Thạc Sĩ Đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Chọn lọc bò đực giống chuyên sữa là rất khó khăn vì tính trạng sữa không biểu thị ở bò đực. Do đó, chọn lọc bò đực giống chuyên sữa phải dựa trên những phương pháp gián tiếp khác nhau. Một trong những phương pháp mang lại tính chính xác cao và hiệu quả nhất là kiểm tra qua đời sau. Phương pháp kiểm tra qua đời sau được dựa vào đời trước, bản thân, sản lượng sữa của đàn chị em gái cùng cha khác mẹ và con gái.
    Ở Việt Nam, sản xuất tinh bò đông lạnh được bắt đầu từ năm 1970. Tuy đã 45 năm, song bò đực giống sử dụng cho sản xuất tinh đông lạnh hầu hết được nhập từ nước ngoài và chủ yếu được chọn theo đời trước và bản thân. Thực tiễn, nước ta đã có một số công trình nghiên cứu chọn bò đực giống chuyên sữa Holstein Friesian thông qua đời sau, nhưng chưa công trình nghiên cứu nào thực hiện hoàn chỉnh 4 bước của quy trình: Đời trước, bản thân, chị em gái và con gái. Trước thực tế đó, nhằm chọn được những bò đực giống Holstein Friesian (HF) tốt nhất để sản xuất tinh đông lạnh, phục vụ công tác phát triển giống bò sữa Việt Nam nhanh, hiệu quả, bền vững, năng suất sữa cao, mang tính khoa học, thời sự, thực tiễn, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian ở Việt Nam”.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Qua 4 bước của qui trình kiểm tra qua đời sau, chọn được những bò đực giống HF tốt nhất phục vụ công tác giống bò sữa Việt Nam.
    Khẳng định được độ chính xác của phương pháp chọn lọc bò đực giống HF qua 4 bước.
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Kết quả của luận án là tư liệu khoa học về phương pháp kiểm tra đánh giá chọn lọc bò đực giống chuyên sữa HF đạt hiệu quả và độ chính xác cao nhất khi thực hiện đầy đủ 4 bước: Đời trước, bản thân, chị em gái và con gái của từng bò đực giống.
    Khẳng định được phương pháp kiểm tra qua đời sau đối với bò đực giống chuyên sữa HF thực hiện đầy đủ 4 bước là chính xác nhất và đã thành công tại Việt Nam.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Là tư liệu khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các trường Đại học, các Viện nghiên cứu cũng như cơ sở chăn nuôi bò sữa chọn được những bò đực giống tốt nhất để xây dựng chương trình phối giống thích hợp nhằm nâng cao sản lượng sữa đàn bò sữa.
    4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    Luận án là công trình khoa học đầu tiên thành công tại Việt Nam về đánh giá, chọn lọc bò đực giống Hosltein Frisian thông qua đời sau được thực hiện đầy đủ theo 4 bước: Đời trước, bản thân, chị em gái và con gái.
    Chọn lọc được bò đực giống HF bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa chị em gái và con gái đạt độ chính xác cao.
    Xác định được hiệu quả qua từng bước đánh giá, chọn lọc bò đực giống HF và khẳng định khi thực hiện đầy đủ 4 bước của phương pháp kiểm tra đực giống qua đời sau sẽ chọn được những cá thể bò đực giống tốt nhất.
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. CHỌN BÊ ĐỰC GIỐNG CHUYÊN SỮA THÔNG QUA ĐỜI TRƯỚC
    Căn cứ vào hệ phả và giá trị kiểu hình cũng như kiểu di truyền của đàn bò đực, bò cái giống, tuyển chọn bố và mẹ đủ tiêu chuẩn đưa vào ghép đôi giao phối để tuyển chọn những cá thể có ngoại hình đạt tiêu chuẩn đưa vào chương trình kiểm tra bò đực giống qua đời sau.
    1.2. CHỌN BÒ ĐỰC GIỐNG CHUYÊN SỮA THÔNG QUA BẢN THÂN
    Kiểm tra, đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và sản xuất tinh để chọn được những bò đực giống có khả năng sinh trưởng phát triển và sản xuất tinh tốt để đưa vào đánh giá qua chị em gái.
