Luận Văn Đánh giá điều trị kháng sinh trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấy máu âm tính tại Viện Tim Mạch Vi

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là một bệnh lý tim mạch hiện đang được ngành y tế ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển chú ý quan tâm. Hàng năm, có hàng nghìn người phải nhập viện với bệnh lý VNTMNK. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 10.000-20.000 bệnh nhân VNTMNK [5], [29], [69]. Tại Pháp, cứ mỗi 1.000.000 người thì có 24,3 bệnh nhân VNTMNK trong một năm [36]. Riêng ở Việt Nam, do tình trạng thấp tim cao và nguy cơ dễ bị nhiễm trùng nên tỷ lệ này còn khá cao [5].
    Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) được mô tả lần đầu tiên vào năm 1646, là một tình trạng nhiễm trùng máu và khu trú của tác nhân gây bệnh (vi khuẩn hoặc nấm) lên màng trong tim bình thường hoặc bệnh lý [20], [36]. Đây là một bệnh lý diễn biến phức tạp, bệnh thường nặng, tỷ lệ tử vong khá cao [12], [5], [20]. Trên thế giới, Borer A cho biết ở Isarel có 15% bệnh nhân tử vong do VNTMNK [30]. Ở Tây Ban Nha, Braun S nhận thấy tỷ lệ tử vong do VNTMNK là 16,3% [32]. Còn ở Canada, tỷ lệ này lên đến 19% [73].
    Tại Việt Nam, Trương Thanh Hương cho biết có 21,4% bệnh nhân tử vong do VNTMNK [11]. Một báo cáo khác của Trần Thị Phương Thúy nhận định tử vong do VNTMNK chiếm 26,6% [17]. Gần đây, nghiên cứu của Nguyễn Đình Minh tại Viện Tim Mạch cho hay tỷ lệ này là 24,4% [14].
    Việc điều trị VNTMNK trong một thời gian dài đã gặp nhiều khó khăn do chẩn đoán thường muộn và không phải luôn dễ dàng; thuốc kháng sinh điều trị chưa đầy đủ nên tỷ lệ tử vong trong những ngày đầu có thể lên tới 100% [12], [19], [20]. Ngày nay, với sự ra đời của nhiều thuốc kháng sinh mới cùng các phương pháp chẩn đoán hiện đại chính xác đã góp phần mang lại những thành công đáng kể trong điều trị bệnh lý này. Tỷ lệ tử vong hiện nay đã giảm xuống đáng kể ở các nước phát triển, chỉ còn khoảng 5-10% [5],[20]. Tuy nhiên, ở những nước đang phát triển, dù đã áp dụng những tiến bộ khoa học trong điều trị VNTMNK nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn cao, nhất là đối với những bệnh nhân VNTMNK cấy máu không tìm thấy tác nhân gây bệnh (VNTMNK cấy máu âm tính).
    Trên thế giới, bệnh nhân VNTMNK cấy máu âm tính chiếm tỷ lệ khá cao. Ở ấn Độ, Choudhury và cộng sự cho biết tỷ lệ bệnh VNTMNK cấy máu âm tính là 53% [33]. Một báo cáo khác cho hay VNTMNK cấy máu âm tính tại Phillippin lên tới 60% [25]. Còn ở Tây Ban Nha tỷ lệ này là: 28% [64] và tại Lebanon là 22,5% [54].
    Hiện nay, ở nước ta, các tài liệu nghiên cứu về VNTMNK cấy máu âm tính chưa nhiều. Năm 1999, Lê Thị Thanh Thái và cộng sự cho biết tỷ lệ VNTMNK cấy máu âm tính ở Bệnh Viện Chợ Rẫy là: 62,1% [16]. Ngoài nghiên cứu này chúng tôi chưa tham khảo được tài liệu nào đánh giá một cách chi tiết về hình thái lâm sàng, diễn biến và kết quả điều trị bệnh VNTMNK cấy máu âm tính tại nước ta cho đến nay.
    Bước sang thiên niên kỷ mới, sự ra đời của nhiều loại thuốc kháng sinh mới phổ kháng khuẩn và diệt khuẩn rộng hơn, cùng với những tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật chẩn đoán và điều trị VNTMNK như siêu âm tim với đầu dò thực quản, phẫu thuật can thiệp với những tổn thương sùi loét van tim nặng ngay khi VNTMNK đang trong giai đoạn tiến triển nặng, kỹ thuật vi sinh xác định vi khuẩn gây bệnh cũng có những bước phát triển quan trọng nên đánh giá và nhìn nhận lại công tác điều trị VNTMNK cấy máu âm tính
    nhằm có những kinh nghiệm tốt hơn trong chẩn đoán và điều trị thể bệnh này là việc cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu bệnh án của những bệnh nhân VNTMNK cấy máu âm tính điều trị từ năm 2002-2007 tại Viện Tim Mạch Việt Nam nhằm mục tiêu:
    1. Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điu trị viêm nội tâm mạc cấy máu âm tính tại Viện Tim mạch Viêt Nam từ năm 2002 -2007.
    2. Đánh giá hiệu quả của những loại kháng sinh đã được sử dụng trong điu trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấy máu âm tính thông qua sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong quá trình điu trị.
     
Đang tải...