như lựa chọn cây trồng có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao là mục tiêu quan trọng. Cây cao su trước đây chưa được chú trọng phát triển trên địa bàn này, một mặt do sự ưu tiên phát triển ở những vùng có ưu thế với điều kiện tự nhiên thuận lợi như trên vùng đất đỏ bazan. Đồng thời trước đây Buôn Đôn phần lớn là rừng tự nhiên, dân cư thưa thớt, song những năm gần đây, người dân đến ở khu vực này càng tăng, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, nhiều cây trồng mới đưa vào cơ cấu sản xuất trong đó có cây cao su được người dân trồng tự phát vào những năm 1996 - 1997 tại xã Tân Hòa với diện tích khoảng 5ha trên đất xám (các loại đất phổ biến ở Buôn Đôn). Qua khảo sát vườn cây cho thấy khả năng thích nghi rất tốt, cho năng suất và thời gian cạo mủ dài hơn vùng đất đỏ (do rụng lá muộn hơn), không thấy có dấu hiệu của các bệnh như: lỡ miệng cạo, nấm hồng, .mặc dù chưa được trồng, chăm sóc, khai thác theo quy trình nhưng qua tìm hiểu vườn cây khai thác 3-4 năm, năng suất ước đạt 2,0 tấn/ha cao su mủ khô.
    Điều này cho thấy cây cao su có khả năng thích nghi ở vùng đất xám, mang lại hiệu quả kinh tế tổng hợp: cây có khả năng phủ xanh, bảo vệ đất như cây rừng, cho mủ cao su với giá trị kinh tế cao, phù hợp với người nông dân, thời gian cho thu nhập rải đều trong năm (là yếu tố quan trọng đối với người nông dân). Hạt cao su cho dầu làm nguyên liệu cho một số ngành, gỗ cao su làm hàng mộc cao cấp, phần lớn sản phẩm từ cây cao su là hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm cao su mủ khô là nguyên liệu có nhu cầu tiêu thụ lớn trên thế giới, là nguồn nguyên liệu không thể thiếu cho ngành công nghiệp chế tạo xăm lốp, dụng cụ y tế và nhiều sản phẩm tiêu dùng. Cao su thiên nhiên có những đặc tính riêng biệt của nó mà cao su tổng hợp không thể thay thế được, sản phẩm cao su thiên nhiên có khả năng sử dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp và quốc tế dân sinh của các nước trên thế giới. Ngoài ra, sau khi khai thác hết chu kỳ kinh doanh, cây cao su còn được thanh lý cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và các đồ dùng trang trí nội thất cao cấp khác.
    Tại hội nghị cao su quốc tế Thái Lan vào năm 2004, các quan chức ngành cao su dự báo tiêu thụ cao su thế giới sẽ đạt mức 27,7 triệu tấn vào năm 2020 so với mức dự đoán năm nay là 18,5 triệu tấn, chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ mạnh từ Trung Quốc. Thị trường cao su tự nhiên có xu hướng duy trì, ổn định và phát triển trên thị trường thế giới. Hiện nay, do giá dầu tăng cao nên việc sử dụng cao su tổng hợp rất đắt. Việt Nam là một trong những nước trồng và xuất khẩu cao su, tỉnh Đắk Lắk hiện có khoảng 25.000 ha cao su, chủ yếu là cao su quốc doanh, một số cao su tiểu điền có diện tích quản lý từ 10-100ha/hộ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, phần lớn sản phẩm hiện nay không đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ.
    Qua khảo sát sơ bộ một số diện tích rừng nghèo kiệt và đất trống có khả năng trồng được cao su. Công ty TNHH XD-TM Phúc Nguyên lập Dự án đầu tư phát triển trồng cây cao su với mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân trong vùng dự án, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế, đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế của huyện, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn. Với điều kiện đất đai và khí hậu thời tiết phù hợp, việc trồng Cao su chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cho địa phương vào doanh nghiệp.
    Từ những điều kiện thuận lợi như đã phân tích trên, Công ty TNHH XD-TM Phúc Nguyên đã lập kế hoạch đầu tư trồng cao su tại Tiểu khu 486 và 479 nằm trên địa bàn xã Ea Huar - huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...