Thạc Sĩ Đánh giá đặc điểm rối loạn đông cầm máu về lâm sàng và xét nghiệm ở các bệnh nhân điều trị tại Viện

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Nhu Ely, 1/6/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

    Mục Lục
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 3
    1.1. Sinh lý đông - cầm máu 3
    1.1.1. Giai đoạn cầm máu ban đầu 4
    1.1.2. Đông máu huyết tương 8
    1.1.3. Tiêu fibrin 11
    1.2. Các nhóm bệnh lý huyết học thường gặp tại Viện Huyết học - Truyền
    máu Trung ương 13
    1.2.1. Nhóm giảm sinh tủy xương 13
    1.2.2. Hội chứng rối loạn sinh tủy 13
    1.2.3. Nhóm tăng sinh tủy ác tính . 13
    1.2.4. Nhóm tăng sinh lympho ác tính 14
    1.2.5. Nhóm lơ xê mi cấp 14
    1.2.6. Nhóm u hạch ác tính . 14
    1.2.7. Nhóm thiếu máu 14
    1.2.8. Nhóm bệnh lý tiểu cầu 15
    1.2.9. Nhóm Hemophilia . 16
    1.2.10. Các bệnh lý rối loạn yếu tố đông máu khác 16
    1.2.11. Các bệnh lý khác: bệnh gan, sau điều trị ung thư, các bệnh lý nội
    khoa. 17
    1.3. Bệnh lý rối loạn đông cầm máu hay gặp kèm theo các bệnh lý huyết
    học . 17
    1.3.1. Suy tế bào gan 17
    1.3.2. Thiếu vitamin K . 17
    1.3.3. Thiếu các yếu tố đông máu do tăng tiêu thụ . 18
    1.3.4. Thiếu các yếu tố đông máu do kháng đông lưu hành . 20
    1.3.5. Rối loạn đông máu do truyền máu ồ ạt . 20
    1.3.6. Tăng đông và huyết khối . 20
    1.4. Tình hình nghiên cứu rối loạn đông - cầm máu . 22

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
    2.1. Địa điểm nghiên cứu 25
    2.2. Đối tượng nghiên cứu . 25
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 25
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu . 25
    2.3.2. Các xét nghiệm thăm dò 25
    2.3.3. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu . 31
    2.3.4. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu . 32
    2.3.5. Xử lý số liệu 31

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
    3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 32
    3.1.1. Phân loại bệnh lý điều trị tại Viện . 32
    3.1.2. Đặc điểm về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu . 34
    3.2. Các rối loạn đông cầm máu biểu hiện trên lâm sàng . 36
    3.2.1. Tổng hợp các rối loạn đông cầm máu trên lâm sàng 36
    3.2.2. Các rối loạn đông cầm máu về lâm sàng theo nhóm bệnh 37
    3.2.3. Một số nhóm bệnh lý huyết học đặc biệt với các biểu hiện rối
    loạn đông cầm máu trên lâm sàng . 41
    3.3. Các rối loạn đông cầm máu thể hiện trên xét nghiệm 43
    3.3.1. Rối loạn các xét nghiệm vòng đầu 43
    3.3.2. Liên quan giữa các rối loạn xét nghiệm đông máu và xuất huyết . 49
    3.3.3. Đông máu rải rác trong lòng mạch . 50
    3.3.4. Một số nhóm bệnh lý có các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm điển
    hình 51

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 57
    4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 57
    4.1.1. Đặc điểm bệnh lý của đối tượng nghiên cứu . 57
    4.1.2. Đặc điểm về tuổi, giới của nhóm nghiên cứu 59
    4.2. Các rối loạn đông cầm máu thể hiện trên lâm sàng . 60
    4.2.1. Biểu hiện rối loạn đông cầm máu trên lâm sàng của các nhóm bệnh lý60
    4.2.2. So sánh biểu hiện rối loạn đông cầm máu trên lâm sàng của một số
    nhóm bệnh . 63
    4.3. Các rối loạn đông cầm máu thể hiện trên xét nghiệm 65
    4.3.1 Rối loạn chung của các xét nghiệm vòng đầu 66
    4.3.2. Rối loạn xét nghiệm vòng đầu theo từng nhóm bệnh lý . 67
    4.4. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm và lâm sàng 70
    4.4.1. Số lượng tiểu cầu và xuất huyết . 70
    4.4.2. Xét nghiệm vòng đầu và xuất huyết 71
    4.5. DIC . 71
    Kết luận 74
    Kiến nghị 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Phụ lục

