Thạc Sĩ Đánh giá đất đai định tính, định lượng kinh tế phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huy

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Đánh giá đất đai định tính, định lượng kinh tế phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện
    Định dạng file word

    Cấu trúc của luận án:

    Luận án gồm các phần: Phần mở đầu và 7 chương. Chương I (Tổng quan về tài liệu),

    chương II (Cơ sở lý thuyết và phương pháp thực hiện), chương III (Kết quả phân hạng

    thích nghi đất đai định tính), chương IV (Phân hạng thích nghi đất đai định lượng về

    độ phì đất lúa), chương V (Phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế), chương

    VI (So sánh kết quả và thảo luận mối quan hệ giữa phân hạng thích nghi đất đai định

    tính và định lượng ), chương VII (Kết luận và kiến nghị):

    - Phần mở đầu: Tính cấp thiết của luận án, mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đối

    tượng và phạm vi nghiên cứu, những đóng góp và cấu trúc của luận án.

    - Chương I: Tổng quan về tài liệu. Tìm hiểu về các nghiên cứu có liên quan như : Một

    số khái niệm cơ bản, quy trình và nguyên lý đánh giá đất đai của FAO (1976), FAO

    (2007) về đánh giá định tính và định lượng kinh tế. Một số công nghệ thông tin được
    sử sụng để đánh giá đất đai như phần mềm đánh giá đất đai tự động ALES, phần mềm
    Idrisiw, phần mềm Mapinfo, phần mềm Primer, hệ thống thông tin địa lý GIS, hệ

    thống phân loại độ phì tiềm năng FCC.

    - Chương II (Cơ sở lý thuyết và phương pháp thực hiện): Nêu lên cơ sở lý thuyết liên

    quan đến việc đánh giá đất đai định tính và định lượng kinh tế phục vụ cho quy hoạch

    sử dụng đất trong nông nghiệp gồm các phần.

    Cơ sở lý thuyết nghiên cứu về đánh giá đất đai cho quy hoạch sử dụng đất đai và cơ sở

    và nền tảng phát triển nông nghiệp là quy hoạch sử dụng đất đai. Về nguồn số liệu thu
    thập và phương tiện nghiên cứu và thu thập tài liệu có liên quan đến vùng nghiên cứu

    đồng thời khảo sát kinh tế xã hội có liên quan.

    Về phương pháp thực hiện nghiên cứu các phương pháp đánh giá đất đai định tính
    (theo điều kiện tự nhiên) theo FAO (1976) gồm: (i) Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai,

    phương pháp khảo sát thực tế điều kiện của vùng, (ii) Chọn lọc kiểu sử dụng đất đai,
    (iii) Phương pháp mô tả các chất lượng đất đai và đặc tính đất đai có ở vùng nghiên

    cứu theo hệ thống đánh giá, (iv) Xây dựng phân hạng thích nghi đất đai về tự nhiên.

    Về phân hạng thích nghi đất đai định lượng môi trường trên cơ sở phân loại độ phì

    tiềm năng FCC cho cơ cấu sử dụng đất lúa 2 vụ kết hợp với phần mềm ALES tiến

    hành đánh giá thích nghi trên cơ sở kết quả phân hạng thích nghi tự nhiên. Về phân

    hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế theo FAO (1976) nghiên cứu theo phương

    pháp đối chiếu và xây dựng bảng phân cấp yếu tố bằng các phương pháp phân cấp

    theo phương trình trung bình, theo phần mềm PRIMER và theo kiểm chứng thực tế.

    - Chương III: Phân hạng thích nghi đất đai định tính. Phân hạng thích nghi đất đai theo

    phương pháp đối chiếu FAO (1976), trong đó có xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, chọn

    lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai, chất lượng đất đai và yêu cầu sử dụng đất đai, xây

    dựng bản phân cấp yếu tố cho từng kiểu sử dụng đất đai, kết quả phân hạng thích nghi

    đất đai hiện tại và nâng cấp thích nghi đất đai từ thích nghi hiện tại. Trong đánh giá có

    ứng dụng phần mềm ALES trong phân hạng thích nghi đất đai, sau cùng là phân vùng

    thích nghi tự nhiên sau khi nâng cấp thích nghi hiện tại cho huyện Càng Long, Trà

    Vinh.

    - Chương IV : Phân hạng thích nghi đất đai định lượng - Phân hạng thích nghi đất đai

    định lượng về phì nhiêu đất lúa. Trên cơ sở kết quả đánh giá thích nghi định tính bằng

    ALES tiến hành phân loại độ phì tiềm năng theo hệ thống FCC, xác định các yêu cầu
    cần thiết cho việc xác định đặc tính độ phì FCC của cơ cấu sử dụng đất trồng lúa, tất
    cả được đưa vào phần mềm ALES để đánh giá thích nghi trên cơ sở độ phì, cuối cùng

    so sánh kết quả đánh giá thích nghi tự nhiên và đánh giá thích nghi về mặt độ phì. Từ

    đó xác định mối quan hệ giữa đánh giá thích nghi định tính và định lượng về môi

    trường của độ phì trên đất lúa.

