Luận Văn Đánh giá chất lượng dịch vụ tour Nha Trang – Đà Lạt của Công ty TNHH Du lịch Sao Biển

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ tour Nha Trang – Đà Lạt của Công ty TNHH Du lịch Sao Biển


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC BẢNG . v
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề tổ chức hoạt động kinh doanh lữ hành 4
    1.1. Những vấn đề cơ bản về kinh doanh lữ hành . 4
    1.1.1. Định nghĩa doanh nghiệp lữ hành 4
    1.1.2. Chức năng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành 4
    1.1.3. Phân loại kinh doanh lữ hành 5
    1.1.4. Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành 7
    1.1.5. Dịch vụ trung gian 7
    1.1.6. Chương trình dulịch . 8
    1.1.7. Các sản phẩm khác 9
    1.2. Những vấn đề cơ bản về chương trình du lịch 9
    1.2.1. Định nghĩa chương trình du lịch 9
    1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm là chương trình du lịch 9
    1.3. Những vấn đề về quản lý chất lượng chương trình du lịch của doanh nghiệp
    lữ hành . 10
    1.3.1. Khái niệm chất lượng chương trình du lịch . 10
    1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng chương trình dulịch 12
    1.3.2.1. Nhóm các yếu tốbên trong ( Con người và dịch vụ) . 12
    1.3.2.2. Nhóm các yếu tốbên ngoài . 13
    1.4. Hệ thống các tiêu chí để đánh giá chất lượng chương trình du lịch 16
    1.4.1. Tiêu chuẩn tiện lợi 16
    1.4.2. Tiêu chuẩn tiện nghi 16
    1.4.3. Tiêu chuẩn vệ sinh 17
    1.4.4. Tiêu chuẩn lịch sự chu đáo 17
    iii
    1.4.5. Tiêu chuẩn an toàn 18
    1.5. Quản lý chất lượng chương trình du lịch 18
    1.5.1. Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng . 19
    1.5.2. Phương pháp đánh giá chất lượng . 20
    1.5.3. Lượng hóa chỉ tiêu chấtlượng –Mức chất lượng ( MQ) . 20
    Chương 2:Giới thiệu về Công ty TNHH Du lịch Sao Biển . 23
    2.1. Quá trình hình thành và phát triểncủa Công ty TNHH Du lịch Sao Biển . 23
    2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Du lịch Sao Biển 24
    2.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty 25
    2.4. Đặc điểm về lao động 27
    2.5. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới 27
    2.5.1. Thuận lợi . 27
    2.5.2. Khó khăn 28
    2.5.3. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới . 28
    2.5.4. Môi trường kinh doanh 28
    2.5.4.1. Môi trường vĩ mô . 28
    2.5.4.2. Môi trường vi mô . 29
    2.5.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch Sao Biển từ
    năm 2009 đến năm 2011 . 32
    2.5.5.1 Phân tích kết cấu và sựbiến động của tài sản . 32
    2.5.5.2 Phân tích kết cấu và sựbiến động của nguồn vốn . 35
    2.5.5.3 Phân tích bảng báo cáo kết quảkinh doanh 36
    Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động tour Nha Trang –Đà Lạt của công ty
    TNHH Du lịch Sao Biển 39
    3.1. Quy trình xây dựng tour Nha Trang –Đà Lạt của Công ty TNHH Du lịch Sao
    Biển . 39
    3.2. Quy trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch . 40
    3.3. Chương trình du lịch Nha Trang –Đà Lạt của công ty . 41
    iv
    Chương 4: Một số đánh giá về chất lượng dịch vụ chương trình du lịch Nha Trang –
    Đà Lạt của Công ty TNHH Du lịch Sao Biển 44
    4.1. Đánh giá chất lượng dịch vụ dựa trên ý kiến đánh giá của du khách sau khi sử
    dụng chương trình 44
    4.1.1. Thu thập dữ liệu 44
    4.1.2. Xây dựng bảng câu hỏi điều tra . 44
    4.1.3. Phương pháp thu thập thông tin và cỡ mẫu 45
    4.1.4. Kết quả điều tra và nhận xét 47
    4.1.5. Nhận xét chung . 56
    4.2. Một số ưu điểm và hạn chế trong việc xây dựng và cung cấp tour của Công ty
