Tiến Sĩ Đánh giá đáp ứng tạo kháng thể sau tiêm phòng vắcxin viêm gan B ở trẻ có mẹ mang HBsAg ( FULL TEXT)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. VIRUS VIÊM GAN 3
    1.1.1. Đặc điểm sinh học của VRVGB 5
    1.1.2. Khả năng gây bệnh của VRVGB 10
    1.2. DỊCH TỄ HỌC CỦA NHIỄM VRVGB 13
    1.2.1. Các phương thức lây truyền của VRVGB 13
    1.2.2. Tình hình nhiễm VRVGB 15
    1.2.3. Dự phòng và kiểm soát viêm gan B 19
    1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH SINH MIỄN DỊCH CỦA VẮCXIN VIÊM GAN B TRÊN TRẺ CÓ MẸ MANG HBsAg 23
    1.3.1. Đối tượng tiêm vắcxin 24
    1.3.2. Đường tiêm 24
    1.3.3. Tiêm đồng thời hoặc phối hợp với các vắcxin khác 24
    1.3.4. Nhiệt độ bảo quản vắcxin 25
    1.3.5. Lịch tiêm vắcxin 25
    1.3.6. Thời điểm tiêm mũi vắcxin phòng viêm gan B sơ sinh 27
    1.3.7. Liều lượng vắcxin 28
    1.3.8. Phối hợp với HBIg 29
    1.3.9. Tình trạng nhiễm VRVG ở mẹ 30
    1.3.10. Tình trạng lây truyền của VRVGB trong tử cung 30
    1.3.11. Các biện pháp điều trị khi mang thai 32
    1.3.12. Đột biến VRVGB 35
    1.4. HIỆU QUẢ CỦA TIÊM PHÒNG VẮCXIN VIÊM GAN B RỘNG RÃI TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG 36
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    2.1. ĐỊA ĐIỂM THỜI GIAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39
    2.1.1. Địa diểm nghiên cứu 39
    2.1.2. Thời gian nghiên cứu 39
    2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 40
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 42
    2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 43
    2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 45
    2.2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 48
    2.2.5. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 49
    2.3. VẬT LIỆU MÁY MÓC TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 55
    2.3.1. Vật liệu nghiên cứu 55
    2.3.2. Máy móc trang thiết bị nghiên cứu 56
    2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 56
    2.5. HẠN CHẾ SAI SỐ 60
    2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 61
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
    3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 63
    3.1.1. Thông tin chung của các bà mẹ trong nghiên cứu 63
    3.1.2. Thông tin chung của nhóm trẻ sơ sinh tham gia nghiên cứu 65
    3.2. HIỆN TRẠNG NHIỄM VRVGB Ở CON NGAY SAU KHI SINH 66
    3.2.1. Tỷ lệ các dấu ấn của VRVGB trong máu mẹ 66
    3.2.2. Tỷ lệ các dấu ấn của VRVGB trong máu cuống rốn con 67
    3.2.3. Liên quan giữa sự xuất hiện của các dấu ấn VRVGB trong máu cuống rốn con với sự hiện diện của chúng trong máu mẹ 68
    3.3. HIỆU QUẢ CỦA TIÊM VẮCXIN PHÒNG VIÊM GAN B TRÊN TRẺ CÓ MẸ MANG HBsAg 70
    3.3.1. Hiệu quả tiêm vắcxin phòng viêm gan B 70
    3.3.2. Liên quan giữa sự xuất hiện của các dấu ấn VRVGB trong máu con sau tiêm phòng với sự hiện diện của chúng trong máu mẹ khi sinh con 72
    3.3.3. Liên quan giữa sự xuất hiện của các dấu ấn VRVGB trong máu của trẻ sau tiêm phòng với sự hiện diện của chúng trong máu cuống rốn khi sinh 75
    3.4. CÁC YÉU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TIÊM PHÒNG 78
    3.4.1. Các dấu ấn VRVGB trong máu mẹ khi sinh con 78
    3.4.2. Các dấu ấn VRVGB trong máu cuống rốn 83
    3.4.3. Thời điểm tiêm phòng vắcxin viêm gan B 88
    3.4.4. Các yếu tố khác 91
    Chương 4: BÀN LUẬN 93
    4.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 93
    4.2. HIỆN TRẠNG NHIỄM VRVGB Ở CON NGAY SAU KHI SINH 93
    4.2.1.Tỷ lệ các dấu ấn của VRVGB trong máu mẹ 93
    4.2.2. Tỷ lệ các dấu ấn của VRVGB trong máu cuống rốn 96
    4.2.3. Liên quan giữa sự xuất hiện của các dấu ấn VRVGB trong máu cuống rốn với sự hiện diện của chúng trong máu mẹ 100
    4.3. HIỆU QUẢ TIÊM PHÒNG VẮCXIN VIÊM GAN B TRÊN TRẺ CÓ MẸ MANG HBsAg 104
    4.3.1. Hiêu quả tiêm phòng vắcxin viêm gan B 104
    4.3.2. Liên quan giữa sự xuất hiện của các dấu ấn VRVGB trong máu của trẻ sau tiêm phòng với sự hiện diện của chúng trong máu mẹ 110
    4.3.3. Liên quan giữa sự xuất hiện của các dấu ấn VRVGB trong máu của trẻ sau tiêm phòng với sự hiện diện của chúng trong máu cuống rốn 113