    - Chương V: Phân hạng thích nghi định lượng về kinh tế. Từ số liệu điều tra về sự

    chấp nhận của người dân và số liệu phân tích của các cơ cấu sử dụng đất ban đầu trên

    cơ sở chuyển đổi từ kết quả phân hạng thích nghi tự nhiên sang kinh tế thông qua phần

    trăm năng suất tối hảo trong vùng về hai mức đầu tư và tổng thu trên từng cơ cấu sử

    dụng đất thiết lập chi tiết xây dựng bảng đặc tính kinh tế lợi nhuận và hiệu quả đồng

    vốn (B/C); xây dựng bảng phân cấp yếu tố kinh tế của lợi nhuận (LN) và hiệu quả
    đồng vốn (B/C), trong đó quan trọng nhất là xác định được % giá trị giữa các mức độ

    thích nghi S1, S2, S3 để giúp cho việc chuyển đổi và xây dựng bảng phân cấp đặc tính

    kinh tế cho các kiểu sử dụng đất đai. Sau đó, phân hạng thích nghi đất đai định lượng
    kinh tế theo điều kiện thực tế so với quy trình của FAO (1976 và 2007), trong các kết

    quả từng phần đều có so sánh để thấy sự khác biệt giữa các phương pháp phân cấp yếu

    tố, phân hạng thích nghi đất đai.
    - Chương VI: Đánh giá mối liên kết giữa phân hạng thích nghi đất đai định tính với

    định lượng môi trường và với định lượng kinh tế. Tìm ra mối liên hệ giữa phân hạng

    thích nghi đất đai định tính với định lượng môi trường và với định lượng kinh tế, đề

    xuất các vấn đề còn tồn tại và các bước tiến hành đánh giá thích nghi chung cho vùng

    phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất đai.

    - Chương VII (Kết luận và kiến nghị): Tóm tắt kết quả, những đóng góp của luận án,

    đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án.

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của luận án:
    Đánh giá đất đai là nền tảng của quy hoạch sử dụng đất đai trong tương lai. Đánh giá
    đất đai là đánh giá khả năng thích nghi của đất đai bao gồm các yếu tố về tự nhiên và
    kinh tế - xã hội, các yếu tố đó phát triển theo thời gian cùng với sự phát triển của đất
    nước luôn mang theo sự phát triển đó thì các yếu tố về đất đai, cây trồng, vật nuôi
    trong nông nghiệp dần dần lạc hậu, điều đó đòi hỏi cần phải đánh giá lại khả năng
    thích nghi đất đai đặc biệt là đánh giá khả năng thích nghi định lượng về kinh tế là
    điều kiện tối ưu và rất cần thiết để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững
    và lâu dài, theo kịp với sự phát triển của thời đại.
    Hiện nay trên thế giới có các hệ thống đánh giá đất đai như hệ thống đánh giá của
    FAO (1976), hệ thống đánh giá đất ở Ấn Độ, hệ thống đánh giá đất của Trung Quốc.
    Về quan điểm phương thức đánh giá đất đai , ngoài những quy trình độc lập riêng cho
    từng nhà nghiên cứu , còn có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá đ ất đai tổng hợp từ
    các quy trình đánh giá đơn tính hoặc tổng hợp các quy trình đánh giá đất đai khác nhau
    để đánh giá đất đai theo một mục tiêu nhất định như :

    - Đánh giá đất đai theo Muzilli

    (1985): Hướng của nghiên cứu này là kiềm chế tối

    thiểu viê ̣c ảnh hưởng môi trường do sản xuấ
    t. Những nhân tố chính là : Lượng mưa

    không thường xuyên, tuyết, đô ̣ chua của đất, đô ̣ phì thấp của đất, bê ̣nh cây, kết hơ ̣p với
    sư ̣ quản tri đất không hơ ̣p lý đều đươ ̣ c thảo luâ ̣n trong đánh giá đất đai . Từ đó cần có
    sư ̣ cải ta ̣o như : Giữ lươ ̣ng nước còn la ̣i cho sản xuất trồng tro ̣t , bảo vệ đất , điều chin̉ h
    đô ̣ pH hữu du ̣ng, nhu cầu bón vôi và bón hơ ̣p lý.
    - Đánh giá đất đai theo Cook ; Dickinson; Rudra và Wall (1985): Quan điểm này là sử

    dụng kỹ thuật tin học để tính toán sự xói mòn đất và sự phân bố thuỷ văn
    . Kết quả

    phương pháp cho thấy có liên quan đến tiń h kinh tế đối với vùng đất xói mòn v
    à sự

    phân phối nước trong k ênh ra ̣ch . Từ đó cho đươ ̣c những mô hiǹ h để quản lý đất mô ̣t
    cách thực tế và có chiến lược trong bảo vệ đất . Và chương trình nghiên cứu sẽ là công

    cụ hữu dụng hỗ trợ cho việc định lượng tương đối hệ thống
    bảo vệ đất trên đất xói

    mòn và hướng của dòng chảy trong phân phối nước .
    - Đánh giá đấ t đai theo Wu và Cheng (1985): Đánh giá đất đai về mă ̣t kinh tế đươ ̣c
    thưc̣ hiê ̣n dưạ theo sư ̣ phân tić h chi phí lơ ̣i nhuâ ̣n , trên cơ sở đầu tư của nhà nước cho
    viê ̣c bảo vê ̣ nguồn tài nguyên nước và đất và chương trình kiểm soát lũ với 5 dư ̣ án đã
    đươ ̣c tiến hành ở mô ̣t số vùng . Trên cơ sở giá cả đươ ̣c tính toán theo giá năm 1983, số
    liê ̣u giá điều tra từ giai đoaṇ 1980-1983 bao gồm 5 mục: Quản trị rừng, bảo vệ nước và
    đất trên cùng đất dốc , xử lý vấn đề trươ ̣t đất , kỹ thuật kiểm tra các đê , đâ ̣p (hồ nước )
    và sự kiểm soát ngập lũ , viê ̣c đánh giá đã đươ ̣c tiến hành nhằm bảo vê ̣
    sư ̣ phát triển

    kinh tế trong tương lai của trung tâm đô thi ̣và tránh đươ ̣c sư ̣ thiê ̣t ha ̣i về sinh ma ̣ng và
    tài sản trong vùng ngập lũ . Kết quả nghiên cứu đưa ra hai kết luâ ̣n là (1) sư ̣ đầu tư của

