Thạc Sĩ Đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC . 1
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 3
    DANH MỤC CÁC BẢNG 4
    DANH MỤC CÁC HÌNH . 5
    MỞ ĐẦU . 6
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 10
    1.1. Các khái niệm . 10
    1.1.1.Tư vấn 10
    1.1.2. Tư vấn học tập . 11
    1.1.3. Cố vấn học tập 12
    1.1.4. Chất lượng . 14
    1.1.5. Khái niệm về chất lượng của hoạt động tư vấn học tập . 16
    1.1.6. Khái niệm đánh giá . 16
    1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài 17
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước . 17
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 25

    Chương 2 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 30
    2.1. Khái quát về trường Đại học Tiền Giang . 30
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Tiền Giang . 30
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường . 30
    2.1.3. Cơ cấu đội ngũ cán bộ viên chức 32
    2.1.4. Công tác đào tạo và quản lý sinh viên 33
    2.1.5. Công tác NCKH 34
    2.2. Sơ lược về hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang 34
    2.2.1. Tổ chức đội ngũ tư vấn học tập 35
    2.2.2. Vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ tư vấn học tập . 35
    2.3. Thiết kế nghiên cứu 38
    2.3.1. Qui trình nghiên cứu . 38
    2.3.2. Thiết kế công cụ đo lường 38
    2.3.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 39

    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
    3.1. Đánh giá thang đo 40
    3.1.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA 40
    3.1.2. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha 44
    3.2. Đánh giá từ phía đội ngũ TVHT về chất lượng hoạt động TVHT 49
    3.2.1. Mức độ hài lòng về hoạt động tư vấn học tập 49
    3.2.2. Chất lượng đội ngũ tư vấn học tập 51
    3.2.3. Cơ sở vật chất 53
    3.2.4. Thông tin cung cấp từ phòng ban . 54
    3.2.5. Đánh giá của đội ngũ tư vấn về chất lượng công tác quản lý hoạt
    động tư vấn tại Trường Đại học Tiền Giang . 55
    3.2.6. Mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập cho sinh viên 58
    3.2.8. Đánh giá của đội ngũ tư vấn về mức độ đạt mục tiêu tư vấn học tập60
    3.2.9. Chất lượng hoạt động tư vấn học tập 62
    3.3. Đánh giá từ phía sinh viên về chất lượng hoạt động tư vấn học tập . 63
    3.3.1. Mức độ hài lòng của sinh viên đối với hoạt động TVHT . 63
    3.3.2. Mức độ hài lòng về đội ngũ tư vấn học tập 64
    3.3.3. Mức độ hài lòng về lời khuyên của đội ngũ tư vấn học tập . 65
    3.3.4. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tư vấn học tập . 67
    3.3.5. Mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn của sinh viên . 68
    3.3.6. Đánh giá của sinh viên về tính thuận tiện trong việc tổ chức hoạt
    động tư vấn học tập . 71
    3.3.7. Đánh giá của sinh viên về ích lợi của hoạt động TVHT 74
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 77
    I. Kết luận 77
    II. Khuyến nghị . 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 80
    PHỤ LỤC .

