Thạc Sĩ Đánh giá độ rủi ro sóng thần khu vực đô thị thành phố Nha Trang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    Trang
    MỤC LỤC i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐỘ NGUY HIỂM SÓNG THẦN TRONG KHU
    VỰC BIỂN ĐÔNG
    . 3
    1.1. Một số khái niệm cơ bản về sóng thần 3
    1.2. Tình hình nghiên cứu sóng thần ở Việt Nam 7
    1.3. Độ nguy hiểm sóng thần trong khu vực biển Đông 10

    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN . 20
    2.1. Mức độ tổn thương, độ nguy hiểm và độ rủi ro sóng thần 20
    2.2. Quy trình đánh giá độ rủi ro do sóng thần . 21
    2.3. Cơ sở phương pháp luận đánh giá mức độ rủi ro do sóng thần . 23

    CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ĐỘ RỦI RO DO SÓNG THẦN GÂY RA ĐỐI
    VỚI KHU VỰC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ NHA TRANG
    32
    3.1 Khu vực nghiên cứu . 32
    3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ đánh giá rủi ro sóng thần.33
    3.3 Xây dựng các công cụ tính toán trên môi trường GIS. 36
    3.4 Đánh giá độ rủi ro sóng thần khu vực đô thị thành phố Nha Trang 37
    KẾT LUẬN . 60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

    MỞ ĐẦU
    Lịch sử thế giới đã ghi nhận được những trận sóng thần có sức tàn phá khủng khiếp. Gần đây nhất, vào ngày 11 tháng 03 năm 2011, một trận động xảy ra với Mw 9.0 xảy ra ngoài khơi Tohoku, Japan. Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ. Sóng thần cao đến 38,9 m đã đánh vào Nhật Bản chỉ vài phút sau động đất, tại một vài nơi sóng thần tiến vào đất liền 10 km. Trận động đất và sóng thần đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng với 15.840 người thiệt mạng, 5.950 người bị thương và 3.642 người mất tích. Trước đó là trận sóng thần xảy ra vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, một trận động đất lớn thứ tư kể từ năm 1900 đã xảy ra ngoài khơi đảo Sumatra, Indonesia. Trận động đất được đánh giá là có cường độ hơn 9,0 độ Rích te đã gây ra một dải đứt gẫy dài tới 1200km. Nó tạo ra sóng thần có độ cao hơn 12m tại nhiều khu vực. Sóng thần đã giết hại hơn 283.000 người ở các vùng bờ Đại Tây Dương và làm cho hơn 1.100.000 người mất nhà cửa. Những thiệt hại do trận sóng thần này gây ra phải mất nhiều năm mới có thể khắc phục được.
    Do khả năng tàn phá rất nghiêm trọng của sóng thần, từ lâu đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về sự hình thành và lan truyền của sóng thần. Các nghiên cứu đều tập trung vào mục đích xây dựng một hệ thống dự báo và cảnh báo sóng thần có thể cho phép tính toán dự báo và đưa ra bản tin cảnh báo sóng thần với thời gian ngày càng rút ngắn.
    Bên cạnh công tác cảnh báo sóng thần, việc nghiên cứu đánh giá độ rủi ro sóng thần để từ đó có chiến lược quy hoạch, xây dựng các phương án ứng phó kịp thời với thiên tai sóng thần, nhằm bảo vệ các thành phố ven biển là nhiệm vụ cấp thiết.Trong bối cảnh đó luận văn khoa học “Đánh giá độ rủi ro sóng thần khu vực đô thị thành phố Nha Trang” được thực hiện với mục đích đánh giá thiệt hại về người và nhà cửa cho khu vực thành phố Nha Trang, nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan về nguy cơ tổn thương, mức độ rủi ro do sóng thần gây ra đối với khu vực đô thị thành phố Nha Trang.
    Việc đánh giá rủi ro sóng thần đối với một khu vực đô thị là một quy trình phức tạp bao gồm nhiều bước tiến hành, từ việc thu thập số liệu, xây dựng các công cụ tính toán đến việc áp dụng một phương pháp luận chuẩn hóa cho khu vực nghiên cứu. Trong luận văn này, những đóng góp đáng kể nhất của học viên là việc tham gia vào công tác thực địa, xây dựng cơ sở dữ liệu và các công cụ tính toán. Các kết quả nghiên cứu của học viên tại thời điểm này chủ yếu tập trung vào việc đánh giá mức độ tổn thương do sóng thần gây ra đối với khu vực đô thị thành phố Nha Trang.
    Cấu trúc của luận văn bao gồm:
    Mở Đầu
    Chương 1: Khái Quát độ nguy hiểm sóng thần trong khu vực Biển Đông
    Chương 2: Phương pháp luận và quy trình thực hiện
    Chương 3: Đánh giá độ rủi ro sóng thần gây ra đối với khu vực đô thị thành phố Nha Trang
    Kết Luận
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...