    nhà nước ở chương trình trên cần
    đươ ̣c đánh giá mô ̣t cách cẩn thâ ̣n trước khi thưc̣

    hiê ̣n; và (2) cần phải tiến hành đánh giá toàn diê ̣n .
    - Đánh giá đất đai theo Driessen (1986): Ông cho rằng phương thức đánh giá đất đai
    đinh lươ ̣ng là phương tiê ̣n quan tro ̣ng có thể cho phép đề xuất sư ̣ phát triển chiến lươ ̣c
    tốt hơn mà mu ̣c đić h là sản xuất nông nghiê ̣p bền vững . Phương thức này gồm 3 mức
    đô ̣ phân cấp , đó là: Tình trạng sản xuất cấp 1, cấp 2 và cấp 3; phân tić h thưc̣ tra ̣ng qua
    đó cung cấp kỹ thuâ ̣t kiến thức quản lý và đầu vào theo yêu cầu và phân tích bổ sung
    các yêu cầu cụ thể hơn như nhu cầu sử dụng phân bón .
    - Đánh giá đất đai theo Haeringen (1989): Ông đã nghiên cứu mô ̣t vài phương pháp

    liên quan đế n sư ̣ phân tić h về tiń h phát triển của viê ̣c sử du ̣ng đất đai ở điạ phương
    Các phương pháp này có cùng mục đích là sử dụng bền vững môi trường tự nhiên và
    .

    sư ̣ thưc̣ hiê ̣n những yêu cầu cơ bản của dân điạ phương
    . Phương pháp bao gồm viê ̣c

    nghiên cứu hê ̣ thống nông tra ̣i
    - phân tích hê ̣ sinh thái nông nghiê ̣p và quản lý tài

    nguyên đất đai , cấp quản lý , phương pháp thưc̣ hiê ̣n kế hoa ̣ch sử du ̣ng đất đây là
    những thông tin rất cần thiết cho viê ̣c lâ ̣p kế hoạch sử dụng đất.
    - Đánh giá đất đai theo Edward (1994): Đây là phương pháp cho thấy có sư ̣ đóng góp
    mô ̣t giải pháp để cải thiê ̣n trong quản tri ̣đất đai có đươ ̣c về mă ̣t kỹ thuâ ̣t từ các tra ̣m

    nghiên cứu hê ̣ thống canh tác bảo
    vê ̣ tư ̣ nhiên . Kết quả khảo sát đánh giá khả năng

    thích nghi ở các nông trại trên cơ sở phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của các
    nông dân đã đươ ̣c thưc̣ hiê ̣n để xem xét nh ững biện pháp kỹ thuật như hê ̣ thống sửa
    soạn đất, môi trường xã hô ̣i, sư ̣ hiểu biết của nông dân và sư ̣ tiếp nhâ ̣n của nông dân từ
    những chuyển giao kỹ thuâ ̣t . Với những kết quả của những phương pháp đánh giá sẽ
    tác động lên việc nhận thức và là tiềm năng cho việc chấp n hâ ̣n viê ̣c phân tích các kỹ
    thuâ ̣t này . Phương pháp này bao gồm : ( i) Phỏng vấn thông tin ; và (ii) Sư ̣ quan sát
    thường xuyên của sư ̣ quan hê ̣ giữa hai bô ̣ phâ ̣n nghiên cứu - quản lý và nông dân tiến
    bô.̣
    - Đánh giá đất đai theo Machin v à Navas (1995): Ông đã khẳng đinh ở vùng nghiên

    cứu Zaragoza ở Tây Ban Nha có hê ̣ thống nông nghiê ̣p rất yếu
    . Nước là mô ̣t nhân tố

    chính ảnh hưởng đến canh tác (trồng tro ̣t ). Mưa hàng năm không vươ ̣t quá 350 mm (
    tần suất xuất hiê ̣ n). Sư ̣ kiê ̣n truyền baõ thì ngắn và cường đô ̣ ma ̣nh ở thời điểm mưa
    nắng làm gia tăng sư ̣ nguy hiểm và xói mòn do nước . Vì vậy đất đai và lượng mưa cấu

    thành nguồn tài nguyên không tái tạo và do vậy là một chủ đề quan trọ
    ng ảnh hưởng

    đến việc quản trị đất và chiến lược bảo vệ tự nhiên với yêu cầu cần có nhiều thông tin
    liên quan và bản đồ chức năng khác nhau . Hê ̣ thống đánh giá đất đai hữu du ̣ng với hê ̣

    thống thông tin điạ lý đươ ̣c sử du ̣n g để phát triển sư ̣ lưu trữ dữ liê ̣u không
    gian cho

