Luận Văn Đánh giá chất lượng sản phẩm tôm đông lạnh tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Đánh giá chất lượng sản phẩm tôm đông lạnh tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC HÌNH ix
    LỜI MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ
    QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3
    1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG .4
    1.1.1. SẢN PHẨM .4
    1.1.1.1. Khái niệm 4
    1.1.1.2. Thuộc tính .4
    1.1.2. CHẤT LƯỢNG .5
    1.1.2.1. Khái niệm 5
    1.1.2.2. Các đặc điểm của chất lượng 6
    1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng .7
    1.1.3. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 9
    1.1.3.1. Khái niệm quản lý chất lượng (QCS – Quality Cost Schedule) .9
    1.1.3.2. Đặc điểm cơ bản của QCS 11
    1.1.3.3. Sự hình thành QCS 11
    1.1.3.4. Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM) .14
    1.1.3.5. Một số mô hình quản lý chất lượng tiên tiến 15
    1.1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ MỘT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
    LƯỢNG TRONG CÔNG TY 18
    1.2. MỘT SỐ CÔNG CỤ THỐNG KÊ NHẰM KIỂM SOÁT CHẤT
    LƯỢNG SẢN PHẨM (STATISTICAL PROCESS CONTROL – SPC) .19
    1.2.1. KHÁI NIỆM VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BẰNG THỐNGKÊ 19
    iv
    1.2.2. MỤC TIÊU CỦA SPC .20
    1.2.3. MỘT SỐ CÔNG CỤ SPC PHỔ BIẾN 20
    1.2.3.1. Biểu đồ tiến trình (lưu đồ) .20
    1.2.3.2. Biểu đồ kiểm soát 21
    1.2.3.3. Biểu đồ cột (phân bố mật độ) 23
    1.2.3.4. Biểu đồ Pareto .24
    1.2.3.5. Biểu đồ nhân quả (xương cá) 25
    1.2.3.6. Biểu đồ phân tán 26
    1.2.3.7. Phiếu kiểm tra 27
    1.2.4. VAI TRÒ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG
    KÊ TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 27
    1.3. ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 28
    1.3.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG .28
    1.3.2. LƯỢNG HÓA MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG 28
    1.3.2.2. Hệ số phân hạng sản phẩm – K
    ph
    28
    1.3.2.3. Chi phí chất lượng (Quality Cost) và chí phí ẩn của sản xuất
    (SPC – Shadow Cost of Production) .29
    CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH
    TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17 31
    2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17 32
    2.1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY .33
    2.1.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 33
    2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty F17 .34
    2.1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
    CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17 TRONG 3
    NĂM QUA 39
    2.1.2.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 39
    2.1.2.2. Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 46
    2.1.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009 –
    2010 - 2011 .58
    v
    2.1.2.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản của công ty trong 3 năm
    2009 – 2011 .62
    2.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH CỦA
    CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17 65
    2.2.1. CƠ CẤU MẶT HÀNG TÔM ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY .65
    2.2.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÔM THẺ ĐÔNG
    LẠNH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2009 – 2010 - 2011 71
    2.2.2.1. Đánh giá chất lượng sản phẩm tôm thẻ đông lạnh sơ chế .71
    2.2.2.2. Đánh giá chất lượng sản phẩm tôm thẻ đông lạnh tinh chế 86
    2.2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG VÀ
    QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY 97
    2.2.3.1. Thành tựu đạt được .97
    2.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân cơ bản .98
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
    SẢN PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
    SEAFOODS – F17 100
    3.1. Giải pháp 1: Tăng cường giám sát nguyên liệu đầu vào, chủ động trong
    cung ứng nguồn nguyên liệu, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng
    nguyên liệu cho công ty .101
    3.2. Giải pháp 2: Công tác đào tạo giáo dục nhằm nâng cao tay nghề và ý
    thức chấp hành kỷ luật của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm 103
    3.3. Giải pháp 3: Nhân viên quản lý chất lượng cần tăng cường giám sát
    toàn bộ quá trình sản xuất 105
    3.4. Giải pháp 4: Tăng cường đầu tư cho máy móc thiết bị nhằm nâng cao
    chất lượng sản phẩm 106
    KẾT LUẬN .108
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    vi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    BRC: (British Retail Consortium) : Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu của
    Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh.
    GMP (Good Manufacturing Practice) : Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt.
    HACCP (Hazard Analysis : Hệ thống quản lý
    and Cristical Control Points) chất lượng mang tính phòng ngừa.
    ISO (International Standards Organiration) : Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất
    lượng.
    QA (Quality Assurance) : Đảm bảo chất lượng.
    QC (Quality Control) : Kiểm soát chất lượng.
    QCS (Quality Cost Schedule) : Quản lý chất lượng.
    QI (Quality Improvement) : Cải tiến chất lượng.
