Đồ Án Đánh giá chất lượng nước mặt của thượng nguồn lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1
    MỞ ĐẦU

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời. Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người và các sinh vật khác.Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá nếu như không có nước thì sự sống trên trái đất liệu rằng có tồn tại được không? Mặc dù ý nghĩa của nước quan trọng như vậy nhưng hiện nay nguồn nước quí giá đó của chúng ta đang dần bị xuống cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chúng ta có thể thấy rõ ràng nước thải công nghiệp đóng góp một phần rất lớn trong sự xuống cấp này.

    Sông Công bắt nguồn từ xã Bình Thành-Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Sau khi ra khỏi hồ Núi Cốc ở phía Tây thành phố Thái Nguyên, nó chia thành hai nhánh. Nhánh chính chảy qua trung tâm thị xã Sông Công, qua huyện Phổ Yên để hội lưu với sông Cầu từ bên phải tại ranh giới ba xã Thuận Thành (huyện Phổ Yên), Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và Hợp Thịnh (huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang). Nhánh phụ nhỏ hơn chảy qua phía Bắc thị xã Sông Công, huyện Phú Bình rồi chảy vào huyện Phổ Yên để nối với sông Cầu tại ranh giới ba xã Tân Phú, Thuận Thành (huyện Phổ Yên), Đại Thành (huyện Hiệp Hòa).Sông này dài 96 km. Diện tích lưu vực 951 km², cao trung bình 224 m, độ dốc trung bình 27,3%, mật độ sông suối 1,20 km/km². Tổng lượng nước 0,794 km³ ứng với lưu lượng trung bình năm 25 m³/s, môđun dòng chảy năm 26 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 74,7% lượng nước cả năm; tháng 8 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 19,30% lượng nước cả năm; tháng cạn kiệt nhất chiếm 1,8% lượng nước cả năm.Sông Công cùng với Núi Cốc đã đi vào thi ca mang màu sắc huyền thoại . Nước của dòng sông Công được chặn lại tại huyện Đại Từ, tạo nên một hồ nhân tạo rộng lớn, cùng với rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ mà trước đây là đồi núi. Sông Công, hồ Núi Cốc là công trình thuỷ lợi lớn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi sinh, tạo một thắng cảnh nổi tiếng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.Dòng sông Công còn có tên là sông Giã .
    Thượng nguồn lưu vực sông Công tỉnh Thái nguyên chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v . cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và trong sản xuất của Huyện lượng nước dùng trong sinh hoạt và hoạt động trong công nghiêp. dịch vụ của huyện Đại Từ chủ yếu lấy từ sông Công, do đó chất lượng nước của thượng nguồn lưu vưc sông Công ít nhiều bị ảnh hưởng.
    Xuất phát từ thực trạng trên em tiến hành thực hiện đề tài:" Đánh giá chất lượng nước mặt của thượng nguồn lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên"

    1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    Đánh giá được chất lượng nước mặt của thượng nguồn lưu vực sông Công tỉnh Thái nguyên (từ đèo khế đến hết đập Hồ Núi Cốc),dựa trên cơ sở ,thu thập số liệu và lấy mẫu phân tích về các thông số chủ yếu sau: BOD, COD, TSS, Colifom tổng số, tổng lượng dầu mỡ , As, Cd, Fe, NH­­[SUB]4[/SUB][SUP]+ [/SUP].
    Số liệu thu được phản ánh trung thực, khách quan.
    Kết quả phân tích thông số hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt của thượng nguồn lưu vực sông Công tỉnh Thái nguyên , so sánh với TCVN 08:2008/BTNMT.
    Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nước mặt của thượng nguồn lưu vực sông Công tỉnh Thái nguyên.
    Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi với điều kiện ở địa phương.
    1.3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
    Đánh giá chất lượng nước mặt của thượng nguồn lưu vực sông Công tỉnh Thái nguyên.
    Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nước mặt của thượng nguồn lưu vực sông Công tỉnh Thái nguyên nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
    1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐẾ TÀI.
    - Ý nghĩa trong học tập: Tạo cho sinh viên cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.Vận dụng và phát huy được kiến thức đã học vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu.
    - Ý nghĩa trong quản lý môi trường: Báo cáo là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu khoa học và cho các nhà quản lý môi trường nước của thượng nguồn lưu vực sông Công tỉnh Thái nguyên, giúp cho công tác quản lý môi trường được tốt hơn.
    - Ý nghĩa trong thực tiễn : Đánh giá được chất lượng nước mặt của thượng nguồn lưu vực sông Công tỉnh Thái nguyên (từ đèo khế đến hết đập Hồ Núi Cốc), giúp ích cho cơ sở trong việc đề xuất giải pháp bảo vệ và nầng cao chất lượng môi trường nước tại địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...