Luận Văn Đánh giá chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo &amp PTNT huyện Lăk

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Lăk
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
    1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2
    1.4. Phạm vi nghiên cứu. 2
    1.4.1. Thời gian nghiên cứu 2
    1.4.2. Phạm vi không gian 2
    1.4.3. Phạm vi nội dung 2
    PHẦN THỨ HAI: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Tổng quan về ngân hàng Thương mại 3
    2.1.1. Khái niệm về Ngân hàng Thương mại 3
    2.1.2. Chức năng của Ngân hàng Thương mại 3
    2.1.3. Vai trò của Ngân hàng Thương mại 5
    2.1.4. Các hoạt động của Ngân hàng Thương mại 6
    2.2. Khái quát chung về tín dụng ngân hàng. 7
    2.2.1. Định nghĩa tín dụng 7
    2.2.2. Đặc trưng của quan hệ tín dụng 7
    2.2.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng 8
    2.2.4. Chức năng của tín dụng 9
    2.2.5. Vai trò của tín dụng 10
    2.3. Rủi ro tín dụng ngân hàng. 11
    2.3.1. Khái niệm . 11
    2.3.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng 13
    2.3.3. Các hình thức của rủi ro tín dụng 13
    2.3.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 14
    2.3.5. Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng 17
    2.4. Phương pháp nghiên cứu. 18
    2.4.1. Phương pháp chung 18
    2.4.2. Phương pháp cụ thể 18
    PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
    3.1. Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lăk. 19
    3.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội huyện Lăk 19
    3.1.2. Khái quát chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lăk 20
    3.1.3. Nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lăk 23
    3.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT huyện Lăk 24
    3.1.5. Tình hình lao động tại chi nhánh 27
    3.1.6. Hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lăk trong giai đoạn 2009- 2011 28
    3.1.7. Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh trong quá trình hoạt động 32
    3.2. Kết quả nghiên cứu. 33
    3.2.1. Hoạt động huy động vốn 33
    3.2.2. Hoạt động sử dụng vốn của NHNo&PTNT huyện Lăk 34
    3.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Lăk qua ba năm gần đây 38
    3.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lăk 43
    3.4.1. Nguyên nhân khách quan 43
    3.4.2. Nguyên nhân chủ quan 45
    3.5. Những giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với NHNo&PTNT huyện Lăk. 47
    3.5.1. Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ 47
    3.5.2. Tăng cường kiểm tra giám sát tín dụng 48
    3.5.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 49
    3.5.4. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng 49
    3.5.5. Thẩm định và đánh giá khách hàng 50
    3.5.6. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương. 50
    3.5.7. Các giải pháp khác 50
    PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
    4.1. Kết luận. 52
    4.2. Một số kiến nghị 53
    4.2.1. Đối với Nhà Nước 53
    4.2.2. Đối với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam . 53
    4.2.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam . 54
    4.2.4. Đối với các cơ quan chức năng có liên quan 55
    4.2.5. Đối với NHNo&PTNT huyện Lăk 55


    PHẦN THỨ NHẤT
    MỞ ĐẦU

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, khi mà hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nước ta nói riêng và hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới nói chung ngày càng chịu nhiều rủi ro từ môi trường và những rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng càng gia tăng và ngày càng khó kiểm soát. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì các ngân hàng cần từng bước hiện đại hóa trang thiết bị, gia tăng danh mục dịch vụ, gia tăng chi phí, các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất, đồng thời củng cố và mở rộng địa bàn hoạt động, cùng với quá trình toàn cầu hóa ngày càng hoàn thiện, cơ chế quản lý nới lỏng Những thay đổi đó buộc các nhà quản trị ngân hàng cần thận trọng hơn nữa trong công tác nhận định rủi ro, cũng như có các chính sách quản trị rủi ro kịp thời để từ đó kiểm soát được rủi ro, giúp đạt được mục tiêu trong dài hạn. Hơn nữa, hệ thống NHTM là trung gian tín dụng, thanh toán của hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, vì vậy NHTM chịu hầu hết những rủi ro mà các chủ thể trong nền kinh tế phải gánh chịu. Vì vậy yếu tố rủi ro trong hoạt động của NHTM là rất lớn và không thể tránh khỏi. Vì vậy mà bất kỳ một ngân hàng nào, khi xem xét đến mục tiêu lợi nhuận đều không thể bỏ qua yếu tố rủi ro - một yếu tố đóng vai trò quan trọng, quyết định đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mà việc quản trị nó là cả một quá trình có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, những mất mát, ảnh hưởng mà rủi ro mang lại cho ngân hàng.
    Nắm bắt những vấn đề cấp bách trên cùng với thực tiễn hoạt động kinh doanh trên địa bàn, huyện Lăk là một vùng đất Tây Nguyên thuộc tỉnh Đăk Lăk, quanh năm với hai mùa mưa và khô tạo điều kiện phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. Hoạt động nông nghiệp này tuy ngày càng được công nghiệp hóa mang lại thu nhập cho bà con nơi đây nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Chính vì vậy mà khi hoạt động trên vùng địa bàn với những đặc điểm nông nghiệp này, chi nhánh NHN[SUB]O[/SUB] & PTNT huyện Lăk với hoạt động chủ yếu và thường xuyên là cho vay phục vụ nhu cầu nông nghiệp, mặc dù đã mang lại những thành tựu đáng kể, nhưng cũng không tránh khỏi những rủi ro gặp phải cho đơn vị này trong suốt thời gian hoạt động đến nay.
    Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn hiện nay, và xuất phát từ thực tiễn hoạt động cho vay tại chi nhánh NHN[SUB]O[/SUB] & PTNT huyện Lăk. Chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Lăk”
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu- Tìm hiểu cơ sở lý luận về đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lăk.
    - Đánh giá hiện trạng hoạt động tín dụng, đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại NH. Đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lăk.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình hình rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk.
    1.3. Đối tượng nghiên cứu
    - Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Lăk.
    1.4. Phạm vi nghiên cứu
    1.4.1. Thời gian nghiên cứu
    - Số liệu điều tra lấy trong 3 năm 2009, 2010, 2011
    1.4.2. Phạm vi không gian
    - Đề tài này được nghiên cứu tại chi nhánh NHNN&PTNT Huyện Lăk - Tỉnh ĐăkLắk.
    - Địa chỉ : 209 Nguyễn Tất Thành, thị trấn Liên Sơn, Lắk, Đăk Lăk
    1.4.3. Phạm vi nội dung
    - Đánh giá chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng và đề ra các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với chi nhánh NHNN&PTNT Huyện Lăk.


