Thạc Sĩ Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn giống cao lương phục vụ công tác chọn giống cao lương ở

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn giống cao lương phục vụ công tác chọn giống cao lương ở Việt Nam

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ðOAN i
    LỜI CẢM ƠN .ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG i
    DANH MỤC ðỒ THỊ .i
    I. MỞ ðẦU .1
    1.1. ðặt vấn ñề .1
    1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2
    1.2.1. Mục ñích .2
    1.2.2. Yêu cầu .2
    PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất cao lương trênthế giới và Việt
    Nam .3
    2.1.1 Tình hình nghiên cứu, sản xuất cao lương trên thế giới .3
    2.1.1. Tình hìnhnghiên cứu, sản xuất cao lương ở Việt Nam .5
    2.2. Thành phần dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây cao lương 6
    2.3. ðặc ñiểm sinh học của cây cao lương 8
    2.4. Yêu cầu ngoại cảnh và khả năng chống chịu củacây cao lương .12
    2.4.1. Yêu cầu ngoại cảnh của cây cao lương, .12
    2.4.2. Khả năng chống chịu của cây cao lương 14
    2.5. Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng cao lương .15
    PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .17
    3.1. Nội dung 1. Thí nghiệm 1. ðánh giá ñặc ñiểm nông sinh học
    của các giống cao lương trong vụ thu ñông 2010 17
    3.2. Nội dung 2. Thí nghiệm 2. ðánh giá khả năng tái sinh của các
    giống cao lương 19
    3.3. Phân tích và xử lý số liệu .20
    PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .21
    4.1. Thí nghiệm 1. ðánh giá ñặc ñiểm nông sinh họccủa các giống
    cao lương trong vụ thu ñông 2010 21
    4.1.1. Thời gian các thời kì sinh trưởng và phát triển của các giống
    cao lương thí nghiệm 21
    4.1.2. ðặc ñiểm sinh trưởng và phát triển của các giống cao lương thí
    nghiệm 26
    4.2 Thí nghiệm 2. ðánh giá khả năng tái sinh của các giống cao
    lương .54
    4.2.1 Khả năng tái sinh của các giống cao lương thí nghiệm 54
    4.2.2 Tốc ñộ tăng trưởng chiều cao cây của những giống cao lương
    tái sinh .55
    4.2.3 ðộng thái ra nhánh của các giống cao lương tái sinh .57
    4.2.5 Năng suất chất xanh của lứa cắt tái sinh .59
    PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 61
    5.1 Kết luận .61
    5.2 ðề nghị .62
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
    PHỤ LỤC 66

    I. MỞ ðẦU
    1.1. ðặt vấn ñề
    Cây cao lương (Sorghum bicolorL. Moench) còn có tên gọi lúa miến, bo
    bo thuộc chi Cao lương (Sorghum), họ Hòa thảo (Poaceae), là một trong
    năm loại cây ngũ cốc quan trọng trên thế giới sau lúa gạo, ngô, lúa mì và lúa
    mạch. [28]
    Theo Evelyn (1951), cao lương có nguồn gốc từ miền Trung Phi cách ñây
    5000 – 7000 năm, sau ñó ñược phát triển ở Ấn ðộ, Trung Quốc và ñược du
    nhập vào Mỹ năm 1850 ñể làm thức ăn gia súc. Hiện nay người ta sử dụng
    cao lương với nhiều mục ñích khác nhau như làm lương thực, làm thức ăn gia
    súc, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất ethanol hay làm nhiên
    liệu sinh học [14]
    Cao lương có những ñặc ñiểm về hình thái và sinh lýthích hợp ñể sinh
    trưởng và phát triển trong những ñiều kiện tự nhiênkhó khăn như úng, hạn,
    mặn mà những loại cây trồng khác khó có thể tồn tại ñược. [12]
    Hiện nay cao lương là cây lương thực chủ yếu ở những vùng bán khô hạn
    của thế giới và chúng thường ñược trồng luân canh với lúa mì, ngô. Tuy
    nhiên diện tích cao lương trồng ñể làm lương thực rất ít mà chủ yếu phục vụ:
    - Làm thức ăn gia súc, thu hoạch thân lá vì khả năng tái sinh cao. Ở Việt
    Nam, cây cao lương cũng ñã ñược nghiên cứu trong thời gian gần ñây ñể làm
    thức ăn gia súc vì cao lương có năng suất chất xanhcao (Bùi Quang Tuấn và
    cs, 2008; Phạm Văn Cường và cs, 2010). Tuy nhiên nhược ñiểm của thân lá
    cao lương là có hàm lượng HCN cao, gây ngộ ñộc cho gia súc.[6]
    - Cao lương ngọt và hạt cao lương là nguồn nguyên liệu ñể chế biến nhiên
    liệu sinh học.
