Thạc Sĩ Đánh giá công tác quản lý nguồn vốn Chương trình 135 tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN

    Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và trách nhiệm của
    PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh đã hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong
    quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn này.
    Trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Na Hang, các phòng, ban,
    đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Na Hang và các sở, ban, ngành của tỉnh
    Tuyên Quang đã tạo điều kiện cung cấp tài liệu, thông tin trong quá trình khảo
    sát, nghiên cứu đề tài.
    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể giảng viên, cán bộ nhân viên
    tham gia công tác giảng dạy, phục vụ khoá đào tạo QLKT đã giúp tôi hoàn
    thành tốt khoá học.
    Học viên


    Nguyễn Việt Hùng

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ . vii
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    4. Những đóng góp khoa học của đề tài 4
    5. Kết cấu của luận văn . 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . 6
    1.1. Nghèo đói và những vấn đề đặt ra . 6
    1.1.1. Việc xác định chuẩn nghèo . 7
    1.1.2. Một số thành tựu trong công tác xóa đói, giảm nghèo . 7
    1.1.3. Một số bất cập trong việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo 9
    1.2. Một số vấn đề về các xã đặc biệt khó khăn của chương trình 135 11
    1.2.1. Tiêu chí đánh giá các xã đặc biệt khó khăn [2]
    11
    1.2.2. Đặc trưng của các xã đặc biệt khó khăn . 13
    1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của chương trình 135 . 15
    1.3.1. Mục tiêu tổng quát 15
    1.3.2. Mục tiêu cụ thể 15
    1.3.3. Nhiệm vụ của chương trình . 17
    1.3.4. Một số chính sách chủ yếu bổ trợ thực hiện chương trình
    [13]
    17
    1.3.5. Các dự án thành phần của chương trình 21
    1.4. Cơ sở thực tiễn . 26
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.4.1. Khái quát quá trình thực hiện Chương trình 135 trên phạm vi
    cả nước 26
    1.4.2. Khái quát quá trình thực hiện Chương trình 135 của tỉnh
    Tuyên Quang . 29
    1.4.3. Kinh nghiệm triển khai Chương trình 135 ở một số huyện của
    tỉnh và các tỉnh lân cận 34
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 41
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
    2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu: Chọn tất cả 07 xã thụ hưởng Chương
    trình 135 trên địa bàn huyện để nghiên cứu 41
    2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin/số liệu/tài liệu 41
    2.2.3. Phương pháp nghiên cứu . 43
    2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 43
    2.2.5. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm . 44
    2.2.6. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết. . 45
    2.2.7. Phương pháp giả thuyết 45
    2.2.8. Phương pháp lịch sử 46
    2.2.9. Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư của Chương trình 135 . 46
    Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CHƯƠNG
    TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA HANG TRONG THỜI GIAN
    2006-2013 . 47
    3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Na Hang 47
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên . 47
    3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Na Hang . 50
    3.1.3. Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Na Hang . 69
    3.2. Thực trang, quản lý, sử dụng nguồn vốn chương trình 135 trên
    địa bàn huyện Na Hang trong thời gian 2006-2013 . 71
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.2.1. Về tổ chức, chỉ đạo chương trình 71
    3.2.2. Kết quả thực hiện chương trình 75
    3.2.3. Đánh giá về công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn Chương
    trình 135 trên địa bàn huyện Na Hang thời gian 2006-2013 84
    Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ
    QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA
    BÀN HUYỆN NA HANG THỜI GIAN TỚI . 99
    4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Na Hang . 99
    4.1.1. Mục tiêu chung 99
    4.1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 99
    4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn chương
    trình 135 . 100
    4.2.1. Giải pháp . 100
    4.2.2. Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả CT . 106
    4.3. Kiến nghị, đề xuất 110
    4.3.1. Kiến nghị đề xuất với Trung ương 110
    4.3.2. Kiến nghị, đề xuất với tỉnh 111
    4.3.3. Kiến nghị đề xuất với huyện . 112
    4.3.4. Kiến nghị, đề xuất với các xã tham gia chương trình . 112
    4.3.5. Kiến nghị với nhân dân. 112
    KẾT LUẬN 114
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 116

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    BCĐ Ban Chỉ đạo
    Chương trình 135
    Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó
    khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.
    CSHT Cơ sở hạ tầng
    CT Chương trình
    CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
    ĐBKK Đặc biệt khó khăn
    GDP Tổng sản phẩm quốc nội
    KCHT Kết cấu hạ tầng
    KT - XH Kinh tế-xã hội
    NSĐP Ngân sách địa phương
    NSNN Ngân sách Nhà nước
    PTSX Phát triển sản xuất
    THCS Trung học cơ sở
    THPT Trung học phổ thông
    UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
    UBND Ủy ban nhân dân
    UNDP Liên Hiệp quốc
    XDCS Xây dựng cơ sở hạ tầng





