Báo Cáo Đánh giá DTM của công ty gỗ Tân Mai

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1 MỤC ĐÍCH

    Đồng Nai là một tỉnh lớn có diện tích tự nhiên 5.860 km[SUP]2[/SUP], nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sự phát triển năng động của khu vực tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vũng Tàu) đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư, trong đó Đồng Nai thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào 17 KCN trên địa bàn Tỉnh. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp làm cho lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) tăng cả qui mô lẫn số lượng, tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp của tỉnh.
    Một số ngành công nghiệp như sản xuất gỗ, ván dăm, ván ép, hàng mộc xuất khẩu của công ty gỗ Tân Mai góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo việc làm, góp phần phát triển kinh tế công nghiệp địa phương.

    Đánh giá tác động môi trường ĐTM (Environmental Impact Assessment-EIA) là quá trình nhận dạng và dự đoán các ảnh hưởng mang tính tiềm năng lên môi trường (bao gồm cả các ảnh hưởng địa - sinh học, kinh tế - xã hội và văn hóa) của các dự án, các hoạt động, các chính sách và các chương trình phát triển đồng thời chuyển tải các thông tin dự đoán ảnh hưởng đó đến các nhà hoạch định chính sách trước khi họ ban hành quyết định (Harley 1995), nhằm đề ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu, đồng thời phát huy tối đa các mặt tích cực. Nói chung, ĐTM là công cụ khoa học hữu ích phục vụ cho việc quản lý cũng như giám sát và bảo vệ môi trường, giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án đến môi trường.

    Báo cáo ĐTM này được thực hiện nhằm mục đích:

    - Xác định hiện trạng môi trường tại khu vực dự án và các vùng lân cận;
    - Liệt kê và đánh giá các tác động có thể ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế, xã hội do hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động của công ty gỗ Tân Mai.
    - Đề xuất các biện pháp công nghệ để xử lý ô nhiễm;
    - Lập chương trình giám sát môi trường.

    Như vậy, kết hợp chặt chẽ với chương trình giám sát, báo cáo ĐTM là công cụ đắc lực phục vụ cho việc quản lý và kiểm soát cũng như lên kế hoạch để bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu của dự án đến môi trường đồng thời phát huy các ưu điểm cũng như thế mạnh của dự án.

    2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
    2.1 Các Cơ Sở Pháp Lý

    Báo cáo ĐTM cho công ty gỗ Tân Mai được xây dựng dựa vào các văn bản pháp lý và tài liệu tham khảo sau:
    - Luật Bảo Vệ Môi Trường số 52/2005/QH11 ngày 12-12-2005 của quốc hội;
    - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường
    - Quyết định số 229-QĐ/TĐC, ngày 25/03/1995 của Bộ Trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam.
    - Nghị định số 26/CP ngày 26-4-1996 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường;
    - Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi trường, Cục Môi trường (1999).
    - Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại.
    - Thông tư số 07/1999/TT-BXD ngày 25/09/1999 của Bộ Xây Dựng về việc “Hướng dẫn quản lý và áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm và kỹ thuật xây dựng” và các văn bản ban hành quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng của Việt Nam.
    - Quyết định số 2582/2001/QĐ.CT.UBT của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định an toàn về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh;
    - Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường về việc công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...