Báo Cáo Đánh giá DTM của việc xây dựng Cảng ICD Đồng Nai

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1 MỤC ĐÍCH


    Đồng Nai là một tỉnh lớn có diện tích tự nhiên 5.860 km[SUP]2[/SUP], nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sự phát triển năng động của khu vực tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vũng Tàu) đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư, trong đó Đồng Nai thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào 17 KCN trên địa bàn Tỉnh. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp làm cho lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) tăng cả qui mô lẫn số lượng, tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp của tỉnh.

    Tuy nhiên, hầu hết số lượng hàng hóa XNK này đều phải thông qua các Cảng ở TP.HCM và tình trạng quá tải đã diễn ra thường xuyên, gây khó khăn không nhỏ đến kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

    Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu lưu kho, luân chuyển hàng hóa đến gần nơi sản xuất kinh doanh phục vụ phát triển kinh tế vùng thì việc đầu tư dự án Cảng ICD Đồng Nai là hết sức cần thiết. ICD Đồng Nai sẽ là địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa XNK cho các doanh nghiệp. Việc ICD Đồng Nai ra đời sẽ giúp cho các doanh nghiệp có hoạt động XNK đóng trên địa bàn tỉnh chuyển hàng hóa đến nơi nhanh gấp 2 lần so với việc làm thủ tục tại các Cảng ở TP.HCM. Bên cạnh đó, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển và thời gian đi lại. Nhờ vậy, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng luôn tăng và phát triển với tốc độ cao.

    Đánh giá tác động môi trường ĐTM (Environmental Impact Assessment-EIA) là quá trình nhận dạng và dự đoán các ảnh hưởng mang tính tiềm năng lên môi trường (bao gồm cả các ảnh hưởng địa - sinh học, kinh tế - xã hội và văn hóa) của các dự án, các hoạt động, các chính sách và các chương trình phát triển đồng thời chuyển tải các thông tin dự đoán ảnh hưởng đó đến các nhà hoạch định chính sách trước khi họ ban hành quyết định (Harley 1995), nhằm đề ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu, đồng thời phát huy tối đa các mặt tích cực. Nói chung, ĐTM là công cụ khoa học hữu ích phục vụ cho việc quản lý cũng như giám sát và bảo vệ môi trường, giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án đến môi trường.

    Báo cáo ĐTM này được thực hiện nhằm mục đích:

    - Xác định hiện trạng môi trường tại khu vực dự án và các vùng lân cận;
    - Liệt kê và đánh giá các tác động có thể ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế, xã hội do hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động của Cảng ICD Đồng Nai;

    - Đề xuất các biện pháp công nghệ để xử lý ô nhiễm;
    - Lập chương trình giám sát môi trường.

    Như vậy, kết hợp chặt chẽ với chương trình giám sát, báo cáo ĐTM là công cụ đắc lực phục vụ cho việc quản lý và kiểm soát cũng như lên kế hoạch để bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu của dự án đến môi trường đồng thời phát huy các ưu điểm cũng như thế mạnh của dự án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...