    QMS (Quality Management System) : Hệ thống quản lý chất lượng.
    QO (Quality Objectives) : Mục tiêu chất lượng.
    QP (Quality Planning) : Hoạch định chất lượng.
    QPy (Quality Policy) : Chính sách chất lượng.
    SPC : Công cụ thống kê nhằm kiểm soát
    chất lượng.
    SCP : Tỷ lệ sai hỏng của sản phẩm.
    TCVN : tiêu chuẩn Việt Nam.
    TQM (Total Quality Manegement) : Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện.
    vii
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu thủy sản qua các thị trường trong 3 năm 2009-
    2010-2011 43
    Bảng 2.2: Bảng so sánh về kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần Nha
    Trang Seafoods-F17 với top 10 Công ty xuất khẩu lớn, uy tín nhất cả nước
    năm 2011. 45
    Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của công ty năm 2009-2010-2011 .46
    Bảng 2.4: Bảng cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụlao động gián tiếp của
    công ty tính tới ngày 01/07/2011 48
    Bảng 2.5: Bảng cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụlao động trực tiếp của
    Công ty tính từ ngày 01/07/2011 50
    Bảng 2.6: Tình hình máy móc thiết bị của Công ty năm 2011 .51
    Bảng 2.7: Kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị những năm gần đây .52
    Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009-2010-2011 .60
    Bảng 2.9: Bảng phân tích khả năng sinh lời .61
    Bảng 2.10: Bảng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sản phẩm thủy sản năm 2009-2010-2011 64
    Bảng 2.11: Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng tôm thẻ đông lạnh trong 3
    năm 2009-2010-2011 68
    Bảng 2.12: Doanh thu về tình hình tiêu thụ mặt hàngtôm thẻ đông lạnh trong
    3 năm 2009-2010-2011 .69
    Bảng 2.13: Phân loại sơ bộ tôm thẻ 74
    Bảng 2.14: Các chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm tôm thẻ sơ chế đông lạnh 76
    Bảng 2.15: Chỉ tiêu vi sinh đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh 78
    Bảng 2.16: Tình hình chất lượng sản phẩm tôm thẻ thịt sống 79
    Bảng 2.17: Tình hình chất lượng sản phẩm tôm thẻ thịt sống xiên que .80
    Bảng 2.18: các nguyên nhân dẫn tới chất lượng sản phẩm tôm thẻ sơ chế đông
    lạnh bị giảm trong 3 năm 2009-2010-2011 . 85
    viii
    Bảng 2.19: Trạng thái của sản phẩm sau khi cấp đôngmạ băng 90
    Bảng 2.20: Các chỉ tiêu cảm quan đối với tôm tinh chế đông lạnh 91
    Bảng 2.21: Tình hình chất lượng sản phẩm tôm thẻ PTO luộc .92
    Bảng 2.22: Tình hình chất lượng tôm thẻ thịt luộc .93
    Bảng 2.23: Các nguyên nhân dẫn tới chất lượng sản phẩm tôm thẻ tinh chế
    đông lạnh bị giảm trong 3 năm 2009-2010-2011 96
    ix
    DANH MỤC HÌNH
    * HÌNH
    Hình 1.1: Vòng tròn quản trị chất lượng .10
    Hình 1.2: Sự hình thành QCS .11
    Hình 1.3: Mô hình biểu đồ tiến trình 21
    Hình 2.1: Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods: F17 32
    Hình 2.2: Một số sản phẩm xuất khẩu của công ty . 34
    * BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 1.1: Mô hình biểu đồ kiểm soát. 22
    Biểu đồ 1.2: Mô hình biểu đồ phân bố mật độ 24
    Biểu đồ 1.3: Mô hình biểu đồ Pareto 25
    Biểu đồ 1.4: Mô hình biểu đồ nhân quả 26
    Biểu đồ 1.5: Mô hình biểu đồ phân tán .26
    Biểu đồ 2.1: Biểu đồ nhân quả của chất lượng sản phẩm tôm thẻ đông lạnh sơ
    chế tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods: F17 năm2009- 2010-2011 .84
    Biểu đồ 2.2: Biểu đồ Pareto về các nguyên nhân làm giảm chất lượng của sản
    phẩm tôm thẻ sơ chế đông lạnh năm 2009- 2010- 2011. 85
    Biểu đồ 2.3: Biểu đồ nhân quả của chất lượng sản phẩm tôm thẻ đông lạnh
    tinh chế tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17năm 2009- 2010-2011 95
    Biểu đồ 2.4: Biểu đồ Pareto về các nguyên nhân làm giảm chất lượng của sản
    phẩm tôm thẻ tinh chế đông lạnh năm 2009- 2010- 2011 96
    * SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty CP Nha Trang Seafoods-F17 .36
    Sơ đồ 2.2: Quy trình thu mua nguyên liệu tại công ty F17 .54
    Sơ đồ 2.3: Quy trình chung sản xuất các mặt hàng thủy sản đông lạnh .55
    Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất tôm thẻ sơ chế .71
    Sơ đồ 2.5: Quy trình sản xuất tôm thẻ tinh chế .86
    1
    Lời mở đầu
    1. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài
    Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũinhọn của quốc gia, có
    tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn, ngành thủy sản ngày
    càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đã góp phần mở ra
    những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để Việt Nam tham
    gia hội nhập vào khu vực và thế giới.
    Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hóa hiện nay, để tồn tại và phát triển,
    ngành thủy sản ngày càng khẳng định hơn nữa vị trí của mình trong nền kinh tế.
    Với đặc điểm chính của ngành là cung cấp những sản phẩm thực phẩm cho người
    tiêu dùng do vậy sản phẩm của ngành phải có chất lượng và đảm bảo vệ sinh an
    toàn thực phẩm. Đây cũng là điều kiện thiết yếu nhất để sản phẩm thủy sản có được
    thị trường chấp nhận hay không. Quản lý chất lượng thủy sản đảm bảo vệ sinh an
    toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho mọi người là nhân tố quan trọng để nâng
    cao chất lượng sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị
    trường, làm tăng khả năng xuất khẩu cho doanh nghiệp khi mà các thị trường nhập
    khẩu thủy sản ngày càng “khó tính” hơn về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đặc
    biệt là dư lượng kháng sinh và các tạp chất hóa họccó trong thực phẩm thủy sản. Là
    một công ty xuất khẩu thủy sản, chất lượng sản phẩmlà yếu tố vô cùng quan trọng
    đối với công ty.
    Nhận thấy tầm quan trọng đó, em quyết định thực hiện đề tài “đánh giá chất
    lượng sản phẩm tôm đông lạnh tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17”.
    Nhằm đánh giá tình hình quản lý chất lượng của côngty để có cái nhìn khách quan
    và toàn diện hơn về hệ thống quản lý chất lượng ở công ty. Từ đó đưa ra một số giải
    pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm,
    tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty.
    2
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    + Hệ thống lại các cơ sở lý thuyết về chất lượng sản phẩm và quản lý chất
    lượng sản phẩm.
    + Tìm hiểu hệ thống quản lý chất lượng của công ty cổ phần Nha Trang
    Seafoods – F17 đang áp dụng.
    + Đánh giá tình hình chất lượng và phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến
    chất lượng sản phẩm tôm đông lạnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17.
    + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượngsản phẩm tôm đông
    lạnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17.
    - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình chất lượngsản phẩm tôm thẻ đông
    lạnh tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 t rong 3 năm 2009 – 2010 – 2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thống kê, phân tích đánh giá tổng hợp.
    - Phương pháp phân tích so sánh theo thời gian.
    5. Kết cấu của báo cáo khóa luận
    Ngoài một số phần như mở bài, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, khóa luận
    gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng
    sản phẩm.
    Chương 2: Đánh giá chất lượng sản phẩm tôm đông lạnh tại công ty trong thời
    gian qua.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượngsản phẩm tôm đông
    lạnh tại công ty.
    3
    CHƯƠNG 1:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG
    SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT
    LƯỢNG SẢN PHẨM
    4
    1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
    1.1.1. SẢN PHẨM
    1.1.1.1. Khái niệm
    Sản phẩm là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vựckhác nhau như: Công
    nghệ, tâm lý học, xã hội học dưới ánh mắt của các nhà chuyên môn trong các lĩnh
    vực tương ứng mà sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau theo
    những mục tiêu đã định.
    + Theo quan điểm cổ điển: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý, hóa học
    có thể quan sát được và tập hợp trong một hình thứcđồng nhất, đó là vật mang giá
    trị sử dụng, trong nền sản xuất hàng hóa thì sản phẩm chứa đựng những thuộc tính
    của hàng hóa (có giá trị và giá trị sử dụng).
    + Trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý chất lượng: Sản phẩm gắn liền với nhu
    cầu mong muốn của người tiêu dùng và trong những điều kiện của xã hội với những
    chi phí nhất định.
    + Theo TCVN ISO 8402: Sản phẩm là kết quả hoạt độnghoặc các quá trình
    (có nghĩa là tập hợp nguồn lực và các hoạt động có liên quan để biến đầu vào thành
    đầu ra). Nguồn lực ở đây được hiểu là bao gồm nguồnnhân lực, trang thiết bị, vật
    liệu thông tin và phương pháp.
    Tóm lại theo quan điểm thị trường sản phẩm là bất cứ cái gì có thể cống hiến
    cho thị trường sự chú ý, sự sử dụng, sự chấp nhận nhằm thỏa mãn một nhu cầu, một
    ước muốn nào đó và mang lại lợi nhuận (kinh tế, xã hội).