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Hoạt động tư vấn học tập cho học sinh, sinh viên là hoạt động quan trọng
    không thể thiếu trong các trường học hiện nay khi phần lớn các em đều có
    nhu cầu được hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập, trong sinh hoạt tại
    trường. Hoạt động này càng trở nên có ý nghĩa đối với sinh viên, nhất là trong
    những năm đầu tiên. Vừa rời ghế nhà trường phổ thông, các tân sinh viên
    bước vào ngưỡng cửa đại học với nhiều bâng khuâng và bỡ ngỡ. Các em
    không những phải nhanh chóng làm quen với môi trường mới, thầy cô, bạn bè
    mới mà quan trọng hơn là phải nhanh chóng nắm bắt và làm quen với cách
    học mới, với những kỹ năng mới. Nắm bắt được nhu cầu trên, Bộ GD&ĐT đã
    ban hành công văn số 9971/BGDĐT. HSSV ngày 8 tháng 10 năm 2005 của
    Bộ GD&ĐT về việc triển khai tư vấn cho học sinh, sinh viên, góp phần nâng
    cao hiệu quả giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội. Mặc dù lĩnh vực tư vấn
    học tập đã được nhiều nhà khoa học đề cập đến trong những năm gần đây,
    song bên cạnh những kết quả đạt được thì hiệu quả của hoạt động này vẫn còn
    nhiều điều đáng quan tâm. Đặc biệt là đối với hoạt động tư vấn học tập cho
    sinh viên trong trường đại học.
    Trong thời gian gần đây, ngành giáo dục đại học có nhiều tiến triển
    vượt bậc so với trước, một trong những bước tiến đột phá đó là học chế tín chỉ
    được áp dụng ngày càng nhiều trong các trường đại học. Nghị quyết của
    Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai
    đoạn 2006-2020 đã chỉ rõ: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế
    độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ
    kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp
    theo ở trong nước và ở nước ngoài”. Thực hiện chủ trương trên, Bộ Giáo dục
    và Đào tạo đã có Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15/8/2007 ban
    hành Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ Chính quy theo Hệ thống Tín
    chỉ. Hiện nay, hầu hết các trường đại học trong cả nước đã áp dụng hình thức
    đào tạo theo học chế tín chỉ dưới những mức độ và cách làm khác nhau.
    Một trong những công tác quan trọng nhằm thực hiện tốt việc chuyển
    đổi chương trình từ phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào
    tạo theo tín chỉ là việc thành lập đội ngũ tư vấn học tập cho sinh viên trong
    mỗi trường đại học, ngoài việc hỗ trợ sinh viên hoạch định được mục tiêu học
    tập, xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, đội ngũ làm công tác tư vấn sinh
    viên còn là cầu nối giữa sinh viên với nhà trường, sinh viên với xã hội, hướng
    sinh viên đến mục tiêu đào tạo chung của nhà trường và đáp ứng chuẩn nghề
    nghiệp trong tương lai.
    Thông qua HĐ TVHT, sinh viên sẽ nắm bắt tốt hơn về cơ cấu tổ chức,
    chức năng nhiệm vụ, định hướng phát triển của trường, chương trình và yêu
    cầu của đào tạo theo tín chỉ cũng như được tư vấn về chọn lựa môn học, đăng
    ký môn học. Tuy nhiên, có thể thấy hiện nay HĐ TVHT chưa hoàn toàn đem
    lại hiệu quả, bởi đây là một hoạt động mới đối với hệ thống giáo dục Việt
    Nam. Công tác tư vấn học tập cho sinh viên ở các trường đại học chỉ bắt đầu
    phổ biến khi chương trình đào tạo theo tín chỉ được áp dụng ở bậc đại học.
    Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học
    Tiền Giang thực triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2008. Đồng
    thời trong giai đoạn này, hoạt động tư vấn học tập cho sinh viên tại Trường ra
    đời. Để hoạt động này đạt hiệu quả tốt, trường Đại học Tiền Giang đã có
    những qui định cụ thể và rõ ràng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của đội
    ngũ tư vấn học tập. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện nhiệm vụ của đội
    ngũ này được nhìn chung là chưa hiệu quả vì nhiều lý do chủ quan và khách
    quan khác nhau. Cho đến nay, thời gian thực hiện việc đào tạo theo tín chỉ
    cũng như hoạt động tư vấn ở trường tuy chưa dài nhưng cũng đủ để nhà
    trường nhìn lại, đánh giá những gì được và chưa được để tiếp tục cải tiến,
    hoàn thiện góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tư vấn học tập
    tại trường. Do vậy cần nêu và trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau đây là: (1)
    Chất lượng hoạt động tư vấn học tập là gì? (2) đánh giá chất lượng hoạt động
    tư vấn học tập như thế nào? Và (3) cần làm gì để nâng cao chất lượng hoạt
    động tư vấn?
    Xuất phát từ phân tích trên đề tài “Đánh giá chất lượng hoạt động tư
    vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang
    ” được thực hiện.
    2. Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu
    Nghiên cứu đưa ra bộ tiêu chí đánh giá chất lượng HĐ TVHT và tiến
    hành đánh giá chất lượng HĐ TVHT tại Trường đại học Tiền Giang. Qua đó,
    đưa ra cái nhìn tổng quan về chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại Trường.
    Đồng thời, tác giả khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp góp phân nâng
    cao hơn nữa chất lượng HĐ TVHT tại Trường Đại học Tiền Giang.
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    - Đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập nhằm đưa ra cái nhìn
    tổng quan về lượng hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang.
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    4.1. Khách thể nghiên cứu
    Đội ngũ làm công tác tư vấn học tập chuyên trách và kiêm nhiệm (bao
    gồm cả cố vấn học tập), cán bộ quản lý hoạt động tư vấn học tập tại Trường
    Đại học Tiền Giang.
    Sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Tiền Giang.
    4.2. Đối tượng nghiên cứu
    Chất lượng của hoạt động tư vấn học tập Trường Đại học Tiền Giang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...