Tiến Sĩ Đánh giá đất đai định tính và định lượng phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2012


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của luận án:


    Đánh giá đất đai là nền tảng của quy hoạch sử dụng đất đai trong tương lai. Đánh giá đất đai là
    đánh giá khả năng thích nghi của đất đai bao gồm các yếu tố về tự nhiên và kinh tế - xã hội, các
    yếu tố đó phát triển theo thời gian cùng với sự phát triển của đất nước luôn mang theo sự phát
    triển đó thì các yếu tố về đất đai, cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp dần dần lạc hậu, điều đó
    đòi hỏi cần phải đánh giá lại khả năng thích nghi đất đai đặc biệt là đánh giá khả năng thích nghi
    định lượng về kinh tế là điều kiện tối ưu và rất cần thiết để đảm bảo phát triển một nền nông
    nghiệp bền vững và lâu dài, theo kịp với sự phát triển của thời đại.

    Hiện nay trên thế giới có các hệ thống đánh giá đất đai như hệ thống đánh giá của FAO (1976), hệ
    thống đánh giá đất ở Ấn Độ, hệ thống đánh giá đất của Trung Quốc. Về quan điêm phương thưc đanh gia
    đât đai , ngoài những quy trình độc lập riêng cho tưng nha nghiên cưu , còn có nhiều công trình
    nghiên cứu đánh giá đ ất đai tổng hợp từ các quy trình đánh giá đơn tính hoặc tổng hợp các quy
    trình đánh giá đất đai khác nhau để đánh giá đất đai theo một mục tiêu nhất định như :

    - Đanh gia đât đai theo Muzilli (1985): Hương cua nghiên cưu nay là kiềm chế tối thiêu viêc
    anh hương môi trương do san xuâ t. Nhưng nhân tô chinh la : Lượng mưa không thương xuyên, tuyêt,
    đô chua cua đât, đô phi thâp cua đât, bênh cây, kêt hơp vơi sư quan tri đât không hơp ly đêu đươ c
    thao luân trong đanh gia đât đai . Tư đó cần có sư cai tao như : Giư lương nươc con lai cho san
    xuât trông trot , bảo vệ đất , điêu chinh đô pH hưu dung, nhu câu bon vôi va bon hơp ly.

    - Đanh gia đât đai theo Cook ; Dickinson; Rudra va Wall (1985): Quan điêm nay la sư dụng kỹ thuật
    tin học để tính toán sự xói mòn đất và sự phân bố thuỷ văn . Kêt qua phương phap cho thây
    co liên quan đên tinh kinh tê đôi vơi vung đât xoi mon v à sự phân phối nước trong k ênh rach
    . Tư đo cho đươc nhưng mô hinh đê quan ly đât môt cách thực tế và có chiến lược trong bảo vệ đất .
    Và chương trình nghiên cứu sẽ là công cụ hữu dụng hỗ trợ cho việc định lượng tương đối hệ thống
    bảo vệ đất trên đất xói mòn và hướng của dòng chảy trong phân phối nước .

    - Đanh gia đâ t đai theo Wu va Cheng (1985): Đanh gia đât đai vê măt kinh tê đươc thưc hiên dưa
    theo sư phân tich chi phi lơi nhuân , trên cơ sơ đâu tư của nhà nước cho viêc bao vê nguôn tai
    nguyên nươc va đât va chương trinh kiêm soat lu vơi 5 dư an đa đươc tiên hanh ơ môt sô vung .
    Trên cơ sơ gia ca đươc tinh toan theo gia năm 1983, sô liêu gia điêu tra tư giai đoan 1980-1983
    bao gôm 5 mục: Quản trị rừng, bảo vệ nước và đât trên cung đât dôc , xư ly vân đê trươt đât , kỹ
    thuật kiểm tra các đê , đâp (hô nươc) và sự kiểm soát ngập lũ , viêc đanh gia đa đươc tiên hanh nhăm bao vê sư phat triên kinh tê
    trong tương lai cua trung tâm đô thi va tranh đươc sư thiêt hai vê sinh mang va tài sản trong vùng
    ngập lũ . Kêt qua nghiên cưu đưa ra hai kêt luân la (1) sư đâu tư cua nhà nước ở chương trình
    trên cần đươc đanh gia môt cach cân thân trươc khi thưc hiên; và (2) cân phai tiên hanh đanh gia
    toan diên .

