Tiểu Luận Đánh giá chương trình đào tạo chuyên ngành Điện tàu thủy của trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân theo

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiĐể thực hiện được quá trình giáo dục ở một trường học, cần phải có nhiều yếu tố: mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, trong đó chương trình đào tạo là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng đào tạo của trường. Trường trung cấp Kỹ thuật Hải Quân đóng quân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước, là địa bàn nhạy cảm về chính trị, an toàn giao thông. Trường gồm 24 chuyên ngành. Mỗi chuyên ngành đều có một một khung chương trình đào tạo cụ thể, được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo. Chương trình đào tạo chuyên ngành Điện tàu thủy của trường thuộc chương trình nhóm ngành Kỹ thuật điện, với mục tiêu đào tạo quân nhân trở thành nhân viên chuyên môn kỹ thuật trình độ trung cấp ngành Điện tàu thủy phục vụ trên các tàu hải quân.
    Đánh giá nói chung, đánh giá chương trình đào tạo nói riêng là một khâu không thể thiếu trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Đánh giá đúng, kịp thời, chính xác chất lượng chương trình đào tạo sẽ tạo điều kiện cho các nhà quản lý, các cán bộ, chuyên viên phụ trách chương trình có những biện pháp phù hợp để cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và hoàn thành mục tiêu đào tạo mà chương trình đề ra. Hiểu được tầm quan trọng của việc đánh giá chương trình đào tạo, đồng thời làm quen với hoạt động đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục của mỗi cá nhân, Nhóm Phấn Trắng chúng tôi quyết định chọn nội dung: “Đánh giá chương trình đào tạo chuyên ngành Điện tàu thủy của trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường trung cấp chuyên nghiệp” làm đề tài nghiên cứu của mình.

    2. Mục đích nghiên cứuĐề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo chuyên ngành Điện tàu thủy trình độ trung cấp chuyên nghiệp của trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường trung cấp chuyên nghiệp.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứuĐể thực hiện mục đích nghiên cứu trên, nhóm xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sẽ được giải quyết trong đề tài như sau:
    - Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận về chương trình đào tạo và đánh giá chương trình đào tạo
    - Tiến hành tự đánh giá chương trình đào tạo chuyên ngành điện tử của trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân theo các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường trung cấp chuyên nghiệp.
    - Đề xuất các giải pháp cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo chuyên ngành Điện tàu thủy của trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân.

    4. Giới hạn đề tàiVề phạm vi đề tài giới hạn trong trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân
    Về thời gian: đề tài sẽ sử dụng các số liệu trong năm 2007 – 2009

    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứuĐể thực hiện đề tài, nhóm đã vận dụng các phương pháp sau:
    5.1 .Cơ sở phương pháp luận:
    - Vận dụng quan điểm hệ thống -cấu trúc để phân tích tài liệu có liên quan đến chương trình đào tạo.
    -Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể trong việc xác định giới hạn của đề tài.
    - Vận dụng quan điểm thực tiễn để cải tiến, tăng chất lượng của chương trình đào tạo
    5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài
    - Phương pháp hồ sơ: thu thập số liệu, minh chứng trong quá trình tìm hiểu thực trạng chương trình đào tạo chuyên ngành điện tàu thủy trường Trung cấp Kỹ thuật Hải Quân.
    - Phương pháp thống kê: thống kê số liệu đã khảo sát.
    NỘI DUNG NGHIÊN CỨUChương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN1. Các khái niệm1.1. Nhóm ngành – ngành – chuyên ngành đào tạo“Ngành đào tạo được xác định thông qua việc phân tích tập hợp các kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cung cấp cho người học trong quá trình đào tạo để sử dụng chúng trong một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp xác dịnh, lĩnh vực đó được đặc trưng bởi các đặc điểm của đối tượng, phương tiện lao động và của công nghệ.
    Các ngành được xếp thành nhóm ngành căn cứ vào sự liên quan trong nội dung đào tạo
    Chuyên ngành là sự cụ thể hóa tập hợp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo được định hướng sử dụng trong một phạm vi hạn chế thuộc khung lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của ngành đào tạo. Sự phân hóa về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành của cùng 1 ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức, kỹ năng của ngành đó.”[1]
    1.2. Ngành chính, ngành phụNgành (hay chuyên môn) chính (Major) là một tập hợp các kiến thức thuộc về một chuyên môn chính trong một lĩnh vực đào tạo. Khối lượng của mảng kiến thức này được thể hiện ở các quy định xác nhận kiểm chuẩn của tiểu bang hoặc của cả quốc gia.[2]
    Ngành (hay chuyên môn) phụ (Minor) là một tập hợp các kiến thức thuộc về một chuyên môn (nhưng không phải chuyên môn thứ nhất) trong một lĩnh vực đào tạo. Khối lượng của mảng kiến thức này được thường được nêu ra tại các quy định kiểm chuẩn.[3]

    [HR][/HR][1] Theo công văn số 4831/ĐH ngày 24/12/1990 về Hướng dẫn sử dụng Danh mục ngành đào tạo nước CHXHCN Việt Nam ban hành theo Quyết định số 2300/QĐ-LB ngày 22/12/1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng cục Thống kê

    [2] “The fact on File Dictionary of Education”, J. M. Shaffritz, 1988. “Major: A concentration of semester hours of college credit representing major specification in a field of study. The number of college credits constituting a major may be specified in state or national accreditation certification requirements.”

    [3] [3] “The fact on File Dictionary of Education”, J. M. Shaffritz, 1988. “Minor: A concentration of semester hours or quarter hours of college credit earned and representing specification (but not primary specification) in a field of study. The number of college credits constituting a minor is usually specified in accreditation requirements.”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...