Thạc Sĩ Đánh giá chức năng thất phải bằng chỉ số Tei ở bệnh nhân Fallot 4 đã mổ sửa toàn bộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM 2010

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1 Tổng quan 3
    1.1 Tứ chứng Fallot 3
    1.1.1 Lịch sử bệnh . 3
    1.1.2 Phôi thai học của tứ chứng Fallot . 5
    1.1.3 Giải phẫu bệnh 6
    1.1.4 Sinh lý bệnh 9
    1.1.5 Lâm sàng . 10
    1.1.6 Cận lâm sàng . 12
    1.1.7 Chẩn đoán phân biệt 14
    1.1.8 Tiến triển và biến chứng 14
    1.1.9 Điều trị . 15
    1.2 Giải phẫu và sinh lý thất phải thất phải . 20
    1.2.1 Giải phẫu thất phải . 20
    1.2.2 Sinh lý thất phải 21
    1.3. Các phương pháp thăm dò, đánh giá chức năng thất phải 24
    1.3.1 Lâm sàng, điện tim và Xquang tim phổi . 24
    1.3.2 Thông tim-chụp buồng tim . 24
    1.3.3 Chụp buồng tim bằng đồng vị phóng xạ 25
    1.3.4 Chụp cộng hưởng từ hạt nhân . 25
    1.3.5 Siêu âm tim . 25
    1.3.6 Chỉ số chức năng cơ tim . 32

    Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 38
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 38
    2.1.1 Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi được chia thành hai nhóm: 38
    2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu 38
    2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu 38
    2.1.4 Thời gian tiến hành nghiên cứu . 38
    2.1.5 Địa điểm nghiên cứu 39
    2.2 Phương pháp nghiên cứu . 39
    2.2.1 Loại hình nghiên cứu . 39
    2.2.2 Các bước tiến hành 39
    2.2.3 Xử lý thống kê số liệu nghiên cứu . 43
    2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu . 43

    Chương 3. Kết quả nghiên cứu 44
    3.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 44
    3.2 Kết quả thăm dò các thông số siêu âm Doppler tim đánh giá kích thước,hình thái các buồng tim của hai nhóm nghiên cứu: 48
    3.3 Kết quả siêu âm Doppler xung đánh giá chỉ số Tei thất phải ở các nhóm đối tượng nghiên cứu: . 50
    3.4 Kết quả siêu âm Doppler dòng chảy qua van ba lá và vận tốc các sóng
    trên siêu âm Doppler mô ở các nhóm nghiên cứu . 56

    Chương 4. Bàn luận . . 60
    4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . 60
    4.1.1 Đặc điểm về lâm sàng 60
    4.1.2 Đặc điểm cận lâm sàng 61
    4.2 Biến đổi chỉ số Tei thất phải ở bệnh nhân Fallot 4 sau mổ sửa toàn bộ 61
    4.2.1 Biến đổi chỉ số Tei thất phải ở nhóm bệnh và nhóm chứng 61
    4.2.2 Biến đổi một số thông số siêu âm Doppler dòng chảy qua van ba lá và vận tốc các sóng trên siêu âm Doppler mô 65
    4.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất phải ở bệnh nhân TCF sau mổ sửa toàn bộ: 67
    4.3.1 Hở phổi nhiều và hở ba lá vừa-nhiều: . 67
    4.3.2 Hẹp ĐRTP tồn lưu và còn shunt tồn lưu: 69

