Thạc Sĩ Đánh giá diễn biến rừng tại tỉnh Cao Bằng bằng ứng dụng công nghệ thông tin

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC i
    DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
    DANH MỤC CÁC BIỂU . iv
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 5
    DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ . 6
    LỜI CẢM ƠN . 7
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 8

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
    1.1 Trên thế giới 10
    1.2 Ở Việt Nam . 12
    1.2.1 Phạm vi cả nước . 12
    1.2.1.1 Giai đoạn 1991-1995 . 13
    1.2.1.2 Giai đoạn 1996-2000 . 13
    1.2.1.3 Giai đoạn 2001-2005 . 14
    1.2.2 Ở tỉnh Cao Bằng 16

    CHƯƠNG II : TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU . 19
    2.1 Điều kiện tự nhiên . 19
    2.1.1 Vị trí địa lý . 19
    2.1.2 Địa hình 19
    2.1.2.1 Kiểu địa hình núi đá vôi (Karst) . 19
    2.1.2.2 Kiểu địa hình núi . 20
    2.1.2.3 Kiểu địa hình đồi . 20
    2.1.2.4 Kiểu địa hình bồn địa . 21
    2.1.2.5 Kiểu địa hình thung lũng . 21
    2.1.3 Khí hậu, thuỷ văn . 22
    2.1.3.1 Khí hậu 22
    2.1.3.2 Thuỷ văn . 23
    2.1.4 Địa chất, đất đai 24
    2.1.4.1 Địa chất . 24
    2.1.4.2 Đất đai . 24
    2.2 Thực trạng Lâm nghiệp giai đoạn 2005 - 2009 26
    2.2.1 Sản xuất lâm nghiệp . 26
    2.2.2 Theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp . 27

    CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ
    U 29
    3.1 Mục tiêu 29
    3.2 Nội dung . 29
    3.3 Phương pháp nghiên cứu . 30
    3.3.1 Phương pháp xây dựng mẫu ảnh và giải đoán ảnh 31

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Thế giới chúng ta đang sống không ngừng thay đổi. Bảo vệ môi trường và giữ
    gìn những nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày nay đang trở thành vấn đề quan trọng
    hơn bao giờ hết. Đây cũng chính là lý do tại sao công nghệ viễn thám đã và đang
    được sử dụng để quản lý một cách có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện
    có.
    Trong những thập kỷ gần đầy, công nghệ viễn thám đã hỗ trợ con người có thể
    quản lý một cách có hiệu quả hơn, chi tiết và cụ thể hơn những nguồn tài nguyên
    thiên nhiên mà con người đang sở hữu. Từ việc quản lý bền vững hệ thống rừng đến
    các hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác mỏ . Dựa vào hệ thống thống tin địa lý
    (GIS) đã làm cho mọi hoạt động quản lý trở nên dễ dàng hơn, giúp những nhà quản lý
    tài nguyên thiên nhiên trong tất cả các công đoạn từ thu thập, lưu trữ, xử lý phân tích
    và ứng dụng những khối dữ liệu không gian lớn. Các lĩnh vực mà công nghệ GIS đã
    có những ảnh hưởng mạnh mẽ phải kể đến là quản lý môi trường, quản lý rừng, quy
    hoạch và phát triển nông nghiệp, điều tra và khai thác mỏ. Mỗi ngày, công nghệ GIS
    lại hỗ trợ đắc lực hơn cho con người trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp như
    bảo tồn động vật hoang dã, quản lý năng suất nông nghiệp, kiểm soát chất lượng
    nguồn nước và không khí, dịch bệnh và sự di chuyển cũng như phát triển của các
    thảm hoạ tiềm tàng.
    Ngày nay, nhu cầu về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ngày càng trở nên
    cấp thiết và không chỉ trên phạm vi một quốc gia mà đã trở thành vấn đề đang được
    chú trọng trên mỗi châu lục và toàn cầu. Để làm tốt công việc này, công tác điều tra -
    theo dõi và đánh giá biến động rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
    đầu. Mặc dù hàng năm đều có các báo cáo về hiện trạng và tình hình biến động rừng,
    nhưng các báo cáo này chủ yếu dựa trên việc tính toán số liệu diện tích và đo vẽ,
    thành lập bản đồ rừng bằng phương pháp truyền thống, đó là một công việc phức tạp,
    mất nhiều công sức và đòi hỏi nhiều thời gian. Hơn nữa, khi sử dụng các tài liệu
    thống kê và các tư liệu bản đồ không phải bao giờ cũng có thể khai thác được những
    thông tin hiện thời nhất vì trạng thái rừng luôn luôn biến động. Sử dụng ảnh viễn thám
    kết hợp công nghệ GIS đang dần khắc phục được những nhược điểm này. Kỹ thuật
    viễn thám với khả năng quan sát các đối tượng ở các độ phân giải phổ và không gian
    khác nhau, từ trung bình đến siêu cao và chu kỳ chụp lặp cho phép ta quan sát và xác
    định nhanh chóng từng nơi biến động rừng. Độ chính xác sẽ cao hơn khi kết hợp sử
    dụng máy định vị GPS (Hệ thống định vị toàn cầu) để xác định nơi trạng thái rừng
    biến đổi.
    Trên cơ sở các dữ liệu mới cập nhật, đem so sánh với dữ liệu kì trước chúng ta
    có thể đánh giá được diễn biến rừng của từng giai đoạn. Từ đó hình thành dữ liệu cho
    công tác theo dõi lâu dài biến động diện tích rừng, đất rừng trên phạm vi toàn quốc,
    tỉnh, huyện và xã. Dựa trên những thông tin bản đồ, xây dựng số liệu về diện tích rừng
    làm cơ sở cho việc xây dựng các phương án quy hoạch và chiến lược phát triển lâm
    nghiệp nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và thống
    kê rừng ở các cấp quản lý Nhà nước.
    Cao Bằng là một tỉnh miền núi, thuộc vùng biên giới giáp với Trung Quốc với
    diện tích đất lâm nghiệp chiếm 84,8% tổng diện tích tự nhiên và hầu hết rừng ở đây là
    rừng tự nhiên. Tài nguyên rừng và đất rừng đóng một vai trò hết sức quan trọng về cả
    ý nghĩa kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng. Song trong những năm qua công tác
    quản lý tài nguyên rừng có nhiều bất cập do việc theo dõi biến động tài nguyên rừng
    thực tế gặp nhiều khó khăn trong việc cập nhật thông tin. Xuất phát từ thực tiễn cấp
    bách trên, chúng tôi tiến hành triển khai đề tài “Đánh giá diễn biến rừng tại tỉnh Cao
    Bằng bằng ứng dụng công nghệ thông tin”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...