Thạc Sĩ Đánh giá đa dạng di truyền và cấu trúc quần thể loài Dầu dái Dipterocarpus alatus (Dipterocapaceae)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Dầu dái (Dipterocarpus alatus) phân bố ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá tính đa dạng di truyền ở mức độ cá thể và quần thể loài Dầu dái ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước) và Rừng phòng hộ Tân Phú (Đồng Nai). Vỏ cây thu thập từ 64 cá thể thuộc 2 quần thể VQG Bù Gia Mập và Khu rừng phòng hộ Tân Phú đã được sử dụng để xác định tính đa dạng di truyền bằng chỉ thị SSR. Tất cả 7 cặp mồi đều chỉ ra tính đa hình với giá trị PIC (Polymorphic Information Content - hàm lượng thông tin đa hình) dao động từ 0,130 (P214) đến 0.335 (P120), trung bình 0,253. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra số alen trung bình cho một locus là A = 1,17, tỷ số locus đa hình trung bình P =78.57% (71,43%-85,71%). Hệ số gen dị hợp tử quan sát trung bình H[SUB]0­­­[/SUB] = 0,331 (0,286 - 0,335) và hệ số gen di hợp tử kỳ vọng trung bình H[SUB]e[/SUB] = 0,306 (0,281- 0,330). Chỉ số đa dạng Shannon’s I = 0,444 (0,42-467). Mức độ đa dạng di truyền là khá cao ở 2 quần thể Bù Gia mập và Tân Phú, có thể liên quan đến kích thước quần thể khá lớn trước đây và chưa bị ảnh hưởng bởi những tác động của con người. Tuy nhiên, do khai thác quá mức vào những năm 1990, số lượng cá thể bị suy giảm, khoảng 100 cá thể cho mỗi quần thể. Kết quả này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc di truyền ở thế hệ tiếp theo thông qua mỗi quan hệ cận noãn trong mỗi quần thể. Một số giải pháp áp dụng cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững cũng đã được đề cập.
    Từ khoá: Bảo tồn, Dipterocarpus alatus, đa dạng di truyền, microsatellite (SSR).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...