    đánh giá và đề nghi ̣chiến lươ ̣c quản tri ̣đất đối với viê ̣c bảo vê ̣ môi trường hiê ̣u quả .
    Đồng bằng sông Cửu Long do quá trình tác động của con người tới điều kiện tự nhiên
    cho thấy hiệu quả sử dụng đất đai qua nhiều năm có xu hướng giảm với nhiều hình
    thức khác nhau chứng tỏ rằng trong đất có khả năng bị suy thoái. Đánh giá đất đai là
    cơ sở và nền tảng cho quy hoạch sử dụng đất đai, đánh giá đất đai bên cạnh việc liên
    quan đến các yếu tố thuận lợi và bất lợi của môi trường, kết quả này còn cung cấp rất
    nhiều thông tin liên quan đến tính chất của đất đai và những tác động của con người
    trong việc sử dụng đất đai. Nhằm để khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý,
    đáp ứng được nhu cầu thực tế trong sử dụng đất đai kèm theo sự phát triển của xã hội,
    hạn chế sự suy thoái về đất đai ở ĐBSCL thì việc đánh giá đất đai, xây dựng các chất
    lượng đất đai, đồng thời đánh giá được khả năng thích nghi của một số cơ cấu cây
    trồng là rất cần thiết cho sự phát triển nền nông nghiệp.
    Hiện nay vấn đề nghiên cứu về đánh giá đất đai không chỉ chú ý phần điều kiện môi
    trường tự nhiên và hệ thống canh tác nữa mà người ta quan tâm nhiền hơn về lĩnh vực
    kinh tế để đáp ứng yêu cầu về xã hội của người sử dụng đất. Đặc biệt trong phần đánh
    giá đất đai của FAO (1976) có đề cập đến vấn đề đánh giá định lượng đất đai về mặt
    kinh tế để hỗ trợ cho việc chọn lựa kiểu sử dụng đất đai trong từng thời kỳ trên cơ sở
    thích nghi đất đai về mặt tự nhiên. Đánh giá thích nghi định lượng kinh tế là loại đánh
    giá mà toàn thể hay ít nhất có một phần kết quả được diễn tả dưới dạng kinh tế hay tài
    chính. Những tính chất cần thiết là sử dụng giá trị tiền tệ cho phần chi phí đầu tư và
    giá cả trong phần thu hồi và lợi nhuận. Giới hạn giữa các lớp thích nghi được xác định
    với ít nhất có một phần dưới dạng kinh tế (Lê Quang Trí, 2010).
    Tuy nhiên, vấn đề khó khăn gặp phải là khi đánh giá phân hạng thích nghi định lượng
    kinh tế phải điều tra tất cả các số liệu kinh tế của các đơn vị đất đai của các kiểu sử
    dụng đất đai, một vấn đề cần quan tâm là giữa đánh giá định tính và định lượng có mối
    liên hệ như thế nào có thể dùng phương pháp chuyển đổi trực tiếp từ kết quả định tính
    được hay không. Ngoài ra trong phân cấp yếu tố hiện nay chưa có cơ sở nào chứng
    minh việc phân cấp yếu tố là đúng với thực tế với sự chấp nhận của người dân hay
    không, các vấn đề trên chưa có nghiên cứu nào chứng minh nó giống hay khác nhau.
    Đây là vấn đề cần phải nghiên cứu cụ thể để tìm ra quy trình hướng dẫn các nhà đánh
    giá đất đai đánh giá định lượng trong điều kiện cụ thể để làm cơ sở phục vụ cho quy
    hoạch sử dụng đất đai bền vững.
    Từ những nhận định trên, cần thiết phải xây dựng mối quan hệ giữa đánh giá đất đai
    định lượng kinh tế trên cơ sở chuyển đổi từ kết quả thích nghi định tính và kiểm
    chứng thực tế để phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất đai, cũng như nghiên cứu đánh
    giá độ phì nhiêu trên các cơ cấu sử dụng đất, từ đó có thể quản lý và sử dụng một cách
    hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai tổng hợp. Với kết quả tìm được sẽ là công cụ được
    sử dụng để đánh giá đất đai định lượng kinh tế được chính xác và giúp giải quyết cho
    việc quyết định các kiểu sử dụng đất đai nào cần được phát triển trong từng giai đoạn
    phát triển của nền kinh tế thị trường.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Mục tiêu tổng quát: Xây dựng mối quan hệ giữa kết quả đánh giá thích nghi định
    tính theo điều kiện tự nhiên với phân hạng thích nghi định lượng môi trường thông qua
    phân loại độ phì của đất và phân hạng thích nghi đất đai lượng kinh tế bằng phương
    pháp chuyển đổi và kiểm chứng thực tế.
    - Mục tiêu cụ thể:
    + Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá phân hạng thích nghi đất đai thông
    qua các phần mềm chuyên dụng.
    + Nghiên cứu khả năng phân hạng thích nghi đất đai định lượng về đất và độ phì cho
    đất lúa trên cơ sở kết quả đánh giá đất đai định tính.
    + Đánh giá mối liên hệ giữa đánh giá phân hạng thích nghi đất đai định tính với phân
    hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế, trong đó quan trọng nhất là xác định
    phương pháp để xây dựng bảng phân cấp yếu tố kinh tế thông qua kết quả kiểm chứng
    thực tế.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
    Ý nghĩa khoa học:
    - Tìm ra mối quan hệ giữa kết quả phân hạng thích nghi định tính và phân loại độ phì
    của đất lúa theo hệ thống phân lọai FCC cho công tác phân hạng thích nghi đất đai
    định lượng môi trường.
    - Trên cơ sở quy trình đánh giá đất đai của FAO (1976), xây dựng phương pháp
    chuyển đổi kết quả phân hạng thích nghi đất đai định tính sang phân hạng thích nghi
    định lượng kinh tế trên cơ sở sử dụng phần trăm năng suất tối hảo để xác định các đặc
    tính kinh tế của các kiểu sử dụng đất đai cho các đơn vị bản đồ đất đai. Đây là nền
    tảng cho đánh giá phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế.
    - Các kết quả phân tích và mô tả trong phần đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên của
    từng kiểu sử dụng đất đai về mặt tài chính như: tổng chi phí đầu tư, tổng thu, lợi
    nhuận, hiệu quả đồng vốn (B/C). Trên cơ sở các kết quả điều tra thực tế sự chấp nhận
    của người sử dụng đất đai được sử dụng để làm nền tảng quan trọng cho việc xây dựng
    bảng phân cấp yếu tố kinh tế. Sử dụng ba cách tính trung bình; dùng phân mềm
    PRIMER và bằng sự chấp nhận của người dân thực tế để xây dựng bảng phân cấp yếu
    tố về mặt kinh tế chung cho các kiểu sử dụng đất đai. Đây là chìa khóa cơ bản để đối
    chiếu phân hạng thích nghi đất đai định lượng về mặt kinh tế.
    Ý nghĩa thực tiễn:
    Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa kết quả đánh giá đất đai định tính và đánh giá
    đất đai định lượng kinh tế trước và sau khi kiểm chứng chứng minh được các vấn đề:
    - Quy trình Đánh giá đất đai theo FAO (1976) đã được ứng dụng để phân hạng thích
    nghi đất đai định tính và định lượng kinh tế làm cơ sở phục vụ cho quy hoạch sử dụng
    đất đai của địa phương.
    - Xác định độ phì nhiêu đất lúa thông qua quan hệ giữa thích nghi tự nhiên và phân
    loại độ phì theo FCC để đề xuất ra các giải pháp nâng cao độ phì cho đất lúa.
    - Xây dựng các bước chuyển đổi từ kết quả phân hạng thích nghi định tính sang các
    đặc tính kinh tế của các đơn vị bản đồ đất đai làm giảm chi phí và thời gian điều tra
    thực tế, nhưng vẫn cho kết quả tương tự. Trong đó, quan trọng nhất là đã xác định
    được mức độ % năng suất thực tế giữa các cấp thích nghi trong điều kiện của Đồng