    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ

    Bảng
    Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Na Hang qua một số năm 51
    Bảng 3.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản qua các năm 51
    Bảng 3.3: Kết quả ngành chăn nuôi của huyện Na Hang qua một số năm . 53
    Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ sản xuất từ năm 2006-2013 . 82

    Hình
    Hình 3.1: Mật độ dân số các xã của huyện Na Hang năm 2013 . 59

    Sơ đồ
    Sơ đồ 3.1: Công tác lồng ghép các chương trình trên địa bàn huyện . 73


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước,
    nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống của đại bộ phận nhân dân đã được
    cải thiện. Song bên cạnh đó vẫn còn một phần không nhỏ dân cư sống ở các vùng
    nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội còn rất
    nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Do vậy, đòi hỏi phải có một chương
    trình phát triển kinh tế xã hội tổng hợp để giải quyết khó khăn, ổn định phát triển
    kinh tế xã hội khu vực này. Ngày 31/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định
    số 135 /1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc
    biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm ổn định và cải thiện đời sống, cơ
    sở vật chất, hạ tầng đại bộ phận nhân dân, xoá đói, giảm nghèo. Quyết định đó mở
    đầu cho Chương trình 135 chính thức đi vào thực hiện từ năm 1999, đến nay đã
    được 13 năm với nhiều thành quả đáng kể.
    Na Hang là một huyện vùng cao, nằm cách thành phố Tuyên Quang 90km về
    phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống kinh
    tế - văn hoá - xã hội của nhân dân các dân tộc trong huyện đang ngày một nâng lên
    và bước đầu ổn định.
    Tuy vậy, là một huyện miền núi thuần nông và có xuất phát điểm thấp, nên
    kinh tế của Na Hang vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Toàn huyện có 11 xã và 1 thị trấn,
    43.700 nhân khẩu với 9.852 hộ. Mặc dù đã được đầu tư hỗ trợ nhiều, nhưng huyện
    Na Hang vẫn gặp phải những trở ngại về ngành nghề, vốn, lao động, đất đai, cơ chế
    và trình độ quản lý, nên số hộ nghèo trong huyện còn cao (năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo
    chiếm trên 38% tổng số hộ toàn huyện). Do vậy, xoá đói giảm nghèo là một yêu cầu
    cấp thiết, đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, sự phối hợp của chính
    quyền và ý thức tự vươn lên của người dân.
    Trong những năm qua, nhận được sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước từ Chương
    trình 135, huyện Na Hang đã tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình trên địa bàn
    huyện, xây dựng và triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT),
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, Chính sách Hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng
    cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật, Dự án đào
    tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng .
    Cho đến nay, nhiều dự án trong số này đã và đang được thực hiện và phát
    huy tác dụng trên thực tế, đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống nhân
    dân các xã 135 của huyện Na Hang.
    Với mục đích thấy được những hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng nguồn
    vốn Chương trình 135 trong những năm qua, đồng thời tìm ra những mặt còn hạn
    chế, tồn tại trong quá trình quản lý, sử dụng để từ đó có những giải pháp nâng cao
    hơn nữa hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn Chương trình 135 trên địa bàn huyện
    Na Hang nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh
    giá công tác quản lý nguồn vốn Chương trình 135 tại huyện Na Hang, tỉnh
    Tuyên Quang giai đoạn 2006-2013” để làm chủ đề nghiên cứu cho Luận văn cao
    học của mình.
    * Tổng quan về đề tài nghiên cứu
    Chương trình 135 là một trong những chương trình đã thu hút sự quan tâm
    của toàn cả cộng đồng và toàn xã hội. Với nguồn ngân sách khổng lồ mà Trung
    ương cũng như ngân sách của từng địa phương dành cho chương trình, tổng kinh
    phí giai đoạn I (1998-2005) ước tính 1870 tỷ đồng, và giai đoạn II (2006-2010) trên
    14.000 tỷ đồng đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của các thôn, xã được thụ hưởng
    chương trình với 1.715 xã được thụ hưởng chương trình trong giai đoạn I và 1.779
    xã, 3.149 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc 47 tỉnh được thụ hưởng chương trình.
    Đời sống người dân dần dần được cải thiện với thu nhập bình quân đầu người ở các
    xã trong CT đạt 4,2 triệu đồng/người/năm (so với mục tiêu của CT đến hết năm
    2010 đạt trên 70% số hộ có thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/
    người/ năm).
    Những kết quả đạt được đã cho thấy những hiệu quả mà CT đã mang lại đối
    với đời sống KTXH và người dân ở những vùng khó khăn.
    Chính vì vậy, đã có rất nhiều Đề tài, bài viết nghiên cứu về kết quả của CT
    135 đối với các tỉnh có các thôn, xã được thụ hưởng CT như bài viết của tác giả
