Đồ Án Đánh giá chung về Vụ Kế hoạch và Quy hoạch trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đánh giá chung về Vụ Kế hoạch và Quy hoạch trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT


    PHẦN I
    GIỚI THIỆU TỔNG THỂ VỀ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
    PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


    1. CƠ SỞ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH.
    Tháng 10/1995 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX đã chủ trương sắp xếp và thiết kế lại cơ quan Bộ theo hướng chuyển từ Bộ quản lý đơn ngành sang dạng hình Bộ quản lý Nhà nước với nhiều ngành, lĩnh vực có chức năng gần hoặc giống nhau, giảm bớt sự phình to, chồng chéo trong hoạt động của các bộ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba bộ: Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thuỷ lợi.
    Việc thành lập Bộ NN&PTNT là sự nhận thức và đòi hỏi cao hơn về việc phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn một cách bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên đất, nước, rừng, gắn chặt hơn nữa sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ lợi với việc xây dựng và phát triển nông thôn. Ngày 01/11/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, bộ máy của Bộ NN&PTNT.
    Nhiệm vụ chính trị được đặt ra cho Bộ mới không chỉ là nhiệm vụ của các ngành trước đây về xây dựng nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ lợi một cách riêng rẽ mà được giao thêm nhiệm vụ quản lý chung về phát triển nông thôn với đối tượng phục vụ chủ yếu hơn 60 triệu dân sống ở nông thôn, chiếm gần 78% dân số cả nước.
    Bộ NN&PTNT thực sự là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn.

    2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CHỦ YẾU CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
    2.1. Chức năng:
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn. Cụ thể là:
    - Quản lý Nhà nước về phát triển các hoạt động kinh ở nông thôn và nông nghiệp (nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, diêm nghiệp .).
    - Quản lý Nhà nước một số hoạt động dịch vụ hạ tầng cơ bản của xã hội liên quan đến nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn. Phạm vi phát triển nông thôn, như tên gọi của Bộ là hướng vào việc xây dựng các chính sách thúc đẩy và khuyến khích phát triển quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất ở nông thôn như kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn, làng nghề, kinh tế trang trại . và cải thiện điều kiện sống thiết yếu của nông dân là quy hoạch và chỉ đạo việc khai thác các nguồn nước sạch cho sinh hoạt và đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.
    - Xây dựng các chính sách và chỉ đạo việc quản lý một số giống cây trồng, vật nuôi thuộc quỹ gien của quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp . Tổ chức quản lý trực tiếp một số giống cây trồng, vật nuôi thuộc quỹ gien của quốc gia. (Với lý do một số giống cây trồng, vật nuôi thuộc quỹ gien quốc gia không thể tổ chức hạch toán kinh doanh nếu Nhà nước không có chính sách khuyến khích và cung cấp nguồn lực tài chính cho các cơ sở nuôi giữ, bảo vệ thì có khả năng sẽ bị huỷ hoại, mất mát).
    2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu:
    Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp quy về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn. Ban hành các văn bản theo thẩm quyền và các lĩnh vực do bộ phụ trách.
    Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, trung hạn và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện sau khi được Chính phủ phê duyệt về các lĩnh vực:
    - Trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông, lâm sản và phát triển ngành nghề nông thôn.
    - Quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, khai thác lâm sản.
    - Quản lý tài nguyên nước (trừ nước nguyên liệu khoáng và nước địa nhiệt), quản lý việc xây dựng, khai thác các công trình thuỷ lợi, công tác phòng chống bão lụt, bảo vệ đê điều (đê sông và đê biển), quản lý việc khai thác và phát triển tổng hợp các dòng sông.
    - Quản lý Nhà nước các hoạt động dịch vụ chuyên ngành.
    Thống nhất quản lý hệ thống và quỹ gen quốc gia (kể cả sản xuất và xuất nhập khẩu) về thực vật và động vật.
    Tổ chức, chỉ đạo công tác khuyến nông, khuyến lâm.
    Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực do Bộ phụ trách.
    Tổ chức, quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành; chất lượng nông lâm sản hàng hoá; quản lý công tác an toàn các công trình đê, đập, an toàn lương thực quốc gia, phòng chống dịch bệnh động thực vật, an toàn sử dụng các hoá chất trong sản xuất và bảo quản nông sản thực phẩm . thuộc phạm vi trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật.
    Chủ trì và phối hợp với các ngành, các địa phương xây dựng và trình Chính phủ các chế độ, chính sách, chương trình phát triển nông thôn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và theo dõi tổng hợp báo cáo Chính phủ về những vấn đề trên.
    Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi do Bộ quản lý theo luật doanh nghiệp Nhà nước và các quy định của Chính phủ về phân cấp hoặc uỷ quyền cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý.
    Quản lý về tổ chức và công chức, viên chức theo pháp luật và phân cấp của Chính phủ.
    Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
    Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ và kiểm dịch động, thực vật (bao gồm xuất nhập khẩu và nội địa), công tác kiểm lâm, bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều và các dòng sông.
    Tổ chức và quản lý việc hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc Bộ quản lý.
    Thực hiện nhiệm vụ thường trực của ban chỉ đạo phòng chống lụt bãi Trung Ương và những nhiệm vụ của uỷ ban Quốc gia sông Mê Kông của Việt Nam giao cho Bộ.
     
Đang tải...