    Nhu cầu thức ăn xanh cho gia súc ở Việt Nam và nhu cầu nguyên liệu chế
    biến nhiên liệu sinh học lớn. Vì vậy cần ñánh giá tập ñoàn giống ñể chọn lọc
    những giống cao lương làm vật liệu cho chọn giống và phát triển theo hai
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 2
    mục ñích trên. Do vậy chúng tôi tiến hành ñề tài: “ðánh giá ñặc ñiểm nông
    sinh học của tập ñoàn giống cao lương phục vụ công tác chọn giống cao
    lương ở Việt Nam”.
    1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài.
    1.2.1 Mục ñích
    Tuyển chọn ñược một số giống cao lương làm vật liệuchọn giống với mục
    ñích khác nhau: thu hoạch thân lá làm thức ăn gia súc và lấy hạt làm nhiên
    liệu sinh học.
    1.2.2 Yêu cầu
     ðánh giá một số ñặc ñiểm sinh trưởng phát triển củacác giống cao
    lương nghiên cứu.
     Xác ñịnh các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt của các giống
    cao lương nghiên cứu.
     ðánh giá năng suất chất xanh và khả năng tái sinh của các giống cao
    lương nghiên cứu.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    3
    PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
    2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất cao lương trên thế giới và Việt Nam
    2.1.1 Tình hình nghiên cứu, sản xuất cao lương trênthế giới
    Cây cao lương là cây ngũ cốc quan trọng thứ 3 ở Hoa Kì và là cây ngũ
    cốc thứ 5 trên thế giới. Hoa kì là nước sản xuất cao lương lớn nhất trên thế
    giới, sau ñó là Niregia và Ấn ðộ. Xuất khẩu hàng ñầu là Hoa Kì, sau ñó là
    Australia và Argentina.
    Bảng 2.1. Các nước sản xuất cao lương chính trên thế giới
    Nước Diện tích trồng (1000ha) Năng suất (kg hạt/ha)
    Hoa kỳ 11,94 382
    Ấn ðộ 9,50 90
    Nigeria 7,52 112
    Mexico 6,4 295
    Argentina 3,35 462
    Trung Quốc 2,78 289
    Sudan 2,52 60
    Australia 2,16 333
    Ethiopia 1,19 119
    Burkina Faso 1,1 78
    Nguồn ICRISAT,2009
    Bảng 2.2. Các nước xuất khẩu cao lương chính trên thế giới
    Nước Xuất khẩu (1000 tấn) Giá (USD/Tấn)
    Mỹ 5,68 94,70
    Argentina 0,58 79,45
    Australia 0,39 100,86
    Pháp 0,22 143,87
    Sudan 0,15 150,00
    Thế giới 7,28 98,16
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    4
    Bảng 2.3. Các nước nhập khẩu cao lương chính trên thế giới
    Nước Nhập khẩu (1000 tấn) Giá (USD/Tấn)
    Nhật 2,34 108,73
    Mexico 4,57 100,06
    Tây Ban Nha 0,34 117,71
    Thế giới 8,02 107,94
    Nguồn ICRRISAT, 2009
    Theo Dr William Dar, Tổng giám ñốc ICRISAT, sự giảimã trình tự ñầy ñủ
    bộ gen cao lương, cây ñầu tiên chống chịu khô hạn giỏi trong ñiều kiện nông
    nghiệp ñất khô mở ra triển vọng lớn về giống cây trồng chịu hạn. “Trình tự bộ
    gen cao lương cho chúng ta những kiến thức về nhữnggen chống chịu hạn tốt
    hơn khi so sánh với các loài cốc”. ICRISAT sẽ kết hợp kiến thức mới này với
    ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống ñể chọn tạo ñược giống cao lương cải
    tiến và giống lai F1 có những tính trạng mong muốn,cải tiến tính chống chịu
    hạn, tính kháng bệnh.[27]
    Thông thường, cây cao lương ñược sử dụng làm thức ăn gia súc, nguyên
    liệu công nghiệp và thực phẩm, loại cây này không những có thể chịu ñược ñiều
    kiện khô hạn tự nhiên mà còn chứa rất nhiều vitaminvà khoáng chất. Cao lương
    ngọt còn ñược sử dụng ñể sản xuất nhiên liệu sinh học. Nguyên liệu ñược sử
    dụng có thể là thân tươi hoặc hạt, do vậy xu hướng sử dụng cao lương trong
    công nghiệp sản xuất ethanol ñang ngày càng phát triển. Năng suất cao lương
    trên 1ha ñạt 32 tấn thân lá và 3 tấn hạt có thể mang lại 3000-4000lit ethanol.