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    Đức Bảo đăng trên wesbite của chương trình 135 với bài viết Nghệ An tổng kết
    chương trình 135 giai đoạn II(2006-2010) hay bài viết của tác giả Lê Hương trên
    website của báo Đăklăk với bài viết tổng kết chương trình 135 giai đoạn II tại Dak
    Lak: “Đầu tư hiệu quả, đúng đối tượng” số ra ngày 22/03/2011 hay bài viết của tác
    giả Hoàng Anh đăng trên website báo Thái Nguyên www.baothainguyen.org.vn
    ngày 21/01/2011 với tiêu đề “Tổng kết việc thực hiện chương trình 135 giai đoạn
    II” Các bài báo trên với nội dung chính là tổng kết việc thự hiện CT 135 được
    tiến hành tại địa phương với tổng số vốn đầu tư, số công trình được xây dựng hay
    việc tỷ lệ hộ nghèo giảm như thế nào sau khi CT được triển khai. Và còn rất nhiều
    bài báo khác đăng trên rất nhiều các tạp chí khác nhau.
    Nhưng các bài viết nói trên chỉ mang tính chất thống kê những con số chứ
    chưa có một bài báo nào đánh giá những hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng
    nguồn vốn Chương trình 135 trong những năm qua, đồng thời tìm ra những mặt còn
    hạn chế, tồn tại trong quá trình quản lý, sử dụng nguồn vốn CT 135 để từ đó có
    những giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn Chương
    trình 135 tại địa phương được thụ hưởng CT.
    Đề tài “Đánh giá công tác quản lý nguồn vốn Chương trình 135 tại huyện Na
    Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2013” sẽ góp phần cung cấp những thông
    tin cụ thể về công tác quản lý nguồn vốn Chương trình 135 và tác động của CT đối
    với đời sống kinh tế văn hoá xã hội của người dân, những mong muốn, nguyện
    vọng cũng như đề ra những giải pháp cụ thể trong việc quán lý nguồn vốn nhằm
    giúp cho CT phát huy những hiệu quả tích cực mà nó mang lại đối với đời sống
    kinh tế - xã hội và người dân trên địa bàn các xã CT 135.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Tìm hiểu hiện trạng cơ sở vật chất, hạ tầng của 07 xã ĐBKK thuộc Chương
    trình 135 của Chính phủ, trong đó có 02 xã do tỉnh đầu tư áp dụng cơ chế Chương trình
    135 tại huyện Na Hang qua 07 năm quản lý sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ
    Chương trình;
    - Chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn của huyện Na Hang trong công tác
    quản lý, sử dụng nguồn vốn từ Chương trình 135 tại địa bàn các xã ĐBKK của huyện;
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    - Trình bày thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn Chương trình 135 tại
    huyện Na Hang cho đến nay, đánh giá và chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế
    và các vấn đề còn tồn tại cùng các nguyên nhân chủ yếu của chúng;
    - Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn
    việc sử dụng và quản lý và nguồn vốn Chương trình 135 trên địa bàn huyện Na
    Hang thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là việc quản lý và sử dụng vốn Chương trình 135 tại
    huyện Na Hang (Tuyên Quang) trong 07 năm từ năm 2006- 2013.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung nghiên cứu: Với sự hạn chế về kiến thức và thời gian, nên tôi chỉ
    nghiên cứu việc quản lý và sử dụng vốn Chương trình 135 trên địa bàn 07 xã ĐBKK
    của huyện Na Hang (hay gọi tắt là Xã 135), trong đó có 02 xã đầu tư từ nguồn vốn của
    tỉnh và chỉ tập trung nghiên cứu tình hình và kết quả thực hiện.
    - Thời gian nghiên cứu: Tập trung vào 07 năm thực hiện Chương trình 135
    trên địa bàn huyện Na Hang từ năm 2006 đến năm 2013.
    4. Những đóng góp khoa học của đề tài
    - Hệ thống hoá lại một số khía cạnh lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc
    trình bày và phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn Chương trình 135
    của huyện Na Hang.
    - Trình bày và phân tích rõ thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn thuộc
    Chương trình 135 tại huyện Na Hang cho đến nay, đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra
    những kết quả đạt được, những hạn chế và các vấn đề còn tồn tại cùng các nguyên
    nhân chủ yếu của chúng.
    - Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn
    việc sử dụng và quản lý và nguồn vốn Chương trình 135 trên địa bàn huyện Na
    Hang thời gian tới.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    - Đề tài là một tài liệu tham khảo tốt cho những người nghiên cứu và học tập
    quan tâm đến lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội tại các địa bàn khó khăn; là cơ sở
    khách quan giúp cho lãnh đạo của tỉnh, huyện có những căn cứ để đưa ra giải pháp
    mới nhằm phát huy hiệu quả đầu tư Chương trình 135 trên địa bàn.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các Bảng biểu,
    Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn có các chương sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng quản lý nguồn vốn Chương trình 135 trên địa bàn
    huyện Na Hang trong thời gian 2006-2013.
    Chương 4: Giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn
    vốn Chương trình 135 trên địa bàn huyện Na Hang thời gian tới.
     
Đang tải...