Đồ Án Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng văn phòng cho thuê - Công ty xuất nhập khẩu

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng văn phòng cho thuê - Công ty xuất nhập khẩu Hà Nội NAPORIMEX – số 19 Bà Triệu – Hà Nội. Thiết kế khảo sát ĐCCT cho nhà N1, N2 ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật.


    Đồ án tốt nghiệp dài 100 trang:
    CHƯƠNG 1
    ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ KINH TẾ,
    GIAO THÔNG KHU VỰC HÀ NỘI
    1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
    1.1.1 Vị trí địa lý
    Khu vực xây dựng văn phòng cho thuê công ty xuất nhập khẩu Hà Nội NAPORIMEX thuộc phố Bà Triệu – Hoàn Kiếm - Hà Nội. Do vậy, đặc điểm địa lý tự nhiên, dân cư và kinh tế của khu vực mang đầy đủ những nét đặc trưng của vùng Hà Nội cũ. Để làm sáng tỏ các yếu tố quan trọng này tôi xin được trình bày khái quát như sau:
    Do Hà Nội mới được mở rộng nên tài liệu Hà Nội mới chưa có nên tôi chỉ xét đến khu vực Hà Nội cũ
    Từ 200 53’ đến 21023’ vĩ độ Bắc
    Từ 1050 44’ đến 1060 02’ kinh độ Đông
    Hà Nội cũ tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông và Đông Nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía Nam và Tây.
    Tính theo khu vục Hà Nội cũ thì khu Hà Nội cũ có 9 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai) và 5 huyện ngoại thành (Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm) Tổng diện tích 920,97 km2 ( nội thành chiếm 19,97% và ngoại thành chiếm 80,03% ( bằng 0,28% diện tích của cả nước). Chiều dài lớn nhất từ phía Bắc xuống phía Nam là hơn 50km, chỗ rộng nhất từ Tây sang Đông 30km, cao nhất là núi Chân Chim 462m( huyện Sóc Sơn), thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (Huyện Gia Lâm) 12m so với mặt nước biển.
    1.1.2 Địa hình
    Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình 5- 20m so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính chảy qua Hà Nội như Sông Hồng, Sông Nhuệ.
    Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là địa hình đồng bằng tích tụ được bồi bắp bởi các con sông với các bãi bồi hiện đại, còn các vùng trũng với các hồ, đầm là dấu vết của lòng sông cổ. 90% diện tích Hà Nội là đồng bằng, có bề mặt nghiêng rất thoải về phía Đông Nam.
    1.1.3 Khí hậu
    Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, gió Đông Nam, mùa Đông tương đối lạnh, khô, hanh, ít mưa, gió Đông Bắc - Tây Bắc. Hà Nội nằm trong vùng nhiệt đới nên quanh năm nhận bức xạ mặt trời, vì vậy nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm ở Hà Nội là 122,8kcal/ cm2 và nhiệt độ không khí trung bình là 23,50C. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, độ ẩm trung bình là 84%. Lượng mưa trung bình hàng năm của Hà Nội là 1676 mm và mỗi năm có khoảng 144 ngày mưa. Đặc điểm rõ nét nhất của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa trong năm: mùa Hè và mùa Đông
    Mùa Hè từ tháng 5 đến tháng 9 có đặc điểm nóng và mưa nhiều với gió thịnh hành hướng Đông Nam. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là tháng 7 (28,90C), tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng 8 ( 318 mm).
    Mùa Đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có đặc điểm khí hậu là tương đối lạnh và ít mưa. Tháng giêng là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm( 16,40 C), đồng thời cũng có lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm( 16,6 mm). Mùa Đông có gió thịnh hành hướng Đông Bắc và thường có mưa phùn. Tháng 4 và tháng 10 được coi như tháng chuyển tiếp giữa hai mùa.

    MỤC LỤC


    Trang

    Lời nói đầu
    1

    Phần 1
    PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN
    3

    Chương 1: Đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên, dân cư kinh tế
    4

    Chương 2: Đặc điểm địa tầng Trầm Tích Đệ Tứ, địa chất thuỷ văn khu vực nội thành Hà Nội
    9

    Chương 3: Các hiện tượng địa chất động lực công trình xảy ra trong khu vực nội thành Hà Nội
    17

    Chương 4: Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng
    19
    4.1.
    Vị trí và đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực khảo sát
    19
    4.2.
    Cấu trúc địa chất nền đất và chỉ tiêu cơ lý
    19
    4.3.
    Đặc điểm địa chất thủy văn
    38

    Chương 5: Đánh giá các vấn đề địa chất công trình khu vực xây dựng
    40
    5.1.
    Thiết kế sơ bộ móng cho nhà 5 tầng
    44
    5.2.
    Thiết kế sơ bộ móng cho nhà 15 tầng
    57

    Phần II
    THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ KHẢO SÁT
    66

    Chương 1: Luận chứng nhiệm vụ thiết kế
    67

    Chương 2: Mục đích, khối lượng vàphương pháp tiến hành các dạng công tác khảo sát
    69
    2.1.
    Công tác thu thập tài liệu
    69
    2.2.
    Công tác trắc địa
    70
    2.3.
    Công tác khoan thăm dò
    71
    2.4.
    Công tác lấy mẫu thí nghiệm
    77
    2.5.
    Công tác thí nghiệm trong phòng
    80
    2.6.
    Công tác thí nghiệm ngoài trời
    82

    Chương 3: Tổ chức sản xuất và dự trù kinh phí khảo sát
    93
     
Đang tải...