    1.3. CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG BẰNG GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH VỀ TIỀM NĂNG SỮA THÔNG QUA SẢN LƯỢNG SỮA CHỊ EM GÁI VÀ CON GÁI
    Dựa vào giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa đàn chị em gái và con gái để đánh giá chọn lọc bò đực giống chuyên sữa. Hai bước chọn lọc này mang lại độ chính xác và hiệu quả cao vì đã dựa trên bản chất di truyền của tính trạng chọn lọc. Các nghiên cứu chọn bò đực giống sữa dựa trên giá trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống sữa trên thế giới đã được thực hiện từ lâu và đã thu được kết quả lớn:
    a. Trên thế giới
    Zhang và cs. (2000), cho biết giá trị giống về SLS của bò HF tại Trung Quốc biến động từ -1.160,29 đến +2.052,75 kg sữa/chu kỳ.
    Powell và cs. (2005), công bố GTG trung bình theo quốc gia của 100 con cao nhất của 10 nước cho thấy: GTG cao nhất ở Canada (+1785 kg sữa/chu kỳ) và thấp nhất ở Australia (+745 kg sữa/chu kỳ).
    Gonzalez-Recio và cs. (2005) cho biết GTG của các bò đực giống được đánh giá di truyền quốc tế về SLS là 335 kg sữa/chu kỳ.
    Mashhadi và cs. (2008) cho biết, kết quả nghiên cứu sử dụng đực HF ở Hoa Kỳ và Ecuador phối giống cho đàn bò cái ở Ecuador cho thấy: nếu chọn 10% bò đực giống HF có GTG cao nhất thì GTG của bò đực HF Hoa Kỳ đạt +760 kg sữa/chu kỳ và của Ecuador đạt +576 kg sữa/chu kỳ. Mức biến động về GTG cũng gần tương tự với đàn bò HF nuôi ở Iran, biến động từ -265kg đến +1.287 kg sữa/chu kỳ.
    b. Trong nước
    Phạm Văn Giới (2008) cho biết GTG ước tính cao nhất là +1465,9 kg sữa/chu kỳ và thấp nhất là +378,6 kg sữa/chu kỳ, với độ tin cậy 67-79%.
    Lê Bá Quế (2013), ước tính GTG của 9 bò đực giống nhập từ Mỹ và Cu Ba công bố GTG là +36,62-+1.064,58 kg sữa/chu kỳ.
    Lê Văn Thông và cs. (2013), nghiên cứu trên 12 bò đực giống HF có nguồn gốc Cu Ba và Hoa Kỳ đã xác định được GTG từ lứa đầu của đàn con gái biến động trong +53,15-+1.232,8 kg sữa/chu kỳ.
    Lê Văn Thông và cs. (2014), triển khai đề tài Độc lập cấp Nhà nước giai đoạn 2009-2013, cho biết GTG về TNS thông qua sản lượng sữa đàn chị em gái của 15 bò đực giống sinh tại Việt Nam cho biết dao động từ -899,1 kg sữa/chu kỳ đến +668,0 kg sữa/chu kỳ.
    1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG CHUYÊN SỮA
    1.4.1. Trên thế giới
    Tại Nhật Bản, việc chọn lọc bò đực giống sữa được thông qua đời sau theo 4 bước: 1) Tạo bò đực tốt để kiểm tra chọn làm giống: Chọn bố và mẹ đực giống đủ tiêu chuẩn cho phối giống theo kế hoạch hàng năm; 2) Kiểm tra bản thân đàn bê đực thông qua ngoại hình, sinh trưởng phát triển và chất lượng tinh; 3) Phối giống để sản xuất đàn bò con gái và 4) Kiểm tra năng suất sữa đàn bò con gái.
    Tại Canada, mỗi năm chọn 400 bê đực hướng sữa từ đàn bò sữa bố mẹ hạt nhân của tháp giống đưa về cơ sở kiểm tra, đánh giá để chọn làm giống như sau: Theo dõi khả năng sinh trưởng đàn bê; Đánh giá ngoại hình, khả năng chống chịu bệnh tật; Đánh giá chất lượng tinh; khả năng sản xuất tinh; khả năng thụ thai của tinh trùng và Đánh giá năng suất sữa chị em gái và đời con.
    1.4.2. Trong nước
    Thời gian gần đây, có một số công trình nghiên cứu đánh giá chọn bò đực giống sữa HF theo phương pháp kiểm tra qua đời sau, song vẫn chưa có nghiên cứu nào thực hiện hoàn thiện 4 bước.
    Lê Văn Thông và cs. (2013), nghiên cứu đánh giá xếp cấp các bò đực giống theo sinh trưởng phát triển, khả năng sản xuất tinh và đã chọn được 20 bò đực giống tốt nhất đạt đặc cấp kỷ lục (10 bò HF và 10 bò Brahman). Lê Bá Quế (2013), nghiên cứu đánh giá 9 bò đực giống HF thông qua khả năng sản xuất sữa của đàn bò con gái.