    4.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH SAU TIÊM PHÒNG VẮCXIN VIÊM GAN B Ở TRẺ CÓ MẸ MANG HBsAg 115
    4.4.1. Liên quan giữa đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng và các dấu ấn VRVGB trong máu mẹ 115
    4.4.2. Liên quan giũa đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng và các dấu ấn VRVGB trong máu cuống rốn 119
    4.4.3. Liên quan giữa đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng với thời điểm tiêm mũi vắcxin VGB đầu tiên 122
    4.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng khác 126
    KẾT LUẬN 129
    KIẾN NGHỊ 131
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nhiễm virus viêm gan B (VRVGB) là một vấn đề có tính chất toàn cầu. Khoảng 30% dân số trên thế giới (tức 2 tỷ người) bị nhiễm VRVGB, trong đó 350 triệu người mang VRVGB mạn tính. Hàng năm, ước tính trên thế giới có tới một triệu người mang VRVGB mạn tính chết vì ung thư gan nguyên phát và xơ gan [1]. VRVGB là tác nhân gây ung thư đứng thứ hai sau thuốc lá [2]. Virus này có liên quan tới 80% các trường hợp ung thư gan ở nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Á và Châu Phi [3]. Một trong những vấn đề quan trọng của tình hình dịch tễ nhiễm VRVGB là lứa tuổi bị nhiễm. Nếu số người bị nhiễm xảy ra trong thời kỳ thơ ấu càng nhiều thì càng tăng tình trạng người lành mang VRVGB và gia tăng nguy cơ mắc viêm gan mạn tính và ung thư gan do khoảng thời gian dài của quá trình mang virus [2]. Trong những vùng có tỷ lệ VRVGB lưu hành cao, phần lớn nhiễm VRVGB xảy ra trong thời kỳ thơ ấu. Những người này thường mang virus ngay từ khi mới ra đời do mẹ mang virus truyền sang con. Phương thức lây truyền này được gọi là lây truyền dọc [2]. Lây truyền dọc VRVGB từ mẹ sang con có thể xảy ra trong tử cung, trong khi sinh hoặc một thời gian ngắn sau khi sinh. Nguy cơ nhiễm VRVGB mạn tính lên tới 70-90% nếu trẻ sinh ra từ các bà mẹ đồng thời có HBsAg(+) và HBeAg(+), nhưng chỉ khoảng 20% nếu bà mẹ có HBsAg(+) và HBeAg(-) [2]. Lây truyền từ người mẹ mang virus sang con là đường lây truyền quan trọng của VRVGB, đặc biệt ở Châu Á nơi tỷ lệ lây truyền VRVGB trong thời kỳ chu sinh chiếm 40% trong tổng số những người mang VRVGB mạn [3]. Để khắc phục nguy cơ lây truyền cũng như hậu quả của nhiễm VRVGB theo phương thức này, Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) đã khuyến cáo đưa vắcxin viêm gan B vào chương trình tiêm chủng cho trẻ em ở tất cả các quốc gia [4].
    Việt Nam nằm ở Châu Á là khu vực có sự lưu hành của HBsAg cao nhất thế giới. Tỷ lệ lưu hành HBsAg ở nước ta nằm trong khoảng từ 10-25% [5], [6], [7]. Ở Việt Nam việc tiêm phòng mũi vắcxin viêm gan B sơ sinh trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang được hướng dẫn trong 24 giờ đầu sau sinh cho tất cả các đối tượng theo khuyến cáo của TCYTTG. Năm 2006, thông tin về các tai biến sau tiêm phòng vắcxin VGB ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Hà Tĩnh đã làm tỷ lệ trẻ được tiêm phòng mũi vắcxin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu giảm từ 67,0% năm 2006 xuống còn 24,0% năm 2007 và 22,0% năm 2008 [8]. Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ, tiêm phòng vắcxin cho trẻ sơ sinh có mẹ mang HBsAg(+) tốt nhất trong 12 giờ đầu sau sinh [9],[10]. Việc tiêm phòng muộn ở nhóm trẻ có nguy cơ cao này có thể là một trong những lý do ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phòng bệnh viêm gan ở nước ta hiện nay. Thực tế đòi hỏi có những bằng chứng khoa học để nâng cao hiệu quả phòng bệnh viêm gan B ở nước ta. Từ đó, đề tài nghiên cứu này được tiến hành nhằm các mục tiêu:
    1. Mô tả hiện trạng nhiễm virus viêm gan B ngay sau sinh ở con của các bà mẹ có HBsAg(+) khi sinh.
    2. Đánh giá mức độ đáp ứng miễn dịch chống virus viêm gan B của trẻ sơ sinh có mẹ HBsAg(+) sinh ra được tiêm phòng vắcxin viêm gan B.
    3. Khảo sát mối liên quan giữa một số dấu ấn virus viêm gan B trong máu mẹ, máu cuống rốn với mức độ đáp ứng miễn dịch chống virus viêm gan B của trẻ sau tiêm phòng đủ 4 mũi vắcxin viêm gan B.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...