Luận Văn Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoan 20

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu to lớn đối

    với công tác quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế -xã hội, trong

    đó quản lý nhà nước về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan

    hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá

    nhân. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan

    hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng phức tạp liên

    quan trực tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ đất đai

    chuyển từ chỗ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên chuyển thành các quan

    hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan

    trọng. Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và nhà nước luôn quan

    tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất

    đai, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh

    đó Đảng và nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử dụng đất

    đúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệu quả cao theo pháp luật. Tuy vậy đất đai là sản

    phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội do đó

    các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó mhững vấn đề phức tạp, đòi hỏi

    phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo đươc các lợi ích của người sử dụng đất.

    Luật đất đai năm 2003 và bộ luật dân sự năm 2005 cũng đã có những quy định

    đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nhưng sau khi luật đất đai năm

    2003 ban hành đặc biệt là do tác động của cơ chế thị trường, công tác quản lý

    nhà nước về đất đai vẫn còn bị buông lỏng chưa được quan tâm đúng mức.

    Thêm vào đó, ý thức pháp và hiểu biết pháp luật đất đai của các đối tượng sử

    dụng còn hạn chế dẫn đến những vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất gây

    nhiều hậu quả xấu về mặt kinh tế xã hội. Đối với huyện Kim Bôi, là một huyện

    miền núi gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế xã hội , yêu cầu đặt ra đối với

    công tác quản lý và sử dụng một cách hiệu quả đầy đủ, hợp lý đất đai là mục

    tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. Mục tiêu đó

    đã và đang được Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Bôi quyết tâm thực hiện và đã

    đạt được những kết quả không nhỏ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã

    hội của Kim bôi. Để có thể đạt được mục tiêu mà huyện Kim Bôi đề ra cần phải

    có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, các bộ ngành có liên quan. Vì

    những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá công tác quản lý Nhà

    nước về đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2005 - 2010” làm

    chuyên đề tốt nghiệp.

    1. Mục đích nghiên cứu đề tài:

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của việc quản lý đất

    đai.

    - Đánh giá tình hình quản lý đất đai của huyện Kim Bôi giai đoạn 2005 – 2010.

    - Tìm ra những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý đất đai của

    huyện. Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý

    nhà nước đề đất đai của huyện ngày càng tốt hơn.

    2. Yêu cầu thực hiện đề tài.

    - Nắm vũng cơ sở lý luận, những căn cứ pháp lý của công tác quản lý nhà

    nước về đất đai.

    - Năm vững 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.

    - Các số liệu điều tra, thu thập phản ánh trung thực khách quan.

    - Đưa ra những ý kiến đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng

    của địa phương và qui định của nhà nước về quản lý đất đai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...