Tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng nhà máy Thủy Điện Tiên Thành

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng nhà máy Thủy Điện Tiên Thành - Xã Hạnh Phúc - Huyện Quảng Uyên - Tỉnh Cao Bằng

    PHẦN I
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất nước ta đang trong quỏ tỡnh CNH-HĐH đất nước, nhu cầu sử dụng đất đai cho các mục đích mở mang phát triển đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, khu du lịch - dịch vụ, khu dân cư, các công tŕnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công tŕnh khác phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xă hội cũng như đảm bảo quốc pḥng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân ngày càng tăng. Việc thu hồi, bố trớ,sắp xếp lại đất đai đáp ứng cho những nhu cầu trên một cách khoa học, tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài và bền vững là một vấn đề lớn và cấp thiết. Hiện nay một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các dự án đầu tư được triển khai chậm là do công tác đền bù thiệt hại GPMB gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc. Các chính sách về đền bù thiệt hại GPMB, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà nước c̣n chưa đầy đủ, cụ thể, chưa công khai, hay thay đổi gây nhiều khó khăn cho việc xác định và phân loại mức độ đền bù, giá đền bù. Công tác quy hoạch sử dụng đất chưa chú ư đến tính phức tạp của công tác đền bù GPMB. Việc tuyên truyền phổ biến các chính sách có liên quan đến công việc này chưa thực hiện tốt. Chưa có biện pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm mới cho người dân vùng di dời một cách cụ thể. Do đó đ̣i hỏi phải cú cỏc phương án đền bù thật sự hợp lư, công bằng đảm bảo mọi người dân đều thấy thoả đáng và phấn khởi thực hiện.
    Đất đai ngày càng có giá trị cao, nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng lên, để có mặt bằng thực hiện các dự án bắt buộc chúng ta phải thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. V́ vậy, công tác bồi thường GPMB là hết sức cần thiết, nó tác động mạnh mẽ đến công tác quản lư nhà nước về đất đai. Dự án sẽ không thể thực hiện được nếu các vấn đề của người dân bị mất đất và những người bị ảnh hưởng từ dự án không được quan tâm, giải quyết thỏa đáng.
    Ngoài ra khung giá bồi thường của nhà nước thấp hơn so với giá thị trường thường xuyên biến động và có chiều hướng gia tăng. Người dân không chấp nhận mức giá đó, họ cho rằng với mức bồi thường như vậy là chưa thỏa đáng, do đó, các hộ không tự nguyện di chuyển. Trong việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi công ăn việc làm, cũng như tiến độ xây dựng khu tái định cư phục vụ dự án quá chậm. Điều đó đă làm chậm tiến độ GPMB, ảnh hưởng nhiều đến thời gian hoàn thành dự án.
    Được sự đồng ư của Ban Giám Hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa TN&MT trường Đại Học Nông Lâm Thỏi Nguyờn. Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo KS. Nguyễn Thị Yến, em tiến hành nghiên cứu chuyên đề:
    Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng nhà máy Thủy Điện Tiên Thành - Xă Hạnh Phúc - Huyện Quảng Uyên - Tỉnh Cao Bằng”.
    1.2. Mục đích của đề tài
    Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB tại dự án xây dựng nhà máy thủy điện Tiên Thành, xă Hạnh Phúc, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
    T́m nguyên nhân gây chậm tiến độ GPMB.
    Trên cơ sở đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn c̣n tồn tại trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác bồi thường GPMB trên địa bàn dự án.
    Đề xuất phương án và giải pháp có tính khả thi, rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác bồi thường GPMB.
    1.3. Yêu cầu của đề tài
    Nắm chắc Luật Đất đai, Nghị định, Thông tư, Quyết định có liên quan đến công tác bồi thường GPMB.
    Nắm chắc khung giá bồi thường của chính phủ, địa phương và các Quyết định có liên quan.
    Điều tra thu thập kết quả công tác bồi thường CPMB, đưa ra những đánh giá.
    Đề xuất những phương án, những giải pháp dựa trên các kết quả nghiên cứu.
    1.4. Ư nghĩa của đề tài
    Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn dự án và để xuất hướng hoàn thiện chính sách kèm theo các giải pháp thực hiện.
    Góp phần hoàn thiện chính sách, phương thức đền bù thiệt hại của UBND huyện khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện.
    Góp phần hạn chế, giải tỏa những bức xúc về khiếu kiện của người dân bị thiệt hại do phải giải tỏa mặt bằng, bàn giao đất để triển khai các dự án.