    bằng sông Cửu Long. Từ đó, chọn lựa phương pháp tối ưu phục vụ cho đề xuất sử
    dụng đất để đưa ra định hướng quy hoạch sử dụng đất đai chính xác và phù hợp thực
    tế.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    * Cách tiếp cận:
    - Sử dụng phương pháp khảo sát ngoài đồng cho các đặc tính đất, nước và hiện trạng
    sử dụng đất đai.
    - Sử dụng phương pháp PRA để khảo sát điều tra về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và các
    mô hình canh tác.
    - Áp dụng quy trình đánh giá đất đai của FAO (1976) để đánh giá đất đai định tính cho
    khả năng thích nghi đất đai của các mô hình canh tác đối với các đơn vị bản đồ đất đai.
    - Sử dụng phần mềm ALES để đánh giá đất đai định tính và phân hạng độ phì của đất
    lúa.
    - Sử dụng hệ thống phân loại độ phì tiềm năng FCC (Võ Quang Minh, 2005) để đánh
    giá phân hạng thích nghi độ phì cho đất lúa.
    - Áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO (1976) để đánh giá đất đai định
    lượng kinh tế.
    - Sử dụng phương pháp tính tổng hệ số trung bình để xác định % năng suất tối hảo
    khác biệt giữa các mức độ thích nghi, từ đó làm cơ sở cho việc chuyển đổi các đặc tính
    kinh tế cho các đơn vị đất đai và xây dựng bảng phân cấp yếu tố kinh tế cho các kiểu
    sử dụng đất đai để đánh giá phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế.
    * Phạm vi nghiên cứu: Huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh được chọn làm điểm nghiên
    cứu để thực hiện các phương pháp vì đây là Huyện nằm trong vùng ngọt hoá của tỉnh,
    có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có cơ cấu canh tác đa dạng.
    Theo trung tâm Xúc tiến-thương mại-du lịch, tỉnh Trà Vinh (2004). Huyện Càng Long
    có những đặc điểm là Trung tâm của huyện nằm ven Quốc lộ 53, nối liền hai tỉnh Trà
    Vinh và Vĩnh Long, cách thành phố Trà Vinh 21km và cách thành phố Vĩnh Long
    43km. Huyện Càng Long được xem là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội của
    tỉnh Trà Vinh với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Toàn huyện có 14/14 xã, thị trấn,
    với 135 ấp khóm. Càng Long nằm ở phía Bắc tỉnh Trà Vinh là huyện cửa ngõ của tỉnh.
    Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thành phố Trà Vinh.
    Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long.
    Phía Nam giáp huyện Tiểu Cần và huyện Cầu Kè.
    Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bến Tre.
    Diện tích tự nhiên toàn huyện 30.009,88 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 24.835,51
    ha, chiếm 82,75% trên tổng diện tích, số còn lại là các loại đất khác.
    Khí hậu địa hình đất đai thích hợp cho việc bố trí cơ cấu sản xuất đa dạng, thích hợp
    cho việc canh tác lúa, hoa màu và cây lâu năm.
    5. Những đóng góp của nghiên cứu:
    - Trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp bền vững cần thiết phải xây dựng quy hoạch
    và định hướng sử dụng đất một cách hợp lý thì điều cần quan tâm là công tác đánh giá
    đất đai. Đánh giá thích nghi đất đai định tính (theo điều kiện tự nhiên) bằng hai
    phương pháp là đối chiếu và dùng phần mềm tự động ALES đã giúp cho địa phương
    và các nhà quy hoạch sử dụng đất đai xác định được các mức độ thích nghi của các
    kiểu sử dụng đất, chọn ra được kiểu sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa
    phương đem lại hiệu quả kinh tế cao trong canh tác đất nông nghiệp tại huyện.
    - Đánh giá đất đai định lượng về môi trường trên cơ sở phân loại độ phì tiềm năng
    FCC trên đất canh tác lúa có ứng dụng phần mềm ALES trong đánh giá phân loại, so
    sánh được kết quả đánh giá thích nghi tự nhiên và kết quả phân loại độ phì tiềm năng
    với các mức độ thích nghi trên một số ĐVBĐ đất đai. Đây cũng là điểm mới của luận
    án để xác định việc có thể sử dụng một số đặc tính đất đai của đánh giá định tính để
    thay thế cho đánh giá định lượng môi trường trong điều kiện độ phì của đất lúa.
    - Trong kết quả nghiên cứu có phần đánh giá đất đai định lượng kinh tế đã xác định
    các đặc tính kinh tế là đầu tư, thu nhập, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn (B/C), trong
    phạm vi nghiên cứu chỉ xác định hai đặc tính kinh tế là lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn
    (B/C) để tiến hành đánh giá định lượng cho 8 kiểu sử dụng đất đai trong vùng nghiên
    cứu, đánh giá được từng mức độ thích nghi cho các kiểu sử dụng trên từng ĐVBĐ đất
    đai giúp cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng và xác định được
    kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo phù hợp với điều
    kiện tự nhiên vì trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững. Trong phân hạng thích
    nghi đất đai định lượng kinh tế được dựa trên sự chuyển đổi từ định tính sang định
    lượng thông qua phần trăm năng suất tối hảo theo tỷ lệ đánh giá FAO (1976) S1 lớn
    hơn 80% năng suất tối hảo, S2 từ 40% đến 80% năng suất tối hảo, S3 từ 20% đến 40%
    năng suất tối hảo, và N nhỏ hơn 20% , đây là điểm mới của luận án trong việc kết nối
    giữa phân hạng thích nghi đất đai định tính và phân hạng thích nghi đất đai định lượng
    kinh tế.
    - Thông qua kiểm chứng thực tế luận án đã nghiên cứu đánh giá sự chấp nhận của
    người dân về các mức độ thích nghi từ đó xây dựng bảng phân cấp yếu tố và phân
    hạng lại khả năng thích nghi đất đai. So sánh được kết quả đánh giá đất đai định lượng
    kinh tế trước và sau khi kiểm chứng thực tế, trên cơ sở đó mà đề xuất thang đánh giá
    giữa các cấp thích nghi phù hợp với thực tế nhất trong điều kiện của Đồng bằng sông
    Cửu Long, giúp cho việc đề xuất đánh giá đất đai hiệu quả phục vụ cho quy hoạch sử
    dụng đất đai bền vững theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo hướng công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ đó giảm chi phí và thời gian khảo sát thực tế về các chỉ số
    kinh tế. Đây là điểm mới của luận án.
    - Từ kết quả kiểm định thực tế với sự chấp nhận của người dân trong điều kiện đồng
    bằng sông Cửu Long, bảng phân cấp yếu tố kinh tế cho các kiểu sử dụng đất đai được
    xây dựng bằng phương pháp tính % năng suất tối hảo đã tìm ra được thông qua nghiên
    cứu cho các cấp thích nghi của S1, S2, S3, N. Kết quả đã xây dựng được công thức
    tính để làm cơ sở xây dựng bảng phân cấp yếu tố kinh tế phù hợp cho các kiểu sử dụng
    đất đai đang được thực hiện. So sánh cho thấy mức độ chênh lệch giữa phân cấp yếu tố
    thực tế của người dân so với quy trình FAO (1976), theo công thức được tìm ra từ thực
    tế trong nghiên cứu này đã phân cấp S1, S2, S3, N đối với đặc tính kinh tế lợi nhuận
    và có thể tính cho các đặc tính kinh tế khác. Công thức tính cho lợi nhuận (LN) như
    sau: theo công thức sau:

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
    1.1 ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI:
    1.1.1 Đánh giá đất đai định tính:
    1.1.1.1 Khái niệm:
    Theo Lê Quang Trí (2000; trong Nguyễn Thị Diệu Huyền, 2003) thì đánh giá đất đai là
    sự so sánh dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những yêu cầu về quản trị và
    bảo vệ môi trường sử dụng đất đai. Do đó khi thực hiện cần có sự phối hợp đa ngành
    bao gồm các nhà khoa học về đất, cây trồng, hệ thống canh tác, cũng như các chuyên
    gia về lâm nghiệp, kinh tế - xã hội. Tùy theo từng vùng và từng mục đích đánh giá quy
    hoạch sử dụng đất đai khác nhau mà thành phần các nhà khoa học khác nhau.
    Ngoài ra theo Huizing (1992; trong Nguyễn Thị Diệu Huyền, 2003), đánh giá đất đai
    là một cơ sở then chốt quan trọng trong việc sử dụng đất cho cây trồng. Kết quả của
    đánh giá đất đai cho ta những thông tin về những loại đất và các điều kiện tự nhiên
    khác (đơn vị bản đồ đất) cho việc lựa chọn kiểu sử dụng đất đai.
    1.1.1.2 Phân hạng thích nghi đất đai theo FAO (1976):
    a. Quy trình của đánh giá đất đai:
    Theo FAO (2004) và Lê Quang Trí (1998) thì quy trình của đánh giá đất đai bao gồm
    các bước sau :
    Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai dựa trên cơ sở kết quả
    điều tra khảo sát các nguồn tài nguyên đất đai như: Khí hậu, địa hình,
    đất, nước, thực vật, nước ngầm. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai sẽ có
    những đặc tính đất riêng và khác so với những đơn vị bản đồ đất đai
    lân cận.
    Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phải phù hợp và liên
    quan đến các mục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng bởi
    các nhà quy hoạch cũng như phải phù hợp với những điều kiện về
    kinh tế xã hội và tự nhiên môi trường trong khu vực đang thực hiện.
    Chuyển đổi đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các
    chất lượng đất đai mà những chất lượng đất đai này ảnh hưởng trực
    tiếp đến các kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc.
    Xác định các yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã được
    chọn lọc, hay gọi là yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở các chất lượng
    đất đai.
    Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai

    được diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng đất đai của
    mỗi đơn vị bản đồ đất đai được diễn tả dưới dạng yếu tố chẩn đoán.
    Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích nghi đất đai của mỗi
    đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đai.
    Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và
    những yêu cầu về quản trị và bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai. Do đó trong việc
    thực hiện cần phối hợp đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất đai, cây trồng, hệ
    thống canh tác, cũng như các chuyên gia lâm nghiệp, kinh tế và xã hội. Tùy theo
    những vùng và mục đích đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng khác nhau
    mà thành phần các nhà khoa học tham gia cũng thay đổi.
    b. Nguyên lý đánh giá đất đai:
    FAO (1976) đã xây dựng nên hệ thống khả năng phân hạng thích nghi đất đai cho các
    kiểu sử dụng đất đai khác nhau. Đây là hệ thống bao gồm các nguyên tắc và quan điểm
    trên cơ sở đánh giá thích nghi cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương (Lê Quang
    Trí, 2004).
    Nguyên tắc đánh giá thích nghi đất đai là cho loại sử dụng đất riêng biệt trên cơ sở
    đánh giá đất đai của FAO (1976) và phát triển hình thành các phương pháp đánh giá
    đất đai cho: Nông nghiệp sử dụng nước trời (1983); lâm nghiệp (1984); nông nghiệp
    sử dụng tưới (1985); cho đồng cỏ thì đang phát hành.
    Các nguyên lý đánh giá đất đai:
    - Nguyên lý 1: Khả năng thích nghi đất đai phải được đánh giá và phân hạng cho một
    loại sử dụng đất đai chuyên biệt.
    - Nguyên lý 2: Đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận và mức đầu tư cần
    thiết cho từng kiểu sử dụng đất đai khác nhau.
    - Nguyên lý 3: Đánh giá đất đai đòi hỏi phải đa ngành.
    - Nguyên lý 4: Đánh giá cần phải đứng trên quan điểm sự ảnh hưởng và liên quan các
    yếu tố về môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội đến vùng đang nghiên cứu.
    - Nguyên lý 5: Đánh giá phải xây dựng trên cơ sở nền tảng tính bền vững.
    - Nguyên lý 6: Đánh giá thích nghi thường phải so sánh nhiều kiểu sử dụng.
    1.1.1.3 Thiết lập các giá trị giới hạn cho các yêu cầu sử dụng đất đai:
    Theo Lê Quang Trí (2005), giá trị giới hạn là giá trị của một chất lượng đất đai hay đặc
    tính đất đai được xác định bởi những giới hạn phân hạng của khả năng thích nghi đất

