Báo Cáo Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về môi trường tại phường Quang Trung-thành phố Thái

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang
    Phần 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích của đề tài 2
    1.3. Mục tiêu của đề tài . 2
    1.4. Yêu cầu của đề tài 3
    1.5. Ý nghĩa của đề tài . 3
    1.5.1. Ý nghĩa thực tiễn . 3
    1.5.2. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu . 3
    Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý môi trường 4
    2.1.1. Khái niệm quản lý môi trường . 4
    2.1.2. Cơ sở triết học của quản lý môi trường . 4
    2.1.3. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường 5
    2.1.4. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường . 5
    2.1.5. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường . 7
    2.2. Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường 7
    2.2.1. Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường theo luật bảo vệ môi trường ban hành năm 1993 7
    2.2.2. Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường theo luật bảo vệ môi trường ban hành năm 2005 8
    2.3. Khái quát về tình hình của công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên thế giới và Việt Nam . 9
    2.3.1. Tình hình quản lý môi trường trên thế giới 9
    2.3.2. Công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt Nam . 10
    2.3.3. Công tác quản lý môi trường ở tỉnh Thái Nguyên . 12
    2.3.4. Công tác quản lý môi trường ở thành phố Thái Nguyên . 13
    Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
    3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 15
    3.3. Nội dung nghiên cứu 15
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 15
    3.4.1. Nghiên cứu Luật và các văn bản dưới luật, các quy định có liên quan 15
    3.4.2. Phương pháp kế thừa 15
    3.4.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn . 16
    3.4.4. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy mẫu . 16
    3.4.5. Phương pháp phân tích . 16
    3.4.6 Phương pháp xử lý số liệu 17
    Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 18
    4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Quang Trung . 18
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên . 18
    4.1.1.1. Vị trí địa lý . 18
    4.1.1.2. Địa hình . 18
    4.1.1.3. Khí hậu 19
    4.1.2. Các nguồn tài nguyên 20
    4.1.2.1. Tài nguyên đất . 20
    4.1.2.2. Tài nguyên nước . 21
    4.1.2.3. Tài nguyên rừng . 22
    4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn 22
    4.1.3. Điều kiện kinh tế – xã hội . 22
    4.1.3.1. Tình hình kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 22
    4.1.3.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập . 24
    4.1.3.3. Quản lý đất đai – Vệ sinh môi trường 24
    4.1.3.4. Lĩnh vực Văn hóa xã hội 26
    4.2. Thực trạng môi trường của phường 29
    4.2.1. Môi trường không khí . 29
    4.2.2. Môi trường nước 31
    4.2.3. Môi trường đất 34
    4.3. Công tác quản lý Nhà nước về môi trường . 34
    4.3.1. Bộ máy quản lý môi trường của phường . 34
    4.3.2. Nhân lực công tác thu gom chất thải . 36
    4.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo vệ môi trường 37
    4.3.4. Công tác thu gom chất thải . 38
    4.3.4.1. Các nguồn phát sinh chất thải 38
    4.3.4.2. Khối lượng và thành phần chất thải phát sinh . 39
    4.3.4.3. Công tác thu gom rác thải tại phường 40
    4.3.5 Đầu tư tài chính trong công tác bảo vệ môi trường 41
    4.3.6. Công tác triển khai thực hiện văn bản chỉ thị của cấp trên có liên quan đến công tác môi trường 42
    4.3.7. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phát động các phong trào bảo vệ môi trường 42
    4.3.8. Công tác kiểm tra chấp hành luật bảo vệ môi trường 44
    4.3.9. Việc xử phạt các vi phạm về bảo vệ môi trường . 45
    4.3.10. Việc xử lý khiếu nại, hòa giải các tranh chấp về môi trường . 45
    4.4. Đánh giá chung và một số giải pháp khắc phục . 46
    4.4.1. Đánh giá chung . 46
    4.4.2. Giải pháp khắc phục . 47
    4.4.2.1. Đối với Nhà nước . 47
    4.4.2.2. Đối với chính quyền cơ sở 48
    4.4.2.3. Đối với cộng đồng 49
    Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 50
    5.1. Kết luận 50
    5.2. Kiến nghị 50
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 52



    Phần 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Hiện nay, môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học, kĩ thuật vào những năm cuối thế kỷ XX đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người. Những năm gần đây tất cả các nước đều chung sức, hợp lòng để bảo vệ môi trường ngày càng trong sạch hơn. Hàng loạt các biện pháp được đề xuất thực hiện và thu được những thành tựu lớn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thế giới vẫn đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường.