    PHẦN II
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    2.1. Khái quát về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
    2.1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
    Bồi thường là đền bù những tổn hại đă gây ra. Đền bù là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại v́ hành vi của chủ thể khác.
    Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
    Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là việc bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc pḥng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế.
    Việc bồi thường có thể bằng các h́nh thức:
    Bồi thường bằng tiền hoặc các vật thể ngang giá.
    Bồi thường bằng cả vật chất tinh thần cho người bị thu hồi đất.
    Về mặt hành chính đây là một quá tŕnh không tự nguyện, có tính cưỡng chế.
    Việc bồi thường có thể do pháp luật quy định điều tiết hoặc do các chủ thể thỏa thuận với nhau.
    Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm cũng như giúp đỡ về hành chính đối với những người bị thu hồi đất để đảm bảo đời sống cho người dân.
    Ngoài các khoản hỗ trợ c̣n một h́nh thức bồi thường nữa là tái định cư. Nghĩa là người bị thu hồi đất phải được hỗ trợ ổn định về chỗ ở, có điều kiện sống tốt hơn hoặc bằng chỗ ở cũ, được hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đồi nghề, tạo điều kiện cho người dân sống và ổn định, quá tŕnh tái định cư được hiểu là từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản, di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - xă hội đối với một bộ phận dân cư đă gánh chịu v́ sự phát triển chung.
    Hiện nay ở nước ta khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở th́ người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các h́nh thức sau:
    Bồi thường bằng nhà ở.
    Bồi thường giao đất ở mới.
    Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở.
    Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ một vị trí quan trọng trong chính sách giải phóng mặt bằng. Các dự án tái định cư cũng được gọi là các dự án phát triển và phải được thực hiện như các dự án phát triển khác.
    2.2. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lư
    2.2.1. Cơ sở khoa học
    Giải phóng mặt bằng là quá tŕnh đa dạng và phúc tạp. Nó thể hiện khác nhau đối với mỗi một dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xă hội.
    Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xă hội và có tŕnh độ dân trí nhất định. Đối với mỗi khu vực nội thành, khu vực ven đô, ngoại thành mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo một đặc trưng riêng của vựng đú. Do đó, giải phóng mặt bằng cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt.
    Tính phức tạp thể hiện: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai tṛ quan trọng trong đời sống kinh tế - xă hội đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đau lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi tŕnh độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đồi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lư dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất. trước t́nh h́nh đó đă dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đồi nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này.
    Theo điều 4 của Luật Đất đai 2003 có ghi rơ:
    Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước trả lại quyền sử dụng đất đối với diện tích bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
    Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thong qua đào tạo nghề mới, bố trí công ăn việc làm mới, cấp kinh phí để di chuyển đến địa điểm mới.
    Tái định cư là việc di chuyển đến nơi khác để sinh sống làm ăn.
    Tái định cư bắt buộc phải di chuyển, không thể tách rời khỏi khi nhà nước thu hồi đất hoặc trưng dụng, thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xă hội, nâng cao đời sống cho nhân dân.
    Thực chất việc GPMB là chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất dưới sự điều tiết của nhà nước được thực hiện như sau:
    Quyết đinh về mục đích sử dụng đất của nhà nước thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
    Quy định về hạn mức giao đất, kế hoạch sử dụng đất.
    Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
    Định giá đất.
    Quá tŕnh Bồi thường giải phóng mặt bằng luôn tồn tại 3 chủ thể: Nhà nước, nhà đầu tư, người bị thu hồi và khách thể và biểu thị mối quan hệ giữa tiến hỗ trợ, bồi thường với các tài sản bị thu hồi.
    Quá tŕnh bồi thường phải căn cứ vào giá đất trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng.
    Nguyên tắc chung về việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư phải được thực hiện theo điều 1, khoản 4, Nghị định 17/2006/NĐ-CP, điều 14, điều 15 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009. Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải thực hiện công khai, dân chủ và đúng pháp luật. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xác định thành một mục riêng trong tổng vốn đầu tư của dự án.
    Theo điều 42 của Luật đất đai quy định:
    1. Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của điều 50 của Luật này th́ người bị thu hồi đất được bồi thường, trừ các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 điều 38 và các điểm b, c, d, đ và g khoản 1 điều 43 của Luật này.
    2. Người bị thu hồi đất loại nào th́ được bồi thường bằng việc giao đất mới cú cựng mục đích sử dụng đất, nếu không có đất để bồi thường th́ bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
    3. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất cho người bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
    4. Trường hợp không có khu tái định cư th́ người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị, bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường th́ người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với diện tích chênh lệch.
    5. Trường hợp thu hồi của hộ gia đ́nh, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất th́ ngoài việc bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất c̣n được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi nghề, bố trí việc làm mới.
    Trường hợp được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của Pháp luật th́ phải trừ đi giá trị tài chính chưa thực hiện trong giá được bồi thường, hỗ trợ.
    6. Chính phủ quy định việc bồi thường tái định cư cho người có đất bị thu hồi và việc hỗ trợ để thực hiện thu hồi đất.
    Tại điều 4 Luật Đất đai 2003 qui định: Giá đất do UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương quy định được công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 hàng năm và được dùng làm căn cứ để tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, tính tiền sử dụng đất vào tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất. Tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước.
    Theo quy định của giá đất 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất, Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Bội Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP, Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004.
    Bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng mang tính chất đột phá trong quy hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển và triển khai thực hiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Quá tŕnh thực hiện công tác bồi thương giải phóng mặt bằng phải đảm bảo hài ḥa lợi ích của người dân bị thu hồi, lợi ích của chủ đầu tư dự án và lợi ích của Nhà nước, được thực hiện theo tiêu chí giữ vững ổn định và phát triển bền vững đất nước.
    2.2.2. Cơ sở pháp lư
    Luật Đất đai năm 2003 được quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2004 để hướng dẫn việc bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định của Luật đất đai 2003, một số văn bản được ban hành cú liờn quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng:
    Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
    Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn thực hiện nghị định 197/2004/NĐ-CP. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về bồi thường đất, bồi thường tài sản, các chính sách hỗ trợ, bố trí tái định cư, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại Nghị định 197.
    Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất.
    Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giỏ cỏc loại đất.
    Nghị định số 17/2006/NĐ-CP về sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
     
Đang tải...