    Lê Văn Thông và cs. (2014), đánh giá được đời trước, bản thân, chị em gái và khả năng sinh trưởng đời con gái, nhưng vẫn chưa hoàn thiện bước kiểm tra cuối cùng của quy trình là thông qua sản lượng sữa đàn con gái.
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
    35 bê đực HF sinh từ đàn bò hạt nhân có đủ các tiêu chuẩn để chọn làm giống, trong đó 23 bê sinh tại Mộc Châu (Sơn La) và 12 bê sinh tại Công ty Cổ phần bò sữa Tiền Phong (Tuyên Quang). Sau cai sữa, tuyển chọn được 15 bê tốt nhất về ngoại hình, khả năng sinh trưởng, cân đối các bộ phận sinh dục, có năng suất sữa mẹ >7.000 kg/chu kỳ và tiềm năng sữa bố >12.000 kg sữa/chu kỳ đưa về nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada để kiểm tra chọn làm giống.
    2.1.2. Địa điểm và điều kiện nghiên cứu
    - Bò đực giống được nuôi dưỡng và khai thác tinh tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội).
    - Đàn bò chị em gái là những cá thể cùng bố, khác mẹ với đực giống đang kiểm tra và hoàn thành chu kỳ sữa lứa đầu: đánh giá sản lượng sữa lứa đầu của 40-45 chị em gái/đực giống, tương đối đều tại 2 cơ sở Mộc châu và Đức Trọng.
    - Đàn bò con gái của 6 đực giống: số lượng con gái của mỗi bò đực giống là 50 con, tương đối đồng đều ở 2 cơ sở để đảm bảo mỗi bò đực giống có được ≥40 bò con gái hoàn thành chu kỳ sữa lứa đầu.
    - Chế độ khai thác tinh: 2 lần/tuần/con.
    - Vắt sữa 2 lần/ngày và đều hoàn thành chu kỳ sữa đầu.
    2.1.3. Thời gian nghiên cứu
    Từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2013.
    2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    2.2.1. Chọn bê đực giống Holstein Friesian thông qua đời trước
    - Tuyển chọn bê đực giống đạt tiêu chuẩn đưa vào kiểm tra qua đời sau
    - Tiềm năng sữa của bố và sản lượng sữa của mẹ các bê đực giống
    - Hiệu quả của tuyển chọn bê đực giốn thông qua đời trước
    2.2.2. Chọn bò đực giống Holstein Friesian thông qua bản thân
    - Khả năng sinh trưởng phát triển của bò đực giống
    + Khối lượng qua các tháng tuổi chính: sơ sinh, 6, 12, 18 và 24 tháng.
    + Kích thước một số chiều đo: dài thân chéo, cao vây, vòng ngực.
    - Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống
    Lượng xuất tinh (V), Hoạt lực tinh trùng (A), Nồng độ tinh trùng (C), Tỷ lệ tinh trùng sống, Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần khai thác tinh (VAC), Hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh (A), Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn.
    - Hiệu quả của tuyển chọn bò đực giống thông qua bản thân
    2.2.3. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn chị em gái
    - Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn lứa đầu của đàn bò chị em gái
    - Chất lượng sữa lứa đầu của đàn bò chị em gái
    - Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực giống thông qua sản lượng sữa lứa đầu đàn chị em gái
    - Hiệu quả của chọn lọc bò đực giống thông qua chị em gái
    2.2.4. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái
    - Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn lứa đầu của đàn bò con gái
    - Chất lượng sữa lứa đầu của đàn bò con gái
    - Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực giống thông qua sản lượng sữa lứa đầu đàn con gái
    - Hiệu quả của chọn lọc bò đực giống thông qua con gái
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.3.1. Chọn bê đực giống Holstein Friesian thông qua đời trước
    Chọn bê đực thông qua hệ phả đưa vào kiểm tra dựa vào các tiêu chuẩn: TCVN 3982-85; SLS bò mẹ >7.000 lít/chu kỳ; Tỷ lệ mỡ sữa ≥3,5 %; Tỷ lệ protein sữa ≥3,0%; TNS bò bố ≥12,000 kg/chu kỳ.
    2.3.2. Chọn bò đực giống Holstein Friesian thông qua bản thân
    2.3.2.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của bò đực giống
    - Khối lượng cơ thể qua các mốc tuổi chính: sơ sinh cân bằng cân đồng hồ 100 kg của Nhơn Hòa, Việt Nam; 6, 12, 18, 24 tháng tuổi được cân bằng cân điện tử hãng Digi-Star do Hoa Kỳ sản xuất.