    Việt Nam đã có một hệ thống khuôn khổ pháp lý về bảo vệ môi trường, trờ thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và những chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức xã hội để bảo vệ các yếu tố môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm môi trường, suy thoái và sự cố môi trường. Tuy nhiên với rất nhiều vụ việc gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường được đưa ra công chúng gần đây cho thấy pháp luật bảo vệ môi trường đã bị xem nhẹ.
    Thái Nguyên là trung tâm của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Những năm gần đây, cùng với cả nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tỉnh đã và đang xây dựng nhiều khu đô thị mới, nhà máy, cụm khu công nghiệp thu hút hàng ngàn lao động. Phát triển công nghiệp kéo theo khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất, nước, không khí sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là suy thoái tài nguyên nước. Trong tiến trình công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và nhà nước ta coi trọng. Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường được thành lập và phát triển từ cấp trung ương đến các địa phương. Đặc biệt là công tác quản lý Nhà nước về môi trường đối với cấp cơ sở còn tương đối mới, quá trình thực hiện đã xuất hiện những vấn đề mới chưa từng gặp hay khó khăn trong cách giải quyết.
    Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Dương Thị Minh Hòa tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về môi trường tại phường Quang Trung - thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2012”.
    1.2. Mục đích của đề tài
    - Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn phường Quang Trung giai đoạn 2008 - 2012.
    - Giúp cho mọi người có được những hiểu biết về công tác quản lý Nhà nước về môi trường nói chung và thực trạng công tác quản lý Nhà nước về môi trường nói riêng tại phường Quang Trung.
    - Xác định những thuận lợi khó khăn, những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về môi trường tại phường, phát hiện những mặt tích cực đã làm được cần phát huy, những mặt hạn chế trong công tác quản lý môi trường của phường, từ đó giúp các nhà quản lý có sự điều chỉnh phù hợp, đưa ra các biện pháp, quy định quản lý thích hợp hơn.
    - Đề xuất các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nước về môi trường tại địa phương.
    1.3. Mục tiêu của đề tài
    - Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở cấp phường dựa vào các công cụ quản lý môi trường đã được học như: công cụ pháp luật, công cụ kinh tế, .
    - Tìm hiểu các hoạt động về bảo vệ môi trường như : tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân sinh sống trên địa bàn phường, việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, việc xử phạt vi phạm môi trường .
    - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về môi trường tại phường Quang Trung - Thành phố Thái Nguyên.
    1.4. Yêu cầu của đề tài
    Các số liệu thông tin đưa ra trong khóa luận phải chính xác, bảo đảm độ tin cậy, đầy đủ, chi tiết.
    1.5. Ý nghĩa của đề tài
    1.5.1. Ý nghĩa thực tiễn
    - Đưa ra thực trạng công tác quản lý Nhà nước về môi trường tại địa bàn phường trong thực tế. So sánh đối chiếu với kiến thức đã được trang bị trong nhà trường từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong thực tiễn
    - Đánh giá vai trò của cấp xã, phường trong công tác quản lý Nhà nước về môi trường.
    1.5.2. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
    Nghiên cứu đề tài giúp chúng em củng cố các kiến thức và lý luận thực tiễn về đánh giá, phân tích và quản lý môi trường phục vụ cho công tác sau này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...