Thạc Sĩ Đánh giá chức năng thất trái ở những bệnh nhân suy tim do nhồi máu cơ tim trước và sau điều trị phối

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM 2010

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 3
    1.1. Nhồi máu cơ tim và vấn đề suy tim sau nhồi máu cơ tim 3
    1.1.1. Dịch tễ học của bệnh . 3
    1.1.2. Nguyên nhân và sinh lý bệnh nhồi máu cơ tim 4
    1.1.3. Chức năng thất trái sau nhồi máu cơ tim . 7
    1.1.4. Các phương pháp điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim hiện nay 8
    1.1.5. Tế bào gốc và ứng dụng trong điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim 11
    1.1.6. Các phương pháp đánh giá chức năng thất trái . 17

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    25
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 25
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân . 25
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ . 26
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26
    2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 27
    2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin . 27
    2.2.4. Phương pháp ghép tế bào gốc 28
    2.2.5. Các biến số nghiên cứu và thông tin cần thu thập . 32
    2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu . 35
    2.2.7. So sánh kết quả điều trị dựa trên sự thay đổi các chỉ số nghiên cứu đã
    thu thập được . 35

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 36
    3.1. Kết quả chung của nghiên cứu . 36
    3.2. Kết quả của phương pháp ghép tế bào gốc ở bệnh nhân suy tim do nhồi
    máu cơ tim 39
    3.2.1. Kết quả của phương pháp ghép tế bào gốc về mặt kỹ thuật 39
    3.2.2. Về các thông số theo dõi sau thủ thuật . 40
    3.2.3. Về các biến cố tim mạch chính sau can thiệp ghép tế bào gốc 40
    3.3. Kết quả những thay đổi chức năng thất trái về lâm sàng và cận lâm
    sàng của phương pháp ghép tế bào gốc ở bệnh nhân suy tim do nhồi
    máu cơ tim 41
    3.3.1. Kết quả những thay đổi về chức năng thất trái trên lâm sàng 41
    3.3.2. Kết quả những thay đổi về chức năng thất trái về cận lâm sàng . 42

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 55
    4.1. Về tình hình chung của bệnh nhân . 55
    4.2. Về điều trị phối hợp tế bào gốc ở bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim 56
    4.2.1. Về sự an toàn và khả thi của kỹ thuật tiêm tế bào gốc . 56
    4.2.2. Về các biến cố tim mạch chính sau can thiệp 58
    4.3. Về thay đổi chức năng thất trái trước và sau ghép tế bào gốc tự thân ở
    bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim . 59
    4.3.1. Về sự thay đổi triệu chứng cơ năng suy tim sau ghép tế bào gốc . 59
    4.3.2. Về kết quả thay đổi pro-BNP . 60
    4.2.5. Về kết quả thay đổi chức năng thất trái sau can thiệp . 61

    KẾT LUẬN 69
    KIẾN NGHỊ . 70
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một bệnh thường gặp và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch. Cùng với sự gia tăng của các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, lối sống ít vận động ., số người mắc bệnh đang ngày càng tăng lên và tuổi mắc bệnh cũng ngày càng trẻ húa. Theo thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy, hàng năm có tới gần 1 triệu người phải nhập viện vì NMCT cấp [3]. Ở Việt Nam, nếu trước năm 60, rất hiếm gặp các trường hợp nhập viện vì NMCT thì trong vòng 5 năm (1991 – 1995) đã có 82 trường hợp được chẩn đoán NMCT tại Viện Tim mạch Quốc gia [11]. Theo điều tra của Nguyễn Lân Việt và cộng sự, số bệnh nhân có hội chứng vành cấp tại Viện Tim mạch Quốc gia từ năm 2003-2007 là 3362 [9]. Hiện nay, tại Viện Tim mạch hầu như mỗi ngày đều có bệnh nhân nhập viện với bệnh cảnh này.
    Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị NMCT nhưng các biến chứng về lõu dài của bệnh vẫn cũn là một thách thức lớn. Cùng với sự phát triển của các loại thuốc, các phương tiện can thiệp điều trị và sự ra đời của các đơn vị hồi sức tim mạch thì số bệnh nhân được thoát khỏi tình trạng hiểm nghèo đang dần tăng lên. Nhưng sau đó, cả người bệnh và thầy thuốc sẽ phải đối mặt với tình trạng suy tim nặng nề, thường dẫn đến phải tái nhập viện nhiều lần kéo theo những gánh nặng về kinh tế, tõm lý và xã hội. Nếu chỉ tớnh riêng tại Mỹ cho đến năm 2005, trong hơn 7 triệu người đã từng bị NMCT, có gần 4 triệu người đang sống trong tình trạng suy tim với tỷ lệ tử vong sau 1 năm lên đến 20% và số bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối cần phẫu thuật ghép tim cũng đang ngày càng tăng [21]. Cũng ở nước ta, việc điều trị suy tim sau NMCT vẫn chủ yếu tập trung vào sử dụng các loại thuốc như ức chế men chuyển, chẹn bêta giao cảm để nhằm làm chậm đi phần nào quá trình diễn biến tự nhiên xấu đi của bệnh. Theo Nguyễn Quang Tuấn, tỷ lệ tử vong sau 1 năm của các bệnh nhân NMCT có chức năng thất trái suy giảm dù đã được điều trị tối ưu vẫn lên đến 30% [7].
    Trước tình hình này, nhu cầu tỡm ra phương pháp mới điều trị cho các bệnh nhân suy tim sau NMCT không chỉ bằng các loại thuốc nhằm “giảm bớt” hậu quả của vùng nhồi máu mà cũn ứng dụng khoa học hiện đại để “sửa chữa” những vùng tổn thương không hồi phục đang ngày càng trở nên cấp thiết. Với mục đích đó, trong những năm gần đõy, đang có rất nhiều trung tõm trên thế giới nghiên cứu việc sử dụng tế bào gốc như một biện pháp phối hợp đồng thời với điều trị thường quy cho các bệnh nhân suy tim do bệnh lý mạch vành. Dù cũn đang ở thời kỳ ban đầu và cơ chế vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ, nhưng kết quả thu được từ những nghiên cứu công phu trên người và động vật cũng cho thấy rất nhiều hứa hẹn. Từ tháng 5/2005 đến nay, tại Thái Lan đã có 70 bệnh nhân có tổn thương mạch vành nặng được điều trị bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc cho kết quả tốt. Kết quả theo dừi trung hạn cho thấy, ở những bệnh nhân này, khả năng gắng sức, tình trạng tưới máu tại vùng cơ tim tổn thương và chức năng tim đều có sự cải thiện đáng kể [4]. Điều này đã mở ra một xu hướng mới trong điều trị cho các bệnh nhân suy tim nặng ngoài những phương pháp truyền thống đang được áp dụng hiện nay.
    Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục đích:
    Đánh giá chức năng thất trái ở những bệnh nhân suy tim do nhồi xã cơ tim trước và sau điều trị phối hợp bằng tế bào gốc.
     
Đang tải...