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    Bộ môn Khoa Học Đất & Quản Lý Đất Đai, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học
    Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, 2006. Báo cáo tổng hợp điều chỉnh
    quy hoạch tiểu vùng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông – ngư nghiệp huyện
    Càng Long, tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng 2020.
    Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia: Cẩm nang dành cho Thúc đẩy viên
    http://www.rudep.org/Doc/VNADD0609_3_PRA%20Guide%20for%20Fac
    ilitators_2006_Viet.pdf truy cập ngày 25/02/2008.
    Đỗ Thị Thanh Ren, 1999. Giáo trình quan hệ đất và cây trồng, Khoa nông
    nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ.
    Lê Cảnh Định, 2009. Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định về không gian phục vụ
    cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp (Spatial Decision Support System
    for Agricultural Land-use Planning). Luận án tiến sĩ.
    Lê Quang Trí (1996), Giáo trình đánh giá đất đai. Bộ môn Khoa học đất và
    Quản lý đất đai, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng. Trường Đại học
    Cần Thơ.
    Lê Quang Trí (1996), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai, Bộ Môn Khoa Học
    Đất & Quản Lý Đất Đai, Khoa Nông Nghiệp, Đại Học Cần Thơ.
    Lê Quang Trí, 2005. Giáo trình đánh giá đất đai. Khoa Nông Nghiệp & SHƯD.
    Đại Học Cần Thơ.
    Lê Quang Trí, 2010. Giáo trình đánh giá đất đai. NXB Đại học Cần Thơ.
    Lê Quang Trí. 1998. Giáo trình Tài nguyên đất đai. Bộ môn Khoa Học Đất &
    Quản Lý Đất Đai, khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ .
    Lê Thị Linh, 2002. Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất đai đến năm
    2010 tỉnh Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp, Bộ Môn Khoa Học Đất và Quản lý
    Đất Đai, Khoa Nông Nghiệp, Đại Học Cần Thơ.
    Lê Thị Mộng Chung và Phạm Thị Mỹ Ngọc, 2006. Đánh giá các yếu tố sảnh
    hưởng đến hệ thống sử dụng đất đai xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh
    Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Quản lý đất đai, Khoa Nông
    Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Tr ư ờng Đại Học Cần Thơ.
    Nguyễn Hữu Trí. 1998. Ứng dụng phần mềm ALES trong đánh giá thích nghi
    cho khu vực đất phèn (nhiễm mặn) thuộc hai huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị, tỉnh
    Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần
    Thơ.
    Nguyễn Mỹ Hoa, 1997. Hóa học đất. Trong: Bài giảng Thổ nhưỡng học, Khoa
    nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ.
    Nguyễn Ngọc Trân. 1999. Sử dụng công nghệ thông tin trong quy hoạch phát
    triển vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kỷ yếu “Diễn đàn Công nghệ
    Thông tin Việt Nam”, TPHCM, tháng 4/1999, trang 44-49.
    Nguyễn Thế Thận và Trần Công Yên, 2000. Tổ chức thông tin địa lý GIS và
    phần mềm mapinfo 4.0. NXB Hà Nội.
    Nguyễn Thị Diệu Huyền, 2003. Phương pháp đánh giá phân bổ sử dụng đất đai
    đa mục tiêu bằng kỹ thuật GIS tại huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Luận văn
    tốt nghiệp đại học ngành Quản lý đất đai, khoa Nông Nghiệp và SHƯD,
    Đại Học Cần Thơ.
    Nguyễn Trúc Lâm, 2001. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai trên cơ sở hiện
    trạng sử dụng đất đai của huyện Châu Phú, tỉnh An Giang bằng kỹ thuật hệ
    thống thông tin địa lý GIS. Luận văn tốt nghiệp. Khoa Nông Nghiệp và Sinh
    Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
    Phạm Thanh Vũ, 2007. Xây dựng quy trình xác định các yếu tố đầu vào/ đầu ra
    của hệ thống sử dụng đất đai trong quy hoạch sử dụng đất đai bền vững cấp
    xã. Luận án thạc sĩ. Khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng. Trường Đại
    Học Cần Thơ.
    Phạm Thị Thanh Hoa, 1997. Ứng dụng kỹ thuật GIS trong đánh giá thích nghi
    cho cây mía trên vùng đất phèn đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt
    nghiệp. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần
    Thơ.
    Roãn Ngọc Chiến. 2001. Đánh giá đất đai cho việc sử dụng đất đai đa mục tiêu
    trong phát triển kinh tế- xã hội của xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm, tỉnh
    Vĩnh Long. Luận án Thạc sĩ khoa học Ngành Nông học.
    Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt, Nguyễn Khang và Nguyễn Văn Tân. 1999. Sổ tay
    điều tra, phân loại đánh giá đất. NXB Nông Nghiệp Hà Nội 1999.
    Trần Kim Tính (chủ biên), 1995. Giáo trình thổ nhưỡng, Bộ Môn Khoa Học
    đất, Khoa nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ.
    Trần Thị Cẩm Ly, 2003. Xây dựng quy trình đánh giá quy hoạch sử dụng đất
    bằng kỹ thuật GIS. Luận văn tốt nghiệp. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
    Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
    Trần Văn Măng. 1999. Kết quả và quá trình quản lý cơ sở dữ liệu quy hoạch sử
    dụng đất đai tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 bằng kỹ thuật thông tin địa lý
    GIS. Luận án Thạc sĩ khoa học ngành nông học. Khoa Nông nghiệp,
    Trường Đại học Cần Thơ.
    Văn Phạm Đăng Trí, 2001. Ứng dụng một số phương pháp đánh giá đất đai đa
    mục tiêu trong phát triển kinh tế xã hội ở xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm,
    tỉnh Vĩnh Long. Tiểu luận tốt nghiệp đại học ngành Quản lý đất đai, Khoa
    Nông Nghiệp và SHƯD, Đại Học Cần Thơ
    Võ Quang Minh, 2002. Giới thiệu hệ thống FCC để đánh giá và phân loại độ
    phì tự nhiên của đất. Tạp chí Khoa học đất số 16/2002, ISSN 0868-3743,
    Hội khoa học đất Việt Nam, Trang 142-147.
    Võ Quang Minh, 2007. Giáo trình hệ thống thông tin địa lý (ĐHCT, Khoa
    NN&SHUD).
    Võ Quang Minh, 2007. Xây dựng hệ thống phân loại độ phì đất lúa đồng bằng
    sông Cửu Long. Luận án Tiến sĩ ngành nông nghiệp, Trường Đại Học Cần
    Thơ.
    Võ Thị Gương, 1998. Các trở ngại của đất sản xuất nông nghiệp, Bộ Môn Khoa
    Học đất, Khoa nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ.
    Tiếng nước ngoài.
    Antonio Jimenez (1995). Land Evaluation Department of Soil, Crop, and
    Atmospheric sciences, College of Agriculture and Life sciences. Cornell
    university.
    Driessen, -P.M.1986. Quantified Land Evaluation (QLE) procedures, a new
    tool for land-use planning. Department of soil science and Geology.
    Agricultural Univ, Wageningen, Netherland.
    Euroconsult, 1989. Agriculture Compendium for rural development in tropics
    and subtrpics. Amsterdam: Elesvier. p. 140-142.
    Fao - Unesco, 1998a. Soil map the World.
    Fao - Unesco, 1998b. Word reference base for soil resources. Food and
    agriculture organization of the united Nation, Rome.
    FAO, 1976. Aframework for land evaluation. FAO Soil Bulletin 32, FAO,
    Rome, Italy.
    FAO, 1983. Guidelines: Land evaluation for Irrigated agriculture. Soil Bulletin
    55, Rome, Italy
    FAO, 1985. Guidelines: Land evaluation for rainfed agriculture. Soil Bulletin
    52, Rome, Italy
    FAO, 1995. Digital soil map of the world and derived soil properties. FAO.
    Rome. Italy.
    Huizing H., 1992. Multiple goal analysis for land use planningin: the proceding
    for DLD-ITC worshop on GIS and RS natural resource management by
    ILWIS. Nov 25-27, 1992 pattya. Thailand.
    Hunt. E.D and E.C Godilano, 1992. Use of geographic information systems in
    agriculture paper presented in Semina on Satellite Remote Sensing and GIS
    in Agriculture Research. International Rice Research Institute. Los Banos,
    Philippines.
    SARIFI, M. A. 1990. Introduction to Multicriteria Evaluation Techniques. ITC,
    Enschede. 85p.
    Van Staveren and Van Dusseldorped, 1983. Framework for region planning in
    development countries. ILRI.
    Vo Quang Minh, 1995. Use of soil and agrohydrological charateristics in
    developing technology extrapolation methology: A case Study of the
    Mekong Delta, Vietnam. 168p.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...