Luận Văn Đánh giá công tác công tác chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn và hiệu quả của công

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I:
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÀI NGUYÊN ĐẤT.
    Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại. đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nó hình thành trước con người, đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của loài người. đất đai tham gia vào việc phân bố các quốc gia, các khu dân cư, xây dựng các công trình sản xuất, kinh tế vă hoá xã hội, an ninh quốc phòng, khai thác khoáng sản .
    Từ ngàn xưa cha ông ta đã biết dựa vào đất đai và sử dụng đất đai để tạo ra của cải vật chất giúp con người tồn tại và phát triển. Nước ta là một nước thuần nông, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Vì vậy cuộc sống luôn gắn liền với đất đai. Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, nó không giống bất kỳ một loại tư liệu sản xuất nào khác, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được và nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Các tư liệu sản xuất khác trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn theo thời gian và cuối cùng bị loại bỏ, nhưng đối với đất trong quá trình sử dụng không những không bị bào mòn mà trái lại nếu biết sủ dụng hợp lý đất lại còn tốt hơn đem lại nhiều giá trị cho người sử dụng.
    Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, hơn nữa đất có vị trí khác nhau trong không gian. Chính vì điều này đất có vị trí khác nhau ở các địa điểm và vị trí địa lý khác nhau. đất đai cùng với các điều kiện tự nhiên khác nhau tạo nên những lợi thế cho các vùng, khai thác lợi thế của mỗi vùng là tính tất yếu khác quan. Như ở Việt Nam trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau mà hình thành lên các vùng kinh tế khác nhau. Mỗi vùng có một đặc điểm về đất đai, các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Nếu biết sử dụng hợp lý và đầy đủ các điều kiện này thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và hàng đầu của việc phát triển nền kin tế quốc dân.
    Đất đai có vai trò quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất vật chất khác nhau của xã hội. Tuy nhiên đối với mỗi ngành thì có yêu cầu về đất đai khác nhau, nhưng đối với sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất rất cần thiết và không thể thay thế được. Vì nó không những là vị trí không gian để sản xuất mà còn là chỗ dựa cho cây trồng, cung cấp thức ăn cho cây trồng, để cấy trồng tạo ra sản phẩm là các loại lương thực thực phẩm cung cấp cho con người và vật nuôi cũng như cung cấp nguyên liệu cho cho công nghiệp.
    Như vậy đất đai có tầm quan trọng to lớn đối với con người và là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với ngành nông nghiệp. Vì thế chúng ta phải biết sử dụng và cải tạo chúng một cách hợp lý để đem lại hiểu quả cao nhất khi sử dụng. Mọi người phải tham gia sử dụng, giữ gìn và bảo vệ đất đai không làm tổn hại đến đất đai.
    II SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA CHUYỂN ĐỔI RUỘNG ĐẤT.
    Việt Nam có một nền kinh tế thuần nông, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa và sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp Việt Nam góp phần không nhỏ vào thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. hiện nay tuy ngành công nghiệp Việt Nam có phát triển do tiếp cận với kinh tế thế giới song ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo và không thể tách rời khỏi nền kinh tế.
    Hiện nay trước xu thế hội nhập của nước ta với các nước trên thế giới, đòi hỏi chúng ta phải có một nền kinh tế vững vàng và phát triển. Phát triển kinh tế không chỉ phát triển công nghiệp mà còn mà còn phải chú trọng phát triển ngành nông nghiệp. Do xu thế hội nhập và sự phát triển của ngành công nghiệp ngày một cao nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm dần. chính vì vậy với phần diện tích đất nông nghiệp ít ỏi chúng ta phải biết tận dụng và sử dụng chúng một cách hợp lý để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiệm vụ đó được sự quan tâm sát sao của Đảng và Nhà nước, điều đó được thể hiện thông qua các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đấy sự nghiệp đổi mới cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Năm 1993 Nhà nước ban hành Nghị định 64 CP ngày 24/09/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, Luật Đất đai năm 1993 được thực hiện và nó luôn được sửa đổi qua các kỳ Đại hội để phù hợp với sự phát triển của đất nước. Và nhất là từ khi Đảng và Nhà nước ta có chủ trương mở cửa nền kinh tế, chính sách hiện đại hoá nền nông nghiệp nông thôn càng được thể hiện rõ qua các Chỉ thị 100 của Ban Bí thư trung ương, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị và nhiều chính sách pháp luật khác.
    Hải Dương là một tỉnh nằm trong khu tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và là một tỉnh với ngành sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nên đòi hỏi Hải Duơng phải có những chính sách đổi mới và phát triển các ngành sản xuất đặc biệt là ngành sản xuất nông nghiệp.
    Từ khi thực hiện theo khoán 10, đến nay chúng ta đã thu được một số thành công nhất định, kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng đã phát triển một cách mạnh mẽ không ngừng, các hộ nông dân tích cực chủ động trong sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng xuất cây trồng, thu nhập của người dân tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên sau hơn 10 năm thực hiện, chính sách đó đã bộc lộ một số nhược điểm, nó không còn phù hợp với sự phát triển vượt bậc của xã hội khoa học kỹ thuật ngày nay nữa. với phương châm khi giao đất theo Quyết đinh 235 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương với tinh thần chung là phải công bằng đất có gần có xa, có tốt có xấu. Chính vì vậy mà đất nông nghiệp hiện trở lên manh mún, nhỏ lẻ không tập trung, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hoá, không quy hoạch đựoc nội đồng, không đưa được các phương tiện, áp dụng đựoc các máy móc khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay.
    Ảnh hưởng của nó tới hiệu quả sử dụng đất là rất lớn. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta mới có các chủ trương Nghị quyết hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn như Chỉ thị số21/CT- TU ngày 02/04/2004 của Ban thường vụ tỉnh Uỷ, Quyết định số 392/QĐ- UB ngày 06/02/2002 của UBND tỉnh Hải Duơng về việc phê duyệt phương án hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, Nghị quyết số 10/ NQ- HU ngày 18/06/2002 của Ban thường vụ huyện uỷ, Quyết định 164/QĐ- UB ngày 05/07/2002 của UBND huyện Kim Thành về việc phê duyệt phương án hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn.
    Theo sự chỉ đạo của cấp trên và để thực hiện tốt tinh thần của các Nghị quyết, Quyết định và các văn bản hướng dẫn, Ban chấp hành Đảng bộ xã Tam Kỳ đã có các Nghị quyết số 09 ngày 13/05/2004 về việc hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. Và để thấy được hiệu quả của công tác này em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:” Đánh giá công tác công tác chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn và hiệu quả của công tác này tại xã Tam Kỳ huỵên Kim Thành tỉnh Hải Dương”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...