Tiến Sĩ Đánh giá chức năng nhai trên bệnh nhân sau điều trị gãy xương hàm trên Le Fort I, Le Fort II và gò m

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chấn thương hàm mặt nói chung, gãy xương hàm trên và gò má cung
    tiếp nói riêng là một tai nạn thường gặp trong thời chiến cũng như trong thời
    bình và ngày càng gia tăng, thường gặp nhất là do tai nạn giao thông, lao
    động hay tai nạn sinh hoạt.
    Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước gần đây cho thấy, gãy
    xương hàm trên (XHT) và gò má cung tiếp (GMCT) phổ biến trong gãy
    xương hàm mặt. Tanaka [1] nghiên cứu gãy xương hàm mặt trong 11 năm, từ
    1997 - 1989 cho thấy, 4 năm đầu (1987 - 1980), mỗi năm trung bình có 35,5
    người bị gãy xương hàm mặt, 4 năm giữa (1981 - 1985) trung bình mỗi năm
    có 57,2 người bị gãy xương hàm mặt và 3 năm cuối cùng, trung bình mỗi năm
    có 66,8 người bị gãy xương hàm mặt. Theo nghiên cứu của Rowe NL &
    Williams JL [2] cho kết quả là tỷ lệ gãy xương gò má cung tiếp tăng hơn
    300% trong thời gian từ 1960 - 1969. Theo Nguyễn Văn Thụ [3], tỷ lệ gãy
    xương hàm trên được ghi nhận tại viện Răng Hàm Mặt (1990) và trung tâm
    RHM thành phố Hồ Chí Minh (1993) là trên dưới 60,0% gãy xương hàm mặt,
    tỷ lệ này cao hơn so với những tổng kết trước đây. Gãy xương hàm trên
    thường kết hợp với xương gò má cung tiếp, tỷ lệ này tại viện RHM năm 1993
    và của trung tâm RHM năm 1992 là 54,7% so với các gãy xương hàm nói
    chung. Hoàng Ngọc Lan (2006) [4] khi đánh giá kết quả điều trị chấn thương
    tầng giữa mặt về phương diện khớp cắn, thấy tỷ lệ gãy xương hàm trên phối
    hợp với gãy xương gò má cung tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất (42,2%).
    Hậu quả của gãy xương hàm trên và gò má cung tiếp không những ảnh
    hưởng tới chức năng, thẩm mỹ mà còn tác động xấu tới tâm lý bệnh nhân.
    Đặc biệt, do cấu trúc phức tạp, khối xương hàm trên và gò má cung tiếp liên
    quan nhiều đến chức năng hệ thống nhai [5], tham gia tích cực vào chức năng
    ăn nhai trên hai phương diện khớp cắn và khớp thái dương hàm. Nếu sau điều trị gãy xương hàm trên, cung răng trên không ăn khớp với cung răng dưới, sẽ
    ảnh hưởng đến vận động của xương hàm dưới về tư thế chạm múi tối đa, đưa
    hàm sang bên và đưa hàm ra trước. Nếu việc điều trị gãy xương GMCT
    không tốt sẽ ảnh hưởng đến việc há miệng và đưa hàm sang bên hạn chế, làm
    giảm chức năng nhai, gây nên những di chứng lâu dài cho nạn nhân. Mặt
    khác, khối xương tầng giữa mặt dù ít cơ bám (ngoại trừ cơ chân bướm trong)
    nhưng việc điều trị nắn chỉnh khối xương này khó hơn nhiều so với xương
    hàm dưới, nhất là các trường hợp gãy vụn nhiều mảnh, gây nên những di
    chứng sai khớp cắn sau mổ. Đã có những trường hợp phải mở xương để đặt
    lại tương quan khớp cắn, gây khó khăn cho việc phục hồi khớp cắn bình
    thường.
    Trước đây, những nghiên cứu về chấn thương hàm mặt chủ yếu nghiên
    cứu về kỹ thuật và phục hồi giải phẫu, mà không nói đến phục hồi về chức
    năng nhai như thế nào. Trong những năm gần đây, đã có những nghiên cứu
    khảo sát về chức năng nhai, nhưng chỉ nghiên cứu những hoạt động bình
    thường của hệ thống nhai mà chưa ứng dụng nó cho việc đánh giá hiệu quả
    sau điều trị chấn thương hàm mặt. Có thể việc đánh giá có khó khăn và phức
    tạp. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã đi sâu vào đề tài: “Nghiên
    cứu chức năng nhai trên bệnh nhân sau điều trị gãy xương hàm trên Le
    Fort I, Le Fort II và gò má cung tiếp”, với các mục tiêu sau đây:
    1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, khớp cắn, hình ảnh X-quang bệnh nhân sau
    điều trị phẫu thuật gãy xương hàm trên Le Fort I, Le Fort II và gò má
    cung tiếp.
    2. Đánh giá chức năng nhai tĩnh và động, về phương diện khớp cắn và
    khớp thái dương hàm trên 3 mặt phẳng: đứng dọc, đứng ngang và nằm
    ngang.
     
Đang tải...