Luận Văn Đánh giá chất lượng và hiệu quả của hệ thống đấu thầu quốc gia Việt Nam

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 15/3/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    1. Giới thiệu
    1.1. Cơ sở của đề tài
    Hoạt động mua sắm sử dụng nguồn vốn của Nhà nước được gọi là mua sắm công hay mua sắm của chính phủ. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mọi chính phủ. Thông thường, hoạt động mua sắm này có thể lên tới 50% chi tiêu của chính phủ, ở các nước đang phát triển như Việt Nam con số này có thể còn cao hơn nữa. Ở hầu hết các nước, các bộ và các cơ quan sử dụng ngân sách thực hiện hoạt động mua sắm của mình và giao các hợp đồng công trình dân sự, các nguồn cung ứng theo các hướng dẫn và mục tiêu mua sắm do một cơ quan trung ương ban hành (thường là Bộ tài chính). Cơ quan trung ương này đặt ra mức tối thiểu cho hoạt động mua sắm hoặc các hợp đồng cho phép lãnh đạo các cơ quan có sử dụng ngân sách quyết định, cũng như các ngưỡng mua sắm phải tuân thủ các thủ tục đấu thầu nghiêm ngặt hơn.
    Ở Anh, nhóm công tác về chính sách mua sắm là một đơn vị liên ngành gồm Kho bạc và Bộ Công nghiệp, tham mưu cho các bộ trưởng các bộ về chính sách mua sắm. Ở Slovakia, mua sắm là trách nhiệm của Bộ Xây dựng và công trình công cộng. Ở Singapore, chính phủ đã phân quyền hoạt động mua sắm khổng lồ cho các bộ, ngành và hội đồng luật pháp của các cơ quan này sẽ tự sắp xếp các hoạt động mua sắm.
    Tuy nhiên, một số chức năng mua sắm tập trung vẫn được thực hiện do Vụ Ngân sách. Một số nước như Úc, Canada, nhiều nước châu Á và châu Âu đã thành lập cơ quan mua sắm chuyên trách để cung cấp dịch vụ và vật liệu chung cho một số ban ngành. Một số nước như Nam Phi đã đưa vào hiến pháp qui định về hoạt động mua sắm. Ở Mỹ, các văn bản luật liên quan tới hoạt động mua sắm bao gồm đạo luật cạnh tranh đối với việc ký kết hợp đồng (năm 1984) và đạo luật hợp lý hóa hoạt động mua sắm liên bang (năm 1994). Năm 1990, Hàn Quốc đã phê chuẩn đạo luật về hợp đồng mua sắm.
    Hoạt động mua sắm của chính phủ chủ yếu thực hiện thông qua hoạt động đấu thầu. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án mua sắm của chính phủ. Đây là hoạt động được công luận và cộng đồng đặc biệt quan tâm vì nó sử dụng vốn của nhà nước, của toàn dân và nó phục vụ lợi ích của cả cộng đồng. Do vậy, đánh giá hoạt động đấu thầu là rất quan trọng bởi những lý do chủ yếu sau đây:
    Thứ nhất, trong hoạt động mua sắm công thường hay xảy ra tình trạng tham nhũng. Có thể nói tham nhũng trong hoạt động mua sắm công là một vấn đề lớn đối với tất cả các nước, trong đó có Việt Nam và ở tất cả các cấp chính quyền trong bộ máy hành chính. Tham nhũng chủ yếu phát sinh trong hoạt động mua sắm bởi nó khá phức tạp với có quá nhiều các qui định, các nguyên tắc không rõ ràng và người dân không tiếp cận được với chúng; hồ sơ thầu soạn thảo sơ sài hoặc mập mờ; các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn không rõ ràng; giám sát hợp đồng thực hiện lỏng lẻo. Đó là điều kiện để các đơn vị thực hiện mua sắm và nhà thầu có thể tham nhũng, gây thất thoát nguồn vốn và giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư.
    Thứ hai, việc tham nhũng và gây thất thoát trong sử dụng vốn đầu tư của nhà nước sẽ làm cho chính phủ gặp khó khăn trong thanh toán nợ công, từ đó ảnh hưởng xấu tới các chương trình phúc lợi xã hội hoặc buộc phải cắt giảm một số khoản chi cho đầu tư phát triển; đồng thời có thể dẫn đến những bất ổn trên thị trường tài chính và khủng hoảng kinh tế.
    Bên cạnh những hậu quả về mặt kinh tế, nguy cơ vỡ nợ có thể sẽ đưa quốc gia đó tới nguy cơ suy giảm chủ quyền chính trị, khi phải chịu những áp lực to lớn từ phía các chủ nợ và các tổ chức tài chính quốc tế nhằm cải tổ lại các thể chế kinh tế theo hướng tự do hoá. Bài học của Achentina năm 2001 cho thấy một ví dụ cụ thể về những tác động chính trị khi một quốc gia lâm vào tình trạng tuyên bố chậm nợ. Thông thường, đó là những sức ép về việc thắt chặt chi tiêu, tăng thuế khoá, giảm trợ cấp xã hội và đi xa hơn nữa là những yêu cầu về cải cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi các định hướng kinh tế theo hướng tự do hoá nhiều hơn.
    Và cuối cùng, đánh giá hoạt động đấu thầu là một tiêu chí để đánh giá sự trong sạch của các quan chức cũng như của Chính phủ. Nhiều chính phủ lâm vào tình trạng lung lay, mất tín nhiệm với chính người dân trong nước, thậm chí phải từ chức tập thể chỉ vì bị công luận phanh phui không minh bạch trong một vài phi vụ hoạt động mua sắm có giá trị lớn.
    Đánh giá về chất lượng và hiệu quả hệ thống đấu thầu của Việt Nam là một công việc cần thiết nhằm vạch ra những điểm mạnh, điểm yếu cùng với những thách thức và cơ hội của Chính phủ trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn công, từ đó đưa ra những kiến nghị về cải cách hợp lý và hiệu quả đối với hệ thống đấu thầu quốc gia. Với ý nghĩa quan trọng như vậy thì “Đánh giá chất lượng và hiệu quả của hệ thống đấu thầu quốc gia Việt Nam” là một việc làm cần thiết, hàng năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...