    PHẦN THỨ HAI
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    2.1. Tổng quan về ngân hàng Thương mại
    2.1.1. Khái niệm về Ngân hàng Thương mại
    Theo Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam ban hành 02/1997/ QH10 đã nêu: “Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và để sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
    Theo khái niệm trên thì NHTM hoạt động kinh doanh như một doanh nghiệp, tức là có hạch toán thu chi, có tính kết quả hoạt động kinh doanh và luôn tìm cách tối đa hoá lợi nhuận. Hàng hóa mà doanh nghiệp này kinh doanh là tiền. Tuy nhiên, nếu xét về chức năng và tính đặc thù thì ngân hàng vừa là người tiêu thụ đồng vốn vừa là người cung cấp đồng vốn.
    NHNNo&PTNT là một ngân hàng thương mại nhà nước, nó có đầy đủ chức năng vai trò của NHTM.
    2.1.2. Chức năng của Ngân hàng Thương mại
    NHTM thực hiện 3 chức năng chính sau:
    - Chức năng trung gian tài chính: (Bao gồm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán).
    Đây là chức năng đặc trưng, cơ bản và quan trọng nhất của NHTM. Trong quá trình chu chuyển vốn của nền kinh tế, tại một thời điểm nào đó luôn có một chủ thể thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm tiêu dùng và đồng thời cũng có một chủ thể khác đang thặng dư trong chi tiêu và có nhu cầu tiết kiệm. Lúc này NHTM với tư cách là một trung gian tài chính đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay sẽ là cầu nối liên kết giữa các đối tượng thừa vốn và thiếu vốn, góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh vòng quay vốn. Và điều tất yếu là các đối tượng trong hoạt động tín dụng này đều có lợi.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]Các cá nhân,
    tổ chức

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    - Chức năng tạo tiền:
    Chức năng tạo tiền của NHTM được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng là đầu tư của mình. NHTM dùng tiền gửi của người này cho người khác vay và ngược lại. Bằng cách này NHTM đã có thể tạo ra một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần số vốn ban đầu.
    Tổng phương tiện thanh toán được tạo ra sẽ là vô hạn nếu không có sự ràng buộc pháp lý từ NHTW. NHTW đã làm giảm bớt mức tăng trưởng tiền tệ trong hệ thống NHTM thông qua việc qui định NHTM phải ký gửi một phần trong tổng số tiền họ nhận được từ nền kinh tế, được gọi là tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. Số lượng tiền tệ được tạo ra khi có sự ràng buộc của NHTW được xác định thông qua số lượng tiền gửi ban đầu và số nhân tiền tệ theo công thức.
    Tiền gửi mở rộng =Số nhân tiền mở rộng x Tiền gửi ban đầu
    - Chức năng trung gian thanh toán:
    Ngân hàng là trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Nếu ngân hàng không có chức năng này thì việc thanh toán trong giao dịch sẽ rất khó khăn với chi phí cao và rủi ro lớn.
    Khi có yêu cầu của khách hàng, NH sẽ thực hiện thanh toán dựa trên giá trị của hàng hoá và dịch vụ. Lúc này NH đóng vai trò như một thủ quỹ quản lý tài khoản thanh toán, theo dõi các khoản thu chi cho khách hàng của mình và chịu trách nhiệm về tính an toàn cũng như các yêu cầu bảo mật đã cam kết với khách hàng. Qua đó NHTM cũng đã góp phần làm giảm các chi phí phát sinh liên quan đến giao dịch tiền tệ, tiết kiệm được thời gian cho khách hàng.
    Thông qua chức năng này, các NHTM đã thiết lập nên các hình thức thanh toán mới, hiện đại và tiện dụng cho khách hàng như thanh toán bằng


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. PGS.TS Hồ Diệu, Giáo trình tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, năm 2008
    2. Hồ sơ tài liệu tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk
    3. TS. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, năm 2008
    4. TS Tô Kim Ngọc, Giáo trình lý thuyết tiền tệ ngân hàng, Học Viện Ngân hàng, năm 2008
    5. Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 Ban hành quyết định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
    6. Quyết Định 636/QĐ- HĐQT- XLRR ngày 22/06/2007 của hội đồng quản trị NHNo&PTNT VN quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lí rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.
    7. Http:// agribank.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...