    - Đanh gia đât đai theo Driessen (1986): Ông cho răng phương thưc đanh gia đât đai đinh lương la
    phương tiên quan trong co thê cho phep đê xuât sư phat triên chiên lươc tôt hơn ma muc đich la san
    xuât nông nghiêp bên vưng . Phương thưc nay gôm 3 mưc đô phân câp , đo la: Tình trạng sản xuất cấp
    1, câp 2 và cấp 3; phân tich thưc trang qua đo cung câp ky thuât kiên thưc quan ly va đâu vao theo
    yêu câu va phân tich bô sung các yêu cầu cụ thể hơn như nhu cầu sử dụng phân bón .
    - Đanh gia đât đai theo Haeringen (1989): Ông đa nghiên cưu môt vai phương phap liên quan đê n sư
    phân tich vê tinh phat triên cua viêc sư dung đât đai ơ đia phương . Các phương pháp này có
    cùng mục đích là sử dụng bền vững môi trường tự nhiên và
    sư thưc hiên nhưng yêu câu cơ ban cua dân đia phương . Phương phap bao gôm viêc nghiên cưu hê
    thông nông trai - phân tich hê sinh thai nông nghiêp va quan ly tai nguyên đât đai , câp quan ly
    , phương phap thưc hiên kê hoach sư dung đât đây la nhưng thông tin rât cân thiêt cho viêc lâp kê
    hoạch sử dụng đất.

    Hiện nay vấn đề nghiên cứu về đánh giá đất đai không chỉ chú ý phần điều kiện môi
    trường tự nhiên và hệ thống canh tác nữa mà người ta quan tâm nhiền hơn về lĩnh vực
    kinh tế để đáp ứng yêu cầu về xã hội của người sử dụng đất. Đặc biệt trong phần đánh
    giá đất đai của FAO (1976) có đề cập đến vấn đề đánh giá định lượng đất đai về mặt
    kinh tế để hỗ trợ cho việc chọn lựa kiểu sử dụng đất đai trong từng thời kỳ trên cơ sở
    thích nghi đất đai về mặt tự nhiên. Đánh giá thích nghi định lượng kinh tế là loại đánh
    giá mà toàn thể hay ít nhất có một phần kết quả được diễn tả dưới dạng kinh tế hay tài
    chính. Những tính chất cần thiết là sử dụng giá trị tiền tệ cho phần chi phí đầu tư và
    giá cả trong phần thu hồi và lợi nhuận. Giới hạn giữa các lớp thích nghi được xác định
    với ít nhất có một phần dưới dạng kinh tế (Lê Quang Trí, 2010).

    Tuy nhiên, vấn đề khó khăn gặp phải là khi đánh giá phân hạng thích nghi định lượng
    kinh tế phải điều tra tất cả các số liệu kinh tế của các đơn vị đất đai của các kiểu sử
    dụng đất đai, một vấn đề cần quan tâm là giữa đánh giá định tính và định lượng có mối
    liên hệ như thế nào có thể dùng phương pháp chuyển đổi trực tiếp từ kết quả định tính
    được hay không. Ngoài ra trong phân cấp yếu tố hiện nay chưa có cơ sở nào chứng
    minh việc phân cấp yếu tố là đúng với thực tế với sự chấp nhận của người dân hay
    không, các vấn đề trên chưa có nghiên cứu nào chứng minh nó giống hay khác nhau.
    Đây là vấn đề cần phải nghiên cứu cụ thể để tìm ra quy trình hướng dẫn các nhà đánh
    giá đất đai đánh giá định lượng trong điều kiện cụ thể để làm cơ sở phục vụ cho quy
    hoạch sử dụng đất đai bền vững.

    Từ những nhận định trên, cần thiết phải xây dựng mối quan hệ giữa đánh giá đất đai
    định lượng kinh tế trên cơ sở chuyển đổi từ kết quả thích nghi định tính và kiểm
    chứng thực tế để phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất đai, cũng như nghiên cứu đánh
    giá độ phì nhiêu trên các cơ cấu sử dụng đất, từ đó có thể quản lý và sử dụng một cách
    hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai tổng hợp. Với kết quả tìm được sẽ là công cụ được
    sử dụng để đánh giá đất đai định lượng kinh tế được chính xác và giúp giải quyết cho
    việc quyết định các kiểu sử dụng đất đai nào cần được phát triển trong từng giai đoạn
    phát triển của nền kinh tế thị trường.

