Thạc Sĩ Đánh giá chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề ở trường cao đẳng công nghiệp Việt Đức

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC BẢNG v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
    7. Phương pháp nghiên cứu . 4
    8. Đóng góp của đề tài . 5
    9. Cấu trúc luận văn . 5
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG
    TRÌNH ĐÀO TẠO 6
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
    1.1.1. Những vấn đề nghiên cứu về kiểm định, đánh giá chương trình đào
    tạo ở nước ngoài 6
    1.1.2. Những vấn đề nghiên cứu về kiểm định, đánh giá chương trình đào
    tạo ở Việt Nam . 10
    1.2. Một số khái niệm cơ bản 16
    1.2.1. Đánh giá . 16
    1.2.2. Chương trình và phát triển chương trình . 17
    1.2.3. Chất lượng và Kiểm định chất lượng 19
    1.2.4. Kiểm định chất lượng dạy nghề 23
    1.3. Các thành tố của quá trình đánh giá chương trình đào tạo nghề 26 iv
    1.3.1. Mục tiêu đánh giá 26
    1.3.2. Nội dung đánh giá . 26
    1.3.3. Phương pháp đánh giá . 26
    1.3.4. Tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo . 26
    1.4. Nội dung đánh giá quản lý chương trình đào tạo trung cấp nghề 28
    1.4.1. Đánh giá công tác quản lý mục tiêu kế hoạch . 28
    1.4.2. Đánh giá công tác quản lý nội dung kế hoạch . 28
    1.4.3. Đánh giá công tác quản lý phương pháp dạy học . 29
    1.4.4. Đánh giá công tác quản lý các hoạt động 30
    1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đánh giá chương trình đào tạo
    trung cấp 30
    1.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài . 30
    1.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng từ bên trong . 31
    1.6. Quy trình tự đánh giá chương trình đào tạo . 33
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34
    Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRUNG CẤP
    NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VIỆT ĐỨC
    VÀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
    TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ . 35
    2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức 35
    2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển nhà trường 35
    2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 35
    2.2. Giới thiệu về chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề . 36
    2.2.1. Ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề . 36
    2.2.2. Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề 37
    2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo trình độ trung cấp nghề ở trường Cao đẳng
    Công nghiệp Việt Đức . 38
    2.3.1. Mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành . 38
    2.3.2. Thực trạng về xây dựng mục tiêu, kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề
    ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức 39 v
    2.3.3. Thực trạng về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên . 41
    2.3.4. Thực trạng về hoạt động học của học sinh hệ trung cấp nghề trường
    Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức . 46
    2.3.5. Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thực hành 48
    2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ Trung cấp trường
    Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức . 50
    2.4.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 50
    2.4.2. Kết quả khảo sát . 52
    2.4.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chương trình đào tạo trình độ
    trung cấp nghề ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức . 58
    2.5. Thực trạng hoạt động đánh giá chương trình đào tạo tại trường Cao đẳng
    Công nghiệp Việt Đức . 64
    2.5.1. Đảm bảo các điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo . 64
    2.5.2. Xây dựng một số qui trình cần thiết cho các lĩnh vực quản lí . 66
    2.5.3. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện theo các qui trình và tiêu chí đã
    ban hành 67
    2.5.4. Giới thiệu tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và
    kết quả đánh giá chương trình đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp
    Việt Đức (phụ lục) . 67
    2.6. Đánh giá chung . 67
    2.6.1. Kết quả đạt được 67
    2.6.2. Những mặt còn tồn tại . 68
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69
    Chương 3. XÂY DỰNG BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
    TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO
    ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VIỆT ĐỨC . 70
    3.1. Các nguyên tắc để xây dựng biện pháp đánh giá chất lượng chương
    trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề tại trường Cao đẳng Công nghiệp
    Việt Đức 73
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học . 74 vi
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống . 74
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển . 74
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp thực tiễn và khả thi . 75
    3.2. Các biện pháp đánh giá chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề tại
    trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức . 76
    3.2.1. Lập quy hoạch, kế hoạch, hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động
    đánh giá chất lượng chương trình đào tạo . 77
    3.2.2. Tổ chức đào tạo và phát triển đội ngũ kiểm định viên chất
    lượng dạy nghề . 80
    3.2.3. Tổ chức đào tạo cán bộ tự kiểm định chất lượng dạy nghề tại trường . 82
    3.2.4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trong quản lý hoạt động
    kiểm định chất lượng dạy nghề tại trường 83
    3.2.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm định chương trình đào tạo . 86
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp . 88
    3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp . 89