    TNHH Du lịch Sao Biển 56
    4.2.1. Ưu điểm 56
    4.2.2. Hạn chế . 57
    Chương 5: Đề xuất một số phương án nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chương
    trình du lịch Nha Trang –Đà Lạt của Công ty TNHH Du lịch Sao Biển 61
    5.1. Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình du lịch 61
    5.1.1. Nâng cao chất lượng việc chăm sóc khách hàng 61
    5.1.2. Chú ý mối quan hệ với các nhà cung cấp . 62
    5.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên . 63
    5.1.4. Nâng cao nhận thức về chất lượng dịch vụ cho nhân viên . 64
    5.2. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ phù hợp với công ty 64
    5.2.1. Quản lý chất lượng chương trình du lịch theo quá trình: 65
    5.2.2. Quản lý chất lượng theo ISO 9000 66
    5.2.3. Quản lý chất lượng theo TQM ( Total Quality Management) 67
    5.3. Thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng . 67
    5.4. Nâng cao chất lượng thiết kế chương trình . 68
    5.4.1. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường . 68
    5.4.2. Đa dạng các loại hình dịch vụ . 69
    5.4.3. Quảng cáo trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng . 69
    KẾT LUẬN . 71
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 72
    PHỤ LỤC 73
    v
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng1 : Cơ cấu lao động của Công ty TNHH Du lịch Sao Biển 27
    Bảng 2: Phân tích kết cấu và sựbiến động của tài sản 2010-2011 33
    Bảng3: Kết cấu và sựbiến động nguồn vốn năm 2010 -2011 36
    Bảng 4: Phân tích báo cáo kết quảkinh doanh năm 2010 –2011 . 38
    Bảng 5: Mức chất lượng dịch vụdo 20 khách hàng đánh giá . 47
    Bảng 6: Bảng tổng hợp điểm sốquan trọng theo đánh giá của khách hàng 48
    Bảng 7: Bảng sắp xếp Vi theo mức độtừcao đến thấp 49
    Bảng 8: Bảng tổng hợp điểm đánh giá chất lượng của khách hàng 51
    Bảng 9: Tương quan giữa sựmong đợi (Coi) và sựcảm nhậnthực tế(Ci) của khách
    hàng vềchất lượng dịch vụ 53
    vi
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
    GTGT: Giá trịgia tăng
    LNST: Lợi nhuận sau thuế
    TS: Tài sản
    TĐ: tương đương
    NV: Nhân viên
    TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây, tốc độphát triển của du lịch -“ngành công nghiệp
    không khói” tại Việt Nam luôn đạt mức cao, góp phần tạo nên hiệu quảvềnhiều
    mặt cho nền kinh kếcũng như tạo ra bước chuyển biến trong xã hội của đất nước.
    Chỉtính riêng trong năm 2010, thu nhập xã hội từdu lịch ởnước ta đã ước đạt
    96.000 tỷđồng, đóng góp 4% GDP của cảnước. Và cũng theo định hướng “Chiến
    lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Đảng và Chính
    phủthì du lịch sẽdần đóng vai trò là một trong những kinh tếmũi nhọn, mang lại
    nguồn thu lớn cho xã hội, tạo ra nhiều công ăn việc làm, quảng bá một cách sâu
    rộng hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè trên toàn thếgiới.
    Trong đó, định hướng đã đềra những mục tiêu hết sức cụthểnhư “Đến năm 2020
    đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du
    lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có
    chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam
    và thân thiện môi trường. Đến năm 2020 đón 7-8 triệu lượt khách quốc tế; 32-35
    triệu lượt khách nội địa; thu nhập trực tiếp du lịch đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% GDP, tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó 620.000 việc làm trực tiếp.” ( Trích Báo
    cáo Điểm đột phá trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
    nhìn 2030của Tiến sỹHà Văn Siêu- Phó Vụtrưởng VụTổchức cán bộTổng cục
    Du lịch).
