Luận Văn Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính của hu

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Đặt vấn đề
    Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng nền tảng cho sự sống và mọi hoạt động sản xuất của con người đều bắt nguồn từ đất đai. Đất đai là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia, là một tư liệu sản xuất đặc biệt, đất đai cung cấp nguồn nước cho sự sống, cung cấp nguồn nguyên vật liệu và khoáng sản, là không gian của sự sống đồng thời bảo tồn sự sống. Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, cha ông ta đã tốn nhiều công sức và xương máu để tạo lập vốn đất đai như hiện nay. Để tiếp tục sự nghiệp khai thác và bảo vệ toàn bộ quỹ đất tốt hơn có hiệu quả hơn, Đảng và nhà nước ta đã ban hành các văn bản luật phục vụ cho công tác quản lý có hiệu quả. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã nêu: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật đất đai 1987, 1993, luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001, luật đất đai 2003 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai đang từng bước đi sâu vào thực tiễn. Hiện nay nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng do dân số tăng, kinh tế phát triển đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang diễn ra mạnh mẽ mà đất đai thì có hạn về diện tích. Chính những điều này làm cho việc phân bổ đất đai vào các mục đích khác nhau ngày càng trở lên khó khăn, các quan hệ đất đai càng thay đổi với tốc độ chóng mặt và ngày càng phức tạp. Để khắc phục tình trạng nêu trên thì công tác đăng ký đất đai (ĐKĐĐ), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và lập hồ sơ địa chính (HSĐC) có vai trò hết sức quan trọng. ĐKĐĐ thực chất là thủ tục hành chính bắt buộc nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng đất hợp pháp, nhằm thiết lập mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng trên cơ sở đó Nhà nước nắm chắc và quản chặt toàn bộ đất đai theo pháp luật. Từ đó, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng được bảo vệ và phát huy, đảm bảo đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Mặt khác, nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng đất ổn định lâu dài đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, điều đó góp phần ổn định kinh tế chính trị, xã hội, người dân yên tâm sản xuất đầu tư, tạo được niềm tin cho nhân dân vào đảng và nhà nước ta. Trên thực tế hiện nay công tác này, ở một số địa phương, diễn ra rất chậm, hiệu quả công việc chưa cao, tình trạng quản lý lỏng lẻo, tài liệu chưa chính xác, việc mua bán chuyển nhượng đất đai diễn ra ngầm chưa thông qua cơ quan nhà nước, tình hình lấn chiếm, tranh chấp đất đai vẫn còn xảy ra nhiều. Huyện Đông Hưng cũng không nằm ngoài thực tế chung đó. Mặc dù trong thời gian qua được sự quan tâm của các cấp, các ngành song công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính còn gặp nhiều hạn chế khó khăn do nhiều nguyên nhân tác động. Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề, đồng thời được sự phân công của khoa Tài nguyên và Môi trường cùng sự hướng dẫn của thầy giáo – Th.S Phan Văn Khuê – Khoa Tài nguyên và Môi trường – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính của huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005-2010”. 1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
    1.2.1. Mục đích
    - Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính của huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005-2010 theo các văn bản pháp quy hiện hành. - Trên cơ sở số liệu điều tra, phân tích đánh giá, xác định những thuận lợi, khó khăn để từ đó đưa ra một số giải pháp giúp địa phương thực hiện tốt công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trong thời gian tới. 1.2.2. Yêu cầu
    - Nắm vững quy trình pháp quy, các văn bản pháp quy liên quan đến công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC để vận dụng vào quá trình phân tích đánh giá nội dung của đề tài.
    - Số liệu điều tra, thu thập phục vụ nghiên cứu đề tài phải chính xác, khách quan, trung thực phản ánh đúng tình hình thực tế tại địa phương. - Các kiến nghị, giải pháp đề xuất được rút ra từ kết quả nghiên cứu đề tài phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...