Luận Văn Đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban thường vụ tỉnh uỷ Quảng Trị quản lý trong giai đoạn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban thường vụ tỉnh uỷ Quảng Trị quản lý trong giai đoạn hiện nay

    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém" [43, tr.240, 269]. Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã rút ra và nêu lên nhiều kết luận khẳng định và đánh giá rất cao vai trò đội ngũ cán bộ. NQTW3 (khóa VII) của Đảng nêu rõ: "Cán bộ có vai trò cực kỳ quan trọng, hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới"; NQTW3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhấn mạnh: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" [21, tr.66]. Từ đó, Đảng, Nhà nước ta đã tập trung nhiều công sức xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, các lĩnh vực ngày càng lớn mạnh. Trong quá trình đó, cùng với các khâu khác trong công tác cán bộ, đánh giá cán bộ là một khâu luôn được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm.
    Một cách tự nhiên, đánh giá cán bộ là khâu đầu tiên trong công tác cán bộ; là nội dung có tính nguyên tắc, là tiền đề và cơ sở cho việc xem xét, quyết định đề bạt, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ, cũng như những việc khác trong công tác cán bộ nói chung. Thông qua đánh giá mà giúp cho mỗi cán bộ tiến bộ, trưởng thành, hoàn thiện nhân cách. Đánh giá đúng cán bộ thì tổ chức bố trí đúng người, đúng việc, làm nhân thêm sức mạnh tổ chức; cán bộ phấn khởi, phát huy được phẩm chất, năng lực của mình, đóng góp, cống hiến được nhiều cho tổ chức, kích thích được sự hứng khởi chung của cả tập thể. Ngược lại, đánh giá không đúng thì sẽ bố trí sai cán bộ, gây ảnh hưởng đến tổ chức, gây ra tâm tư, thắc mắc, ân oán, ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ, thậm chí có khi nguy hại đến cách mạng. Vì vậy, có thể nói, đánh giá cán bộ là một nội dung, một khâu hệ trọng của công tác cán bộ; một khâu rất nhạy cảm, tế nhị. Đó là một khâu phức tạp và khó.
    Do công tác đánh giá cán bộ có vai trò, vị trí quan trọng như vậy, nên trong quá trình cách mạng, Đảng ta rất chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác này. Nhờ đó, Đảng đã tuyển chọn được đội ngũ cán bộ cách mạng đủ đức, đủ tài gánh vác và hoàn thành nhiệm vụ cách mạng vẻ vang mà lịch sử và nhân dân giao phó.
    Tuy vậy, từ thực tiễn công tác, qua nhiều Đại hội Đảng toàn quốc, Đảng ta cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế của đội ngũ cán bộ các cấp, đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế, tồn tại của công tác đánh giá cán bộ và nhấn mạnh đánh giá cán bộ vẫn "là khâu yếu, chậm được khắc phục" [22, tr.167]. Thực trạng đội ngũ cán bộ vừa thừa, vừa thiếu, chất lượng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay; những vụ việc tiêu cực, tham nhũng của một bộ phận cán bộ mà báo chí đã nêu, pháp luật đã và đang xử lý (như vụ trọng án PMU18, vụ việc nâng khống giá thiết bị bưu điện ở một số Bưu điện các tỉnh, vụ tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn .), thì trong nhiều nguyên nhân có nguyên nhân về nhận xét, đánh giá, quản lý cán bộ làm chưa tốt.
    Đối với Quảng Trị, công tác cán bộ và đánh giá cán bộ đã đạt được những kết quả khá tích cực. Đội ngũ cán bộ đã thể hiện được sự vững vàng về bản lĩnh chính trị, giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng trung dũng, kiên cường của quê hương; trình độ kiến thức và năng lực của đội ngũ đang tiếp tục được cập nhật, nâng cao; đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, chính quyền, nhân dân giao phó. Tuy vậy, tình hình và kết quả trong công tác đánh giá cán bộ các cấp trong tỉnh cũng cơ bản nằm trong bối cảnh và tình hình chung của cả nước. Đối với ĐNCBCC thuộc diện Ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý, đã nghiêm túc thực hiện các chủ trương, quy định của Trung ương và đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác đánh giá cán bộ. Nhưng nhìn chung chất lượng, hiệu quả công tác này chưa thật rõ nét; còn những hạn chế về nội dung, quy trình, phương pháp, tính đồng bộ trong chỉ đạo thực hiện . nhất là so với yêu cầu nhiệm vụ kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế hiện nay
    Luận văn bao gồm
    Chương 1: đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện ban thường vụ tỉnh uỷ quảng trị quản lý trong giai đoạn hiện nay - những vấn đề lý luận và thực tiễn
    Chương 2: phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện ban thường vụ tỉnh uỷ quảng trị quản lý trong giai đoạn hiện nay
     
Đang tải...