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trước tháng 3/2004 nằm trong bệnh viện Bạch Mai, là một bệnh viện đa khoa tiếp nhận và điều trị tất cả các bệnh nhân của nhiều chuyên khoa khác nhau. Đối tượng bệnh nhân rất đa dạng nhưng là mô hình bệnh của viện đa khoa, việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý huyết học chưa được tập trung, chưa có đầu tư chuyên sâu và số lượng bệnh nhân của chuyên khoa huyết học cũng chưa nhiều.
    Sau khi Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tách ra khỏi bệnh viện Bạch Mai, số lượng bệnh nhân điều trị bệnh máu tại các tuyến được tập trung gửi về Viện để chẩn đoán và điều trị tăng lên nhiều. Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương thực sự trở thành Viện đầu ngành Huyết học – Truyền máu. Số lượng bệnh nhân được khám và điều trị tăng cao, các loại bệnh lý huyết học được chẩn đoán, điều trị tại Viện ngày càng tăng, Viện đI chẩn đoán được nhiều bệnh lý huyết học khó và hiếm mà trước đây ít gặp như lơxêmi kinh dòng lympho, các bệnh lý rối loạn các yếu tố đông - cầm máu, bệnh lý chức năng tiểu cầu, bệnh Wandenstrom, bệnh Von-Willebrand.
    Hiện nay các phương tiện kỹ thuật được trang bị đầy đủ hơn, hiện đại hơn nên việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Mô hình bệnh tật tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương ngày càng đa dạng, các bệnh lý gặp tại Viện có thể phân loại như: nhóm bệnh lý giảm sinh tuỷ suy tuỷ, giảm sinh tuỷ), nhóm rối loạn sinh tuỷ àtheo FAB 1982 có 5 thể, theo WHO 2001
    có 8 thể), nhóm tăng sinh tuỷ ác tính có 5 thể), nhóm tăng sinh lympho ác tính, nhóm lơxêmi cấp, nhóm u hạch ác tính, nhóm thiếu máu, nhóm hemophilia, nhóm bệnh lý tiểu cầu, nhóm rối loạn các yếu tố đông máu ngoài hemophilia, và các bệnh lý khác.
    Các loại rối loạn đông cầm máu được thể hiện bởi các triệu chứng sau:
    - Lâm sàng: xuất huyết, tắc mạch.
    - Xét nghiệm: số lượng tiểu cầu giảm, PT , APTT, TT kéo dài, thiếu hoặc giảm các yếu tố đông máu II, V, VII, VIII, IX, X, XI, Von - Willebrand .

    Các triệu chứng này có thể gặp ở rất nhiều bệnh, với nhiều chuyên khoa khác nhau như nội, ngoại, sản, nhi, răng hàm mặt . và nhất là trong các bệnh lý huyết học, đây là vấn đề rất đáng quan tâm, nghiên cứu.
    Đặc điểm chung của các nhóm bệnh lý huyết học là sự thay đổi các thành phần của máu như: tăng sinh, giảm sinh tế bào máu, thiếu hụt hoặc mất các thành phần của máu như huyết tương, các yếu tố đông cầm máu ) kết hợp với việc các bệnh máu ác tính thường phải điều trị hoá chất, thuốc ức chế sinh tuỷ, dẫn đến tình trạng xảy ra rất nhiều các rối loạn đông cầm máu và tỷ lệ gặp các loại bệnh lý rối loạn đông cầm máu cũng cao hơn so với các chuyên khoa khác. Một trong các bệnh lý rối loạn đông cầm máu nguy hiểm là đông máu rải rác trong lòng mạch DIC) ngày càng gặp nhiều hơn, việc có được phác đồ chẩn đoán thích hợp, chính xác các bệnh lý rối loạn đông cầm máu như DIC là rất quan trọng và cần phải nghiên cứu.
    Trên thế giới cũng như khu vực Châu á có rất ít bệnh viện nào tập trung số lượng Bệnh nhân mắc các bệnh lý Huyết học nhiều như tại Viện Huyết học
    – Truyền máu trung ương. Các bệnh lý cũng rất đa dạng, gần như đầy đủ các nhóm bệnh lý về Huyết học.
    Từ khi tách thành Viện đầu ngành đến nay, chưa có nghiên cứu tổng thể nào về rối loạn đông cầm máu trong các bệnh lý huyết học tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
    với mục tiêu:
    Đánh giá đặc điểm rối loạn đông cầm máu về lâm sàng và xét nghiệm ở các bệnh nhân điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương từ tháng 8/2007 đến tháng 7/2008
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...