    2. Mục tiêu nghiên cứu:

    - Mục tiêu tổng quát: Xây dựng mối quan hệ giữa kết quả đánh giá thích nghi định
    tính theo điều kiện tự nhiên với phân hạng thích nghi định lượng môi trường thông qua
    phân loại độ phì của đất và phân hạng thích nghi đất đai lượng kinh tế bằng phương
    pháp chuyển đổi và kiểm chứng thực tế.

    - Mục tiêu cụ thể:

    + Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá phân hạng thích nghi đất đai thông
    qua các phần mềm chuyên dụng.

    + Nghiên cứu khả năng phân hạng thích nghi đất đai định lượng về đất và độ phì cho
    đất lúa trên cơ sở kết quả đánh giá đất đai định tính.

    + Đánh giá mối liên hệ giữa đánh giá phân hạng thích nghi đất đai định tính với phân
    hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế, trong đó quan trọng nhất là xác định
    phương pháp để xây dựng bảng phân cấp yếu tố kinh tế thông qua kết quả kiểm chứng
    thực tế.

    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:

    Ý nghĩa khoa học:

    - Tìm ra mối quan hệ giữa kết quả phân hạng thích nghi định tính và phân loại độ phì
    của đất lúa theo hệ thống phân lọai FCC cho công tác phân hạng thích nghi đất đai
    định lượng môi trường.

    - Trên cơ sở quy trình đánh giá đất đai của FAO (1976), xây dựng phương pháp
    chuyển đổi kết quả phân hạng thích nghi đất đai định tính sang phân hạng thích nghi
    định lượng kinh tế trên cơ sở sử dụng phần trăm năng suất tối hảo để xác định các đặc
    tính kinh tế của các kiểu sử dụng đất đai cho các đơn vị bản đồ đất đai. Đây là nền
    tảng cho đánh giá phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế.

    - Các kết quả phân tích và mô tả trong phần đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên của
    từng kiểu sử dụng đất đai về mặt tài chính như: tổng chi phí đầu tư, tổng thu, lợi
    nhuận, hiệu quả đồng vốn (B/C). Trên cơ sở các kết quả điều tra thực tế sự chấp nhận
    của người sử dụng đất đai được sử dụng để làm nền tảng quan trọng cho việc xây dựng
    bảng phân cấp yếu tố kinh tế. Sử dụng ba cách tính trung bình; dùng phân mềm
    PRIMER và bằng sự chấp nhận của người dân thực tế để xây dựng bảng phân cấp yếu
    tố về mặt kinh tế chung cho các kiểu sử dụng đất đai. Đây là chìa khóa cơ bản để đối
    chiếu phân hạng thích nghi đất đai định lượng về mặt kinh tế.

    Ý nghĩa thực tiễn:

    Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa kết quả đánh giá đất đai định tính và đánh giá
    đất đai định lượng kinh tế trước và sau khi kiểm chứng chứng minh được các vấn đề:

    - Quy trình Đánh giá đất đai theo FAO (1976) đã được ứng dụng để phân hạng thích
    nghi đất đai định tính và định lượng kinh tế làm cơ sở phục vụ cho quy hoạch sử dụng
    đất đai của địa phương.

    - Xác định độ phì nhiêu đất lúa thông qua quan hệ giữa thích nghi tự nhiên và phân
    loại độ phì theo FCC để đề xuất ra các giải pháp nâng cao độ phì cho đất lúa.

    - Xây dựng các bước chuyển đổi từ kết quả phân hạng thích nghi định tính sang các
    đặc tính kinh tế của các đơn vị bản đồ đất đai làm giảm chi phí và thời gian điều tra
    thực tế, nhưng vẫn cho kết quả tương tự. Trong đó, quan trọng nhất là đã xác định
    được mức độ % năng suất thực tế giữa các cấp thích nghi trong điều kiện của Đồng
    bằng sông Cửu Long. Từ đó, chọn lựa phương pháp tối ưu phục vụ cho đề xuất sử
    dụng đất để đưa ra định hướng quy hoạch sử dụng đất đai chính xác và phù hợp thực
    tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...