    Việt Nam đã dần chứng tỏvới bạn bè thếgiới vềvịthếcủa mình bằng những
    bước tiến mạnh mẽtrên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, Việt Nam còn được thiên
    nhiên ưu ái với nhiều cảnh quan đẹp thích hợp đểphát triển du lịch, được du khách
    biết đến như một điểm đến an toàn, thân thiện với chi phí thấp. Du lịch Việt Nam đã
    góp phần tích cực vào chính sách mởcửa của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho
    tình hữu nghị, hòa bình và sựhiểu biết lẫnnhau giữa các dân tộc.
    Một quốc gia muốn du lịch phát triển không thểthiếu một hệthống công ty lữ
    hành hùng mạnh. Công ty lữhành hoạt động với mục tiêu liên kết các dịch vụđơn
    lẻthành sản phẩm du lịch tổng hợp hấp dẫn đưa ra thịtrường trong và ngoài nước,
    2
    kích thích nhu cầu đi du lịch của du khách, tạo cho du khách có những chuyến đi an
    toàn và thú vị. Trong xu thếtoàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp lữhành Việt
    Nam đang được đặt vào những thách thức lớn lao, đòi hỏi doanh nghiệp phải có
    những động thái tích cực đểcó thểvững bước trên con đường thành công. Song
    song với môi trường du lịch thuận lợi, thịtrường du lịch trong nước đang có sự
    cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Đểcác doanh nghiệp lữhành có được lợi
    thếcạnh tranh tốt nhấtthì chất lượng các chương trình du lịch cần được đưa lên
    hàng đầu, tuy nhiên đó cũng chính là vấn đềnan giải chưa được tháo gỡ, tác động
    trực tiếp tới hiệu quảcủa ngành. Do đó, các doanh nghiệp lữhành cần phải hoàn
    thiện quá trình quản lý chất lượng bên cạnh sựquan tâm của các Bộ, ngành có liên
    quan và những chính sách thích hợp của nhà nước nhằm thúc đẩy ngành du lịch
    Việt Nam ngày một phát triển.
    Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Sao Biển, em đã tìm hiểu các hoạt
    động lữhành của công ty. Em nhận thấy việc quản lý chất lượng của công ty tuy đã
    đạt được những hiệu quảnhất định nhưng chưa cao và chưa thành một hệthống cụ
    thể. Đểphù hợp với xu thếhiện nay và mục tiêu của công ty đềra thì công ty cần có
    những thay đổi đáng kể. Xuất phát từvai trò của việc nâng cao chất lượng chương
    trình du lịch, từnhững vấn đềcấp thiết của công ty và xã hội, vì vậy emchọn đềtài:
    “ Đánh giá chất lượng dịch vụtour Nha Trang –Đà Lạt của Công ty TNHH Du
    lịch Sao Biển”với mục đích mong muốn thỏa mãn hơn nữa những nhu cầu ngày
    càng đa dạng củatừng đối tượngkhách hàng.
    1. Mục tiêu nghiên cứu
    - Hệthống hoá các vấn đềlý luận và thực tiễn vềdu lịch, dịch vụvà chất
    lượng dịch vụdu lịch, các vấn đềvềcông tác tổchức, đánh giá chất lượng dịch vụ.
    - Phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụtour Nha Trang –Đà Lạt do Công
    ty TNHH Du lịch Sao Biểntổchức.
    - Phân tích ý kiến của du khách vềchất lượng dịch vụcủa Tour du lịch Nha
    Trang –Đà Lạtdo Công ty TNHH Du lịch Sao Biển tổchức.
    3
    - Đềxuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụcủa Tour du lịch
    Nha Trang –Đà Lạt do Công ty TNHH Du lịch Sao Biển tổchức.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: chất lượng dịch vụTour du lịch Nha Trang –Đà Lạt
    do Công ty TNHH Du lịch Sao Biển tổchức.
    - Không gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện đối với du khách tham
    gia Tour du lịch Nha Trang –Đà Lạt do Công ty TNHH Du lịch Sao Biển tổchức.
    - Thời gian nghiên cứu: thực trạng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2012, nghiên
    cứu tập trung vào các yếu tố thuộc tầm kiểm soát của khách sạn.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài nàyđược hoàn thành dựa trên sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
    yếu sau:
    - Phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với khảo sát thực tế.
    - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
    - Phương pháp thống kê.
    - Phương pháp phân tích.
    - Phương pháp tổng hợp đánh giá xung quanh vấn đề nghiên cứu.
    4. Kết cấu đề tài
    Đềtài được thực hiện gồm 5 chương với nội dung như sau:
    Chương 1: Cơ sởlý luận vềvấn đềtổchức hoạt động kinh doanh lữhành
    Chương 2: Giới thiệu vềCông ty TNHH Du lịch Sao Biển
    Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động tour Nha Trang –Đà Lạt của công
    ty TNHH Du lịch Sao Biển
    Chương 4: Một sốđánh giá vềchất lượng dịch vụchương trình du lịch Nha
    Trang –Đà Lạt của Công ty TNHH Du lịch Sao Biển
    Chương 5: Đềxuất một sốphương án nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
    chương trình du lịch Nha Trang –Đà Lạt của Công ty TNHH Du lịch Sao Biển.
    4
    Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề tổ chức hoạt động kinh doanh lữ hành
    1.1. Những vấn đề cơ bản về kinh doanh lữ hành
    1.1.1. Định nghĩa doanh nghiệp lữ hành
    Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn
    định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi
    nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch
    cho khách du lịch. Ngoài ra doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt
    động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt
    động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ
    khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
    1.1.2. Chức năng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
     Chức năng thông tin
    Thực hiện chức năng này có nghĩa là doanh nghiệp lữ hành cung cấp thông tin
    cho khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, điểm đến du lịch. Hay nói cách khác,
    kinh doanh lữ hành cung cấp thông tin cho cả người tiêu dùng du lịch và người
    cung cấp sản phẩm du lịch.
    Nội dung thông tin cần cung cấp cho khách du lịch bao gồm:
    - Thông tin về giá trị tài nguyên, thời tiết, thể chế chính trị, tôn giáo, luật pháp,
    phong tục tập quán,tiền tệ, giá cả của nơi đến du lịch.
    - Thông tin về giá, thứ hạng, chủng loại dịch vụ, hệ thống phân phối dịch vụ
    của nhà cung cấp.
     Chức năng tổ chức
    Thực hiện chức năng này nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện các công việc
    tổ chức, nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất và tổ chức tiêu dùng.
    - Tổ chức nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu cả thị trường cầu và thị
    trường cung du lịch.
    - Tổ chức sản xuất bao gồm việc sắp đặt trước các dịch vụ hoặc liên kết các
    dịch vụ đơn lẻ thành chương trình du lịch.
    5
    - Tổ chức tiêu dùng bao gồm tổ chức cho khách đi lẻ thành từng nhóm, định
    hướng và giúp đỡ khách trong quá trình tiêu dùng du lịch.
     Chức năng thực hiện
    Thực hiện chức năng này có nghĩa là doanh nghiệp lữ hành thực hiện khâu
    cuối cùng của quá trình kinh doanh lữ hành. Bao gồm thực hiện vận chuyển khách
    theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng, thực hiện các hoạt động hướng
    dẫn tham quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát các dịch vụ của các nhà cung cấp
    khác trong chương trình. Mặt khác, thực hiện hoạt độnglàm gia tăng giá trị sử dụng
    và giá trị của chương trình du lịch thông qua lao động của hướng dẫn viên.
    1.1.3. Phân loại kinh doanh lữ hành
    Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo sản phẩm có các loại kinh doanh
    đại lý lữ hành, kinh doanh chương trình du lịch, kinh doanh tổng hợp.
    - Kinh doanh đại lý lữ hành hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ trung gian tiêu
    thụ và bán sản phẩm một cách độc lập, riêng lẻ cho các nhà sản xuất du lịch để
    hưởng hoa hồng theo mức phần trămcủa giá bán, không làm gia tăng giá trị của sản
    phẩm trong quá trình chuyển giao từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du
    lịch. Loại kinh doanh này thực hiện nhiệm vụ như là “Chuyên gia cho thuê” không
    phải chịu rủi ro. Các yếu tố quan trọng bậc nhất đối với loại kinh doanh này là vị trí,