    Kết luận 71
    Kiến nghị 72
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tứ chứng Fallot là bênh tim bẩm sinh có tím thường gặp nhất, chiếm khoảng 10% trong số bênh tim bẩm sinh [2],[3][5]. Bênh được mô tả lần đầu từ năm 1888 bởi Arthur Fallot, một bác sỹ thuộc thành phố Marseille (Công hoà Pháp). Diễn biến tự nhiên của bênh thường là tím ngày càng tăng, đôi khi có cơn mêt xỉu. Có thể chẩn đoán được bênh này trước sinh bằng siêu âm tim thai [2],[3].Trước khi có sự xuất hiên của can thiệp phẫu thuật, khoảng 50% bênh nhân Fallot 4 đã chết trong vài năm đầu sau khi sinh [44]. Kể từ lần đầu tiên báo cáo sửa chữa trong tim của bênh nhân Fallot 4 năm 1955 đến nay [44], cùng với sự tiến bộ trong chẩn đoán, phòng bênh, phẫu thuật điều trị và chăm sóc sau phẫu thuật mà hầu như tất cả bênh nhân Fallot 4 có thể sống sót đến tuổi trưởng thành. Phẫu thuật sửa chữa toàn bộ có kết quả tốt ở trẻ từ 6-9 tháng tuổi, tỉ lê tử vong phẫu thuật thấp, tiên lượng tốt [2],[27],[29],[64],[65],[66].Trên thực tế, ở nhiều nước trong đó có Viêt Nam, người lớn bị Fallot 4 còn gặp khá phổ biến. Đã có nhiều nghiên cứu về sự xuất hiên của các biến chứng muộn, nghiên cứu về cơ chế bênh và trị liêu, điều trị sớm và kết quả điều trị của bênh nhân Fallot 4.Ở Viêt nam, phẫu thuật tạm thời tứ chứng Fallot đã được tiến hành từ năm 1958[10] và phẫu thuật sửa chữa toàn bộ đã được tiến hành năm 1992 tại Viên Tim thành phố Hồ Chí Minh.Tại Viên Tim Mạch Viêt Nam phẫu thuật sửa chữa toàn bộ ở bênh nhân Fallot 4 được tiến hành với kết quả thành công rất cao.Ở bênh nhân bị Fallot 4, mặc dù đã được phẫu thuật sửa chữa thường có nguy cơ rối loạn chức năng thất phải, do đó đánh giá chức năng thất phải là quan trọng trong viêc theo dõi, chăm sóc và quản lý những bênh nhân này [44][53].Năm 1995, Tei và công sự công bố một chỉ số siêu âm Doppler tim, gọi tắt là chỉ số Tei (hay chỉ số chức năng cơ tim) đánh giá phối hợp cả chức năng tâm thu và chức năng tâm trương thất trái cũng như thất phải. Chỉ số Tei không phụ thuộc vào dạng hình học của tâm thât và độc lập với tần số tim, huyết áp. Chỉ số Tei là một thông số phản ánh đồng thời cả chức năng tâm thu và chức năng tâm trương thất phải khá chính xác, có thể đo đạc nhiều lần và dễ áp dụng, kỹ thuật không quá phức tạp. Đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng chỉ số Tei đánh giá chức năng thất phải ở thai nhi, trẻ em, người lớn mắc những bênh lý tim mạch khác nhau [38],[67],[69] và chứng minh giá trị của chỉ số Tei khi đối chiếu với các phương pháp thăm dò xâm nhập và không xâm nhập khác [53],[62],[68].Trên thế' giới, đã có nhiều nghiên cứu về bênh Fallot 4 cũng như chức năng thất phải và chức năng thất trái ở bênh nhân Fallot 4 sau mổ sửa toàn bộ. Ở Việt Nam, chức năng thất phải hiên đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều thầy thuốc lâm sàng. Đã có công trình nghiên cứu chức năng thất phải bằng chỉ số Tei ở bệnh nhân thông liên nhĩ [14], cũng như áp dụng đo chỉ số Tei để đánh giá chức năng thất phải trên các bệnh như bệnh mạch vành [16], bệnh hẹp van hai lá [17], . nhưng hiện chưa có nghiên cứu chi tiết nào ứng dụng đo chỉ số Tei để đánh giá chức năng thất phải trên bệnh nhân Fallot 4 đã mổ sửa toàn bộ.Với mong muốn tìm hiểu sự thay đổi chức năng thất phải đo bằng chỉ số Tei ở bệnh nhân Fallot 4 đã mổ sửa toàn bộ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá chức năng thất phải bằng chỉ số Tei ở bệnh nhân Fallot 4 đã mổ sửa toàn bộ " với các mục tiêu sau:
    1. Đánh giá chức năng thất phải bằng chỉ số Tei ở bệnh nhân Fallot 4 đã mổ sửa toàn bộ.
    2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất phải ở những bệnh nhân này.
     
Đang tải...