    - Kích thước các chiều do: Đo dài thân chéo, cao vây, vòng ngực bằng thước gậy Digi-Star (Hoa Kỳ) và thước dây (Việt Nam).
    - Đánh giá sinh trưởng, khối lượng bò đực giống theo Quyết định 1712/QĐ-BNN-CN (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008).
    2.3.2.2. Đánh giá khả năng sản xuất tinh của bò đực giống
    - Lượng xuất tinh: Quan sát trên ống đong thuỷ tinh có chia ml.
    - Hoạt lực tinh trùng: Bằng kính hiển vi của Milovanov.
    - Nồng độ tinh trùng: Bằng máy so màu Photomaster SDM5.
    - Tỷ lệ tinh trùng sống: Theo phương pháp của Milovanov.
    - Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác (VAC: tỷ/lần khai thác): Bằng cách nhân các giá trị của V, A và C.
    - Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (Asgđ %): Lấy ngẫu nhiên 1-2 liều tinh đông lạnh theo từng ngày sản xuất, giải đông ở nước ấm 37[SUP]0[/SUP]C, 30 giây của từng lô bằng kính hiển vi có kết nối với màn hình.
    - Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn (liều/lần khai thác): Ghi chép số lần khai thác tinh, số lần khai thác đạt tiêu chuẩn và số liều tinh sản xuất tương ứng.
    2.3.3. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn chị em gái
    2.3.3.1. Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn lứa đầu của đàn bò chị em gái
    - Sản lượng sữa 305 ngày đàn CEG được xác định bằng cân 2 lần/ngày, 1 lần/tháng, quy chuẩn về 305 ngày (Matsumoto Shigeo, 1992).
    - Xác định SLS tiêu chuẩn 4% mỡ sữa theo công thức quy đổi từ sữa thường sang sữa tiêu chuẩn của (Nguyễn Hải Quân và cs.,1995):
    2.3.3.2. Chất lượng sữa lứa đầu của đàn bò chị em gái
    Tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa được phân tích bằng máy LCUMA (LactiCheck Ultrasonic Milk Analyzer) theo các lần cân sữa.
    2.3.3.3. Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực giống thông qua sản lượng sữa lứa đầu đàn chị em gái
    Xác định GTG ước tính về tiềm năng sữa từng bò đực giống HF thông qua SLS của đàn chị em gái theo phương pháp chỉ số chọn lọc.
    2.3.4. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái
    2.3.4.1. Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn lứa đầu của đàn bò con gái
    Phương pháp làm tương tự như đối với đàn bò chị em gái.
    2.3.4.2. Chất lượng sữa lứa đầu của đàn bò con gái
    Phương pháp làm tương tự như đối với đàn bò chị em gái
    2.3.4.3. Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực giống thông qua sản lượng sữa lứa đầu đàn con gái
    Phương pháp làm tương tự như đối với đàn bò chị em gái
    2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
    - Các số liệu về tỷ lệ phần trăm trước khi xử lý được chuyển dạng để bằng hàm Y = Degrees {asin[sqrt(x/100)]}. Sau khi tính toán xong, kết quả được chuyển dạng trở về đơn vị gốc theo Y[SUB]1[/SUB] = 100 x {Sin[radians(x)]}[SUP]2[/SUP].
    - Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất và sai số chuẩn được xác định bằng Proc GLM trong chương trình SAS 9.1.
    - Ước tính các thành phần phương sai dùng VCE6.
    - Ước tính các tham số trong phương trình để tính GTG của từng bò đực giống, dùng chương trình ZPLAN+ (Florence Ytournel. 2011).
    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1. CHỌN BÊ ĐỰC GIỐNG HF THÔNG QUA ĐỜI TRƯỚC
    3.1.1. Tuyển chọn bê đực giống đạt tiêu chuẩn đưa vào kiểm tra qua đời sau
    Tổng số 35 bê đực HF đủ các tiêu chí để đưa vào kiểm tra chọn làm giống, 15 bê đực tốt nhất được tuyển chọn (10 cá thể sinh tại Mộc Châu, chiếm 66,67%; 5 cá thể sinh tại Tuyên Quang, chiếm 33,33%). Đặc điểm ngoại hình nổi bật là tất cả các cá thể đều có màu lông lang trắng đen và khối lượng sơ sinh trung bình là 40,27 kg.
    3.1.2. Tiềm năng sữa của bố và sản lượng sữa của mẹ các bê đực giống
    Qua bước kiểm tra đời trước, chọn được 15 bò đực giống hậu bị HF sinh tại Việt Nam từ những bò bố nguồn gốc Hoa kỳ có TNS cao và mẹ là những bò hạt nhân trong nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...