Luận Văn Đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NĂM 2013
    PHẦN 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
    1.2. Mục đích đề tài:
    1.3 Yêu cầu và nhiệm vụ:
    PHẦN 2
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    2.1. Khái niệm, vai trò của đất lâm nghiệp
    2.1.2. Khái niệm đất lâm nghiệp
    2.1.3. Vai trò của rừng
    2.2. Khái niệm cộng đồng, cộng đồng tham gia quản lý đất lâm nghiệp
    2.2.1. Khái niệm cộng đồng
    2.2.2. Khái niệm cộng đồng tham gia quản lý đất lâm nghiệp
    2.3. Khái niệm, mục đích, nguyên tắc, căn cứ và cơ sở pháp lý của việc giao đất
    2.3.1. Khái niệm giao đất
    2.3.2. Mục đích giao đất
    2.3.3. Nguyên tắc giao đất
    2.3.4. Căn cứ giao đất
    2.3.5. Cơ sở pháp lý của việc giao đất
    2.4. Sự cần thiết phải giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý
    2.5 Tình hình giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam và ở tỉnh Quảng Trị
    2.5.1 Tình hình giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam
    2.5.2 Tình hình giao đất lâm nghiệp ở tỉnh Quảng Trị
    PHẦN 3
    ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm :
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    3.3. Nội dung nghiên cứu
    3.4. Phương pháp nghiên cứu
    PHẦN 4
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện Hướng Hóa
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên
    4.1.1.1 Vị trí địa lý
    4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
    4.1.1.3. Điều kiện khí hậu
    4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
    4.1.1.5. Cảnh quan môi trường
    4.1.2 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của huyện Hướng Hóa
    4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
    4.1.3.1 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
    4.1.3.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
    4.1.4 Tình hình dân số và lao động
    4.2. Khái quát hiện trạng sử dụng đất của huyện Hướng Hóa năm 2012
    4.3. Thực trạng giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý tại huyện Hướng Hóa
    4.3.1. Căn cứ pháp lý được áp dụng để giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý ở huyện Hướng Hóa
    4.3.2. Quy trình giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý
    4.3.3. Kết quả giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý giai đoạn 2006-2012
    4.3.3.1. Kết quả giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý theo địa bàn xã
    4.3.3.2. Kết quả giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý theo từng năm
    4.4. Tác động của việc giao đất lâm nghiệp cho cộng dồng quản lý
    4.4. Đánh giá chung về kết quả của quá trình giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý trên địa bàn huyện Hướng Hóa
    4.5. Đề xuất một số giải pháp để thực hiện công tác giao đất, giao đất lâm nghiệp
    PHẦN 5
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    PHẦN 1 :ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong phát triển tài nguyên rừng. Tuy nhiên, trên bình diện chung thì mức độ che phủ rừng vẫn còn ở mức độ thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng suy thoái rừng ở Việt Nam. Trong đó việc người dân chưa trực tiếp tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất, ở nhiều địa phương chính quyền và các cơ quan chuyên môn chưa có được một giải pháp hữu hiệu nhầm thúc đẩy, lôi kéo sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Những kinh nghiệm bản địa, luật tục và thể chế chưa được nhận diện, nhìn nhận và sử dụng một cách đúng mức. Chúng chưa được vận dụng, phát huy và lồng ghép một cách có hiệu quả với những thể chế và luật pháp của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
    Tỉnh Quảng Trị có diện tích đất rừng chiếm khoảng 45% rừng tự nhiên. Rừng giữ một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ môi trường cho các hoạt động sản xuất và đời sống của các cộng đồng. Nhằm quản lý tốt hơn tài nguyên rừng, cải thiện đời sống cộng đồng sống gần rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, từ năm 2005 đến 2010, toàn tỉnh Quảng Trị đã giao hơn 4.600 ha rừng cho người dân hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hoá quản lý, chăm sóc. Trong đó diện tích rừng giao cho cộng đồng quản lý hơn 4.100 ha, giao cho hộ gia đình hơn 420 ha . Rừng được giao chủ yếu là rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu.
    H¬ướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, nhờ đất đai, thời tiết khí hậu thuận lợi nên có điều kiện để phát triển nông - lâm - nghiệp. Là một trong hai huyện của tỉnh áp dụng việc giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý, bảo vệ và chăm sóc, từ năm 2006, ở huyện đã có những thay đổi tích cực về diện tích rừng, độ che phủ và sinh kế của người dân địa phương.
    Để đánh giá được các kết quả của việc giao đất cho cộng đồng quản lý, trên cơ sở đó tìm ra một số giải pháp nhắm tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác này, được sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, cùng sự giúp đỡ và hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Hải, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”
    1.2. Mục đích đề tài:
    - Đánh giá được hiệu quả việc giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý ở huyện Hướng Hóa , tỉnh Quảng Trị.
    - Đề xuất một số giải pháp cụ thể hằm nâng cao hiệu quả việc giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
    1.3 Yêu cầu và nhiệm vụ:
    - Nắm vững quỹ đất của huyện Hướng Hóa, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Hướng Hóa.
    - Đánh giá đúng hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn phường, diện tích đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng trong giai đoạn 2005 - 2013.
    - Đánh giá được hiệu quả của việc giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý.
    - Thu thập các tài liệu, số liệu đầy đủ, đảm bảo độ tin cậy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...