Tiểu Luận Đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc dưới triều Tần

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU

    Nửa sau thế kỉ V trước công nguyên, ở Trung Quốc hình thành 7 nước lớn là: Tề, Yên, Triệu, Ngụy, Hàn, Sở và Tần. Trong 7 nước kể trên, đến giữa thế kỉ IV trước công nguyên, vua Tần là Tần Hiếu Công đã thực hiện đường lối cải cách của Thượng Ưởng, nội dung chủ yếu của cải cách bao gồm:
    - Bỏ chế độ tỉnh điền và ruộng đất được tự do mua bán.
    - Thống nhất đo lường, miễn sưu dịch cho những nông dân sản xuất được nhiều thóc.
    - Tăng cường trật tự an ninh, khuyến khích lập quận công.
    - Tổ chức lại hệ thống hành chính theo chế độ quân huyện
    Nhờ sự cải cách này, nước Tần đã trở thành một nước hùng mạnh nhất trong số 7 nước ở Trung Quốc bấy giờ. Sau đó nước Tần đã tiến hành công cuộc chinh phục toàn Trung Quốc. Đến năm 221 trước công nguyên, nhà Tần hoàn thành việc thống nhất Trung Quốc. Vua Tần là Tần Doanh Chính xưng Hoàng Đế, lấy hiệu là Thủy Hoàng Đế (Tần Thủy Hoàng) và tiếp tục áp dụng cải cách, nhằm xây dựng một nhà nước Trung ương tập quyền chuyên chế.
    Để đi sâu hơn và tìm hiểu về cơ cấu tổ chức nhà nước của nhà Tần, trên khuôn khổ bài tập học kì của mình, em xin được lựa chọn đề tài : “ Đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc dưới triều Tần”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...