    Sản phẩm là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất vật chất và dịch vụ trong
    toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
    1.1.1.2. Thuộc tính
    Thuộc tính của sản phẩm biểu thị khả năng đáp ứng một nhu cầu nào đó trong
    điều kiện tiêu dùng xác định. Một sản phẩm còn nhiều thuộc tính khác nhau nhưng
    nhìn chung được chia làm hai nhóm:
    5
    a. Thuộc tính công dụng
    Nhóm thuộc tính này phản ánh công dụng đích thực của sản phẩm. Nó phụ
    thuộc vào yếu tố tự nhiên, bản chất các yếu tố kỹ thuật công nghệ tạo ra sản phẩm.
    Nhóm thuộc tính công dụng có 3 phần:
    - Thuộc tính mục đích: Nhằm phản ánh mục đích chính khi sử dụng sản phẩm.
    - Thuộc tính kinh tế kỹ thuật: Liên quan đến các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật
    của sản phẩm, phản ánh trình độ chất lượng đạt đượccủa sản phẩm sau khi hoàn
    thành quá trình sản xuất.
    - Thông tin hạn chế: Là những quy định nhằm đảm bảo khả năng làm việc của
    sản phẩm, hoặc đảm bảo cho an toàn người lao động.
    b. Thuộc tính thụ cảm
    Nhóm thuộc tính này phản ánh những cảm nhận của người tiêu dùng khi tiếp
    xúc với sản phẩm. Nhóm thuộc tính này phụ thuộc vàonhiều yếu tố cá nhân và các
    dịch vụ bán hàng, sau bán hàng. Mỗi người tiêu dùngsẽ có cảm nhận và đánh giá
    khác nhau khi sử dụng một loại sản phẩm. Do đó đây là các thuộc tính khó đo lường
    và kiểm soát nhất đối với doanh nghiệp. Để nâng caochất lượng sản phẩm buộc
    doanh nghiệp phải quan tâm đến thuộc tính này.
    Từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp đối với sản phẩm nhằm hoàn thiện nó,
    để người tiêu dùng ngày một yêu thích sản phẩm của doanh nghiệp hơn.
    1.1.2. CHẤT LƯỢNG
    1.1.2.1. Khái niệm
    Chất lượng là một khái niệm vừa trừu tượng vừa cụ thể rất khó để định nghĩa
    đúng và đầy đủ về chất lượng bởi dưới cái nhìn của các nhà doanh nghiệp, người
    quản lý, chuyên gia, người công nhân, người buôn bán thì chất lượng lại được hiểu
    ở góc độ của họ.
    Trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa về chất lượng: “Chất
    lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu”. Yêu
    cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêura hay tiềm ẩn.
    6
    Theo từ điển tiếng việt phổ thông: Chất lượng là tổng thể những tính chất,
    thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự
    vật (sự việc) khác.
    Theo chuyên gia K Ishikawa: Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị
    trường với chi phí thấp nhất.
    Quan niệm của nhà sản xuất: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một
    sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước.
    Quan điểm của người bán hàng: Chất lượng là hàng bán hết, có khách hàng
    thường xuyên.
    Quan điểm của người tiêu dùng: Chất lượng là sự phùhợp với mong muốn của họ.
    Chất lượng sản phẩm/dịch vụ thể hiện các khía cạnh sau:
    (a) Thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó;
    (b) Thể hiện cùng với chi phí;
    (c) Gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể.
    Tóm lại: Trong quản lý chất lượng hiện đại việc tiến hành định nghĩa chất
    lượng tất yếu phải xuất phát từ góc độ người tiêu dùng.
    1.1.2.2. Các đặc điểm của chất lượng
    Từ định nghĩa trên ta rút ra một số đặc điểm sau đây của chất lượng:
    + Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do
    nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải coilà có chất lượng kém, cho dù
    trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thểrất hiện đại. Đây là một kết
    luận then chốt và là cơ sở để các công ty định ra chính sách, chiến lược kinh doanh
    của mình.
    + Do chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu, mànhu cầu luôn luôn biến
    động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian và điều
    kiện sử dụng.
    + Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi
    đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thoả mãnnhững nhu cầu cụ thể. Các nhu


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Giáo trình quản trị chất lượng – Lưu Thanh Tâm.
    2. Sổ tay chất lượng của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17.
    3. Quản trị chất lượng toàn diện - NXB tài chính.
    4. Quản trị chiến lược – Lê Chí Công.
    5. Tạp chí kinh tế.
    6. Một số đề tài của khóa trước
    7. Các trang web:
    - http://www.nhatrangseafoods.com.vn.
    - http://www.fistenet.gov.vn.
    - http://ebookbrowse.com/bai-giang-nang-bac-cho-cn-cbts-pdf-d166504712.
    - http://www.google.com.vn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...