Luận Văn Đánh giá đặc điểm bệnh nhân béo phì tại khoa dinh dưỡng bệnh viện nhi Đồng I,

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm bệnh nhân béo phì tại khoa dinh dưỡng bệnh viện nhi Đồng I, tìm yếu tố nguy cơ của béo pbì nặng và bước đầu đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân béo phì

    Phương pháp : mô tả cắt ngang 330 bệnh nhân đến khám béo phì và mô tả theo chiều dọc 81 bệnh nhân béo phì đã điều trị trên 3 tháng.

    Kết quả :

    Về tính tự giác đưa con khám bệnh : chỉ có 69,3% là tự đưa trẻ đi khám , còn lại ( 30,7%) là do bác sĩ chỉ định .

    Về đặc điểm lâm sàng : 61,8% bệnh nhân là béo phì nặng ; 2,7% bị cao huyết áp ; 42,8% ngủ ngáy ; 26,8% thở mệt ; 32,2% đau đầu ; 17,5% đau đầu gối ; 3,7% đau lưng .

    Về đặc điểm cận lâm sàng : 39,1% có hình ảnh gan nhiễm mỡ trên siêu âm ; 18,3% có rối loạn đường máu ; 74,3% có rối loạn lipid máu trong đó có 74,3% tăng Triglycerides, 12,3% tăng Cholesterol, 13,9% tăng LDL, 11,7% giảm HDL.

    Về yếu tố nguy cơ béo phì nặng :

    Trẻ nam, trẻ có mẹ thừa cân, trẻ học bán trú có nguy cơ béo phì nặng gấp 1,58 lần so với trẻ nữ ( p = 0,05 ); 1,84 lần so với trẻ không có mẹ thừa cân ( p = 0,05) ; 1,65 lần trẻ không học bán trú ( p = 0,03 ).

    Trẻ bị béo phì nặng nguy cơ ngủ ngáy nhiều hơn gấp 2,25 lần so với béo phì nhẹ ( p < 0,001 )

    Trẻ bị béo phì nặng nguy cơ bị gan nhiễm mỡ gấp 2,58 lần ( p = 0,001 ) , tăng Triglycerides 2,65 lần (p = 0,005) so với béo phì nhẹ. Trẻ béo phì nặng có tỷ lệ mỡ cao hơn trẻ béo phì nặng (31,405 ± 10,89% so với 30,25 ± 7,64%,p = 0.004 )

    Về kết qủa điều trị : bằng phương pháp tham vấn dinh dưỡng và luyện tập kết quả là cân nặng / chiều cao giảm( từ 145,93 ± 31,16% trước điều trị xuống 142,39 ± 38,77% , p = 0.02 ) ; BMI giảm ( từ 23,78 ± 6,85 xuống 23,08 ± 7,22 , p = 0,0006 ) ; Tỷ lệ mỡ giảm ( từ 32,46 ± 5,31% xuống 30,68 ± 6,41%, p = 0,0006 ) ; LDL giảm ( từ 91,05 ± 54,52 mg/dl xuống 81,39 ± 60,024mg/dl, p = 0,04 ) ; HDL tăng ( 39,72 ± 19,08 mg/dl lên 41,61 ± 10,93mg/dl, p = 0,01). Các chỉ số như huyết áp , VLDL, đường máu, gan nhiễm mỡ cũng có thay đổi nhưng chưa có ý nghĩa thống kê vì số lượng nghiên cứu nhỏ , cần nghiên cứu thêm. Không ghi nhận biến chứng trong khi điều trị.

    Kết luận: Gia đình chưa chủ động đưa trẻ đi khám và điều trị béo phì sớm do đó trẻ được khám và điều trị béo phì muộn nên đa số đã có biến chứng lâm sàng và cận lâm sàng . Trẻ càng béo phì nặng càng có nhiều những biến chứng xấu về sức khỏe. Những đối tượng cần chú ý vì dễ bị béo phì nặng là trẻ nam, học bán trú và có mẹ thừa cân. Phương pháp tham vấn dinh dưỡng và luyện tập dựa vào tập quán sinh hoạt của bệnh nhân của Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng I bước đầu tỏ ra có hiệu quả cần nghiên cứu thêm về hiệu quả lâu dài của phương pháp.


    MỞ ĐẦU

    Béo phì là một trong những vấn đề sức khoẻ đang được quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới vì tốc độ gia tăng và hậu quả sức khoẻ của nó. Và theo Tổ chức y tế thế giới thì béo phì là nạn dịch toàn cầu [ 8 ]. Tỉ lệ người bị béo phì gia tăng không những ở các nước đã phát triển mà nó còn gia tăng ở các nước đang phát triển [1,8 ] .

    Tại Việt Nam, theo điều tra cuả Viện dinh dưỡng: năm 1997, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi béo phì là 0,6 – 0,7%, năm 1999 là 1,1%, năm 2000 là 2,7% [3]. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995 tỉ lệ trẻ em ở một quận nội thành bị béo phì 4- 5 tuổi là 2,5%, 3 - 4 tuổi là 1,1% nhưng đến năm 2000 tỉ lệ này là 8,4% và 3,5% với tuổi tương đương [2]. Theo Nguyễn Thị Kim Hưng [2] tỉ lệ trẻ em béo phì dưới 5 tuổi tăng từ 2,0% (1996) đến 2,1%( 1999), 3,1% ( 2000 ) và 3,2% ( 2001).

    Những hiểu biết của phụ huynh về béo phì trẻ em và ý thức phòng chống còn hạn chế. Nhiều người còn cho rằng trẻ em béo là khoẻ, là tốt và không muốn điều trị cho con. Họ chỉ quan tâm khi có những biến chứng lâm sàng, thực sự điều này đã muộn và khó điều trị.

    Xuất phát từ tình hình như vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần tìm hiểu thêm về đặc điểm bệnh nhân béo phì đến khám và điều trị tại khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng I đồng thời bước đầu nhận xét hiệu quả phương pháp tham vấn cá nhân để điều trị trị béo phì .

    1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    1. Mô tả những đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân béo phì tại Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng I

    2. Tìm yếu tố nguy cơ của béo phì nặng và biến chứng của béo phì nặng.

    3. Đánh giá kết quả điều trị béo phì bằng phương pháp tham vấn dinh dưỡng và luyện tập của Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng I.

    2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Thiết kế nghiên cứu:

    ã Cắt ngang mô tả và phân tích cho mục tiêu mô tả và phân tích

    ã Mô tả theo chiều dọc cho mục tiêu xác định hiệu quả điều trị

    Cỡ mẫu : 330 bệnh nhân béo phì đến khám tại khoa dinh dưỡng cho mục tiêu 1 và 2. Riêng cho mục tiêu 3 , chúng tôi tổng kết 81 bệnh nhân béo phì hiện đang điều trị tại Khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng I từ 01-01-1996 đến tháng 4 -2002.

    Phân tích dữ kiện: Dữ kiện được phân tích bằng phầm mềm EPI-INFO 6.04c.

    Sử dụng tần số và tỉ lệ % cho những thống kê mô tả.

    Phép kiểm 2 ở mức ý nghĩa  = 0,05 được sử dụng để xác định các mối liên quan cho những so sánh yếu tố nguy cơ và biến chứng của béo phì nặng. Mức độ liên quan được đo lường bằng tỉ số số chênh (OR: odds ratio) và khoảng tin cậy 95% của OR.

    Với biến số liên tục sự so sánh được thực hiện với phương pháp phân tích phương sai (ANOVA). Trong trường hợp phương sai của các nhóm không đồng nhất thì phép kiểm Krusmal Wallis được áp dụng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...