    ðường ở trong thân tạo ra tới 80% lượng cồn và nó chiếm tới 15% trong
    thân tươi. Ở bang Louisiana (Hoa Kỳ), năng suất cồncó thể ñạt từ 1070-1635
    gallon/ha (4050-6190 lit/ha), tương ñương với 25-40thùng ethanol/ha. Ở Trung
    Quốc, chỉ với 4,5kg hạt giống, người nông dân có thể gieo cho 1ha và thu về từ
    45-60 tấn thân tươi ñể sản xuất tới 7000lit ethanol. Tại Ấn ðộ, 1ha cao lương
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    5
    sau 4 tháng thu ñược 2 tấn hạt và 35 tấn thân lá tươi sẽ sản xuất ñược 3160 lít
    ethanol với chi phí 476USD, giá bán 0,39-0,6USD/lítethanol (1232-1896USD/ha). Tại Ấn ðộ, Nam Mỹ và Philippin, người ta ñã sử dụng cao lương
    ngọt ñể sản xuất ethanol. Cao lương ñược thu hoạch,thân ñược ép lấy nước
    bằng trục xay giống như việc ép mía lấy ñường, phầncòn lại cộng với lá có thể
    dùng làm thức ăn gia súc. Sau khi nước ñược ép, nó ñược lên men ñể chuyển
    hóa thành ethanol thô. Ethnol này sau ñó ñược chưngcất và ñêhydrat hóa giống
    như sản xuất ethanol từ hạt. Tại Mỹ, bã ép thường ñược sử dụng làm chất ñốt ñể
    sản xuất ñiện năng do ñó nó ñược bán cho nhà máy nhiệt ñiện, hoặc bã thải
    cũng có thể sử dụng làm phân bón.[26]
    2.1.1. Tình hìnhnghiên cứu, sản xuất cao lương ở Việt Nam
    Ở nước ta, tùy theo vùng mà cây cao lương ñược gọi theo một số tên khác
    nhau như lúa miến, cù làng, mì Cao lương ñược trồng ở các khu vực núi cao
    như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, ðiện Biên hoặc khu vực Tây
    Nguyên. Cao lương ñã ñược ñồng bào các dân tộc vùngnúi dùng làm thức ăn
    chăn nuôi từ lâu ñời.[28]
    Kết quả so sánh khả năng tái sinh và năng suất của 9 giống/dòng cao
    lương trồng trong chậu có nguồn gốc từ ICRISAT và 1giống ñối chứng thu
    thập ở Phú Tân - An Giang thì thấy rằng giống Kep 389 có năng suất cao và phù
    hợp với việc ủ chua làm thức ăn cho gia súc và giống Purdue 81220 thích hợp
    cho chăn thả hoặc làm thức ăn xanh (Nguyễn Thị BíchNgọc, 2005).[4]
    Gần ñây, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tiến hành thu thập và
    ñánh giá một số giống cao lương ở các ñịa phương trong nước như Bản Phố
    (Bắc Hà - Lào Cai), Vũ Nông (Hà Quảng - Cao Bằng), Lũng Nặm (Hà Quảng -
    Cao Bằng), Kéo Yên (Hà Quảng - Cao Bằng). Một số giống cao lương cũng ñã
    ñược nhập nội từ Nhật Bản: Idian Sorghum, Hayakawa,Kazetachi, Gold sorgo,
    Suzuko Phạm Văn Cường (2006) ñã tiến hành mô tả các ñặc tính thực vật học
    của các giống cao lương ñồng thời ñánh giá ñặc tínhnông - sinh học qua các vụ
    trồng khác nhau tại ðại học Nông nghiệp Hà Nội.[2].Bước ñầu tác giả cũng ñã

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. Tài liệu trong nước
    1 Lê Hoà Bình, Vũ Chí Cương, Hoàng Thị Lãng, Phan Thị Phần, Ngô ðình
    Giang, 1992. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập ñoàn cây keo dậu và cao
    lương làm thức ăn gia súc. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật 1985-1990 của Viện Chăn nuôi. NXB Nông nghiệp. Tr. 127 -132.
    2 Phạm Văn Cường, 2006. ðánh giá ñặc tính nông sinh học của một số cây
    lấy hạt (Mạch, cao lương) thu thập từ miền núi phíabắc và nhập nội từ
    Nhật Bản. Báo cáo nghiệm thu ñề tài nghiên cứu khoa học cấptrường, ñại
    học Nông nghiệp Hà Nội.
    3 Trần Văn Hoà, 2003. Giáo trình môn sinh lý thực vật. Trường ðại học
    Cần Thơ. Tr. 76 - 77.
    4 Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2005. So sánh khả năng tái sinh và năng suất của
    9 giống/dòng cao lương trồng trong chậu. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư
    ngành phát triển Nông thôn, trường ðại học An Giang.
    5 Hoàng Minh Tấn,Nguyễn Quang Thạch. Sinh lý thực vật. NXB Nông
    nghiệp, Hà Nội 1996
    6 Tiêu chuẩn ngành (10TCN322- 2003) Phương pháp kiểm nghiệm hạt
    giống cây trồng. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2005
    7 Bùi Quang Tuấn, 2006. Nghiên cứu giá trị thức ăn của một số cây thức ăn
    gia súc có nguồn gốc từ vùng ôn ñới tại Tân Yên BắcGiang”. Tạp chí
    KHKT Chăn nuôi số 9/2006, Tr. 23 - 27.
    8 Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Xuân Trạch, Phạm Văn Cường, 2007. Giá trị
    thức ăn chăn nuôi của một số giống cao lương trong mùa ñông tại Gia
    Lâm - Hà Nội. Tạp chí KHKT NN số 5/2007
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 64
    B.Tài Liệu nước ngoài
    9 Boardman N.K., 1980. Energy from the biological conversion of solar
    energy. Phil. Trans. R. Soc. London A 295:477–489.
    10 Carter P.R., 1989. Grain Sorghum (Milo)
    11 Dan U., Woody L., 2001. Sorghums, sudangrasses, and sorghum-sudangrass, hybrids For Forage
    12 Denman C.E., 1975. Sorghum cultural practices and variety-environment
    interaction studies. Res. Rep. Ag. Exp. Sta., OSU P-728.
    13 DUKE J.A., 1983. Handbook of Energy Crops
    14 Evelyn S.H., 1951.Sorghum breeding in the Sundan. World Crops 3, 65-68.
    15 Fribourg H.A., 1995. Summer annual grasses. p. 463-472.
    16 Hubbard J.E., Hall H.H., Earle F.R., 1950. Composition of the component
    parts of the sorghum kernel. Cereal Chem 27: 415-420.
    17 Igartua E., Gracia M.P., Lasa J.M., 1994. Characterization and genetic
    control of germination-emergence responses of grainsorghum to salinity.
    Euphytica, 76: 185-193
    18 Itnal C.J., Desai G.S., Sajjan G.C., Parvatikar S.R., 1980. Effect of
    supplemental nitrogen on the plant characters, grain and fodder yield of
    rabi sorghum under dryland conditions. Current Research 9(2):24–26.
    19 Mortvedt J.J., Westfall D.G., Croissant R.L., 1996. Fertilizing grain and
    forage sorghums. Soil. Crop Series. No. 0.540. Colorado State Univ.
    Cooperative Extension. Ft. Collins, CO
    20 NRI., 1988. Small scale manufacture of animal feed. Bulletin No 9. Natural
    Resources Institute (NRI), Chatham, Kent, England, UK
    21 Rahman R., Fukai S., Blamey F.P.C., 1992. Forage production and
    nitrogen uptake of forage sorghum, grain sorghum and maize as affected
    by cutting under different nitrogen levels
    22 Ramph E.T., Reynolds Y., 2005. National Herbarium,Pretoria
    23 Reed C.F., 1976.Information summaries on 1000 economic plants.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 65
    Typescripts submitted to the USDA.
    24 Ricaud R., Martin F.A., Cochran B.J., 1981. Sweet sorghum for biomass
    and alcohol production. Louisiana Agr. 24(4):18–19.
    25 Sunseri, 2006. Introduction of salt-tolerant wheat, barley, and sorghum
    varieties in saline areas of the Karkheh River Basin, pp 2-4
    C.Trang Wed
    26 http://www.fa[​IMG]rg/inpho/cotent/compend/tex/ch07.htm
    27 http://www.icrisat.org/sorghum/sorghum.htm
    28 http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_L%C3BAa_mi%E1%BA%BFn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...