    3.4.1. Đối tượng xin ý kiến 89
    3.4.2. Kết quả khảo nghiệm . 89
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 90
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 91
    1. Kết luận 91
    2. Khuyến nghị 92
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 94
    PHỤ LỤC . 98 iv
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Bộ GD & ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Bộ GD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Bộ LĐ-TBXH : Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
    CBQL : Cán bộ quản lý
    CĐCN : Cao đẳng công nghiệp
    CĐN, TCN : Cao đẳng nghề, trung cấp nghề
    CLĐT : Chất lượng đào tạo
    CNTT : Công nghệ thông tin
    CSDN, CSĐT : Cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo
    CSVC : Cơ sở vật chất
    CTĐT : Chương trình đào tạo
    CTĐT : Chương trình đào tạo
    ĐBCL : Đảm bảo chất lượng
    GDĐH : Giáo dục đại học
    GV,GV : Giảng viên, giáo viên
    HSSV : Học sinh, sinh viên
    KĐCLDN : Kiểm định chất lượng dạy nghề
    KT - XH : Kinh tế - Xã hội
    Phòng GD&ĐT : Phòng Giáo dục và Đào tạo
    QLNN : Quản lý nhà nước
    QLNN : Quản lý nhà nước
    SL : Số lượng
    Sở GD&ĐT : Sở Giáo dục và Đào tạo
    THCN : Trung học chuyên nghiệp
    THCS : Trung học cơ sở
    THPT : Trung học phổ thông v
    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 2.1. Trình độ đội ngũ giáo viên . 41
    Bảng 2.2. Trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên . 42
    Bảng 2.3. Trình độ ngoại ngữ của GV,GV từ 2008 - 2014 42
    Bảng 2.4. Trình độ Tin học của đội ngũ giáo viên đến năm 2014 . 43
    Bảng 2.5. Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của đội ngũ GVGV 44
    Bảng 2.6. Xếp loại tốt nghiệp đào tạo học sinh hệ Trung cấp nghề . 47
    Bảng 2.7. Đánh giá về điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất . 49
    Bảng 2.8. Đối tượng và địa bàn khảo sát 51
    Bảng 2.9. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ quản lý dạy học thực
    hành nghề 52
    Bảng 2.10. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ quản lý nội dung, chương
    trình, kế hoạch dạy thực hành 53
    Bảng 2.11. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ quản lý phương pháp
    dạy nghề 54
    Bảng 2.12. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ quản lý hoạt động dạy
    nghề của giáo viên . 55
    Bảng 2.13. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ quản lý cơ sở vật chất,
    thiết bị dạy học thực hành nghề . 56
    Bảng 2.14. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ quản lý hoạt động học
    thực hành của học sinh 57
    Bảng 2.15. Đánh giá thực trạng quản lý các hoạt động của học sinh 61
    Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp . 89

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Quốc gia có nền công nghiệp phát triển đòi hỏi có giáo dục nghề nghiệp
    tốt cho người lao động. Việt Nam là một nước đang trong quá trình phát triển
    mạnh mẽ về công nghiệp. Trước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về
    nguồn nhân lực, vấn đề đào tạo người lao động đáp ứng nhu cầu của xã hội
    đang trở thành vấn đề quan trọng và cấp bách của các cơ sở đào tạo nghề. Nghị
    quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định: “Sớm đưa đất nước ta ra
    khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần
    của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri
    thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
    hướng hiện đại vào năm 2020”. Chiến lược Phát triển Giáo dục giai đoạn 2011
    - 2020 đã cụ thể hóa mục tiêu đối với dạy nghề trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
    HĐH là: “Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công
    nghệ và trình độ phát triển của các ngành nghề”. Luật Giáo dục sửa đổi năm
    2010, Điều 33, mục 3 “Giáo dục nghề nghiệp” cũng nêu rõ mục tiêu của giáo
    dục nghề nghiệp là “đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
    ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật,
    tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có
    khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm tiếp tục học tập nâng cao trình độ
    chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH, củng cố quốc
    phòng, an ninh”.
    Chất lượng đào tạo nghề đặc biệt thu hút sự quan tâm của các nhà quản
    lý, các doanh nghiệp, cũng như người học và toàn xã hội. Chất lượng dạy nghề
    muốn được bảo đảm và ngày càng được nâng cao cần phải hình thành và phát
    triển hệ thống kiểm định chất lượng dạy nghề - một công cụ hữu hiệu bảo đảm
    chất lượng đã được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới. 2
    Kiểm định chất lượng trong đào tạo tại Việt Nam là một vấn đề vẫn còn
    ở giai đoạn đầu phát triển và đang hoàn thiện đối với hệ thống giáo dục nói
    chung cũng như dạy nghề nói riêng (Kiểm định chất lượng dạy nghề - thách
    thức, hội nhập và phát triển - TS. Đàm Hữu Đắc - Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH).
    Đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực kiểm định chất lượng, tiêu biểu như
    GS.TS. Nguyễn Đức Chính (Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học -
    2002), Ngô Doãn Đãi, Phạm Xuân Thanh, Lê Vinh Danh, Nguyễn Hữu Châu
    nhưng chủ yếu là nghiên cứu tổng quan về lĩnh vực kiểm định chất lượng trong
    giáo dục đại học, hoặc những nghiên cứu chỉ mới đi vào phân tích các tiêu chí,
    tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; đánh giá công tác tự kiểm định của một cơ sở
    đào tạo cụ thể.
    Với những ý nghĩa quan trọng đó thì việc duy trì và phát huy các ngành
    nghề đào tạo phải được dựa trên cơ sở đánh giá khoa học các chương trình đào
    tạo đang thực hiện để tìm ra các ưu điểm và hạn chế của chương trình đào tạo.
    Trong nhiều năm qua trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức đã có hoạt động
    đánh giá chất lượng đào tạo nghề. Tuy nhiên hoạt động này chỉ dừng lại ở dạng
    các báo cáo theo từng năm học và kết thúc các khóa học nên chưa thể làm cơ sở
    tin cậy cho việc thay đổi chương trình đào tạo. Từ đó đặt ra nhiệm vụ đối với
    nhà trường là cần phải xem xét một cách có hệ thống việc quản lý, tổ chức,
    đánh giá chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề. Là người đang công tác
    tại phòng Đào tạo nhà trường và rất mong muốn có nhiều giải pháp để nâng
    caochất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, vì vậy tôi chọn đề tài: “ Đánh
    giá chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề tại trường CĐCN Việt
    Đức” để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý chương trình đào tạo và phân
    tích, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo trình độ trung cấp nghề, tiến hành
    đề xuất các biện pháp đánh giá chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề ở
    trường CĐCN Việt Đức. 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động đào tạo trình độ trung cấp nghề ở trường Cao đẳng Công
    nghiệp Việt Đức.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Xây dựng các biện pháp đánh giá chương trình đào tạo trình độ trung cấp
    nghề ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức.
    4. Giả thuyết khoa học
    Hoạt động đào tạo trình độ trung cấp nghề đã triển khai được 4 năm
    theo thông tư số 21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 07 năm 2011 về
    việc ban hành quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề. Tuy
    nhiên hoạt động đánh giá chương trình đào tạo hiện nay chưa có cơ sở lý
    luận khoa học và chưa tổ chức đánh giá chương trình đào tạo trình độ trung
    cấp nghề. Nếu đề xuất được các biện pháp để đánh giá chương trình đào tạo
    nghề thì chất lượng dạy nghề của trường sẽ từng bước được nâng cao, đáp
    ứng được yêu cầu xã hội.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động đánh giá chương trình đào
    tạo trung cấp nghề.
    5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động dạy học trình
    độ trung cấp nghề và công tác đánh giá chương trình đào tạo ở trường
    CĐCN Việt Đức.
    5.3. Xây dựng các biện pháp đánh giá chương trình đào tạo trình độ
    trung cấp nghề ở Trường CĐCN Việt Đức.
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu về các biện pháp, tiêu chuẩn đánh giá chương trình
    đào tạo trình độ trung cấp nghề ở trường CĐCN Việt Đức. 4
    6.2. Giới hạn khách thể điều tra
    Cán bộ quản lý đào tạo, giáo viên, học sinh hệ trung cấp nghề ở trường
    CĐCN Việt Đức và một số cơ sở tiếp nhận học sinh của trường đến học tập trải
    nghiệm, thực tập tốt nghiệp và tuyển dụng học sinh của trường.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Phương pháp phân tích, tổng hợp: Khái quát hóa, hệ thống hóa các tài
    liệu, các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến quản lý chất
    lượng và đánh giá chương trình đào tạo để hình thành cơ sở lí luận và thực tiễn
    của đề tài.
    Phương pháp nghiên cứu lịch sử vấn đề: Phát hiện và khai thác những
    khía cạnh mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến, làm cơ sở
    cho việc nghiên cứu tiếp theo.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí hoạt động đào tạo qua các
    báo cáo thực hiện nhiệm vụ dạy nghề của trường, của ngành giáo dục và
    đào tạo.
    Xây dựng các chuyên đề và tổ chức hội thảo cấp trường về “Tổng kết 5
    năm công tác đào tạo trình độ trung cấp nghề”.
    Điều tra bằng phiếu hỏi: Thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên,
    học sinh hệ trung cấp nghề và một số cơ sở sử dụng học sinh tốt nghiệp của
    trường hoặc tiếp nhận học sinh thực tập trải nghiệm tại doanh nghiệp.
    7.3. Các phương pháp khác
    Phương pháp sử dụng thống kê toán học: thu thập xử lí các thông tin số
    liệu điều tra và nghiên cứu các hồ sơ thống kê.
    Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến các nhà quản lí, các giáo viên có
    nhiều kinh nghiệm, ý kiến của học sinh nhằm thẩm định các biện pháp đã
    đề xuất. 8. Đóng góp của đề tài
    - Phát triển cơ sở lý luận về đánh giá chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề.
    - Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo trình độ trung cấp nghề và thực
    trạng hoạt động đánh giá chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề ở trường
    CĐCN Việt Đức .
    - Đề xuất các biện pháp đánh giá chương trình đào tạo trình độ trung cấp
    nghề ở trường CĐCN Việt Đức.
    9. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận
    văn gồm có 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động đánh giá chương trình đào tạo;
    Chương 2: Thực trạng về hoạt động đào tạo Trung cấp nghề ở trường
    Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức và công tác đánh giá chương trình đào tạo
    trình độ Trung cấp nghề;
    Chương 3: Xây dựng biện pháp đánh giá chương trình đào tạo trình độ
    Trung cấp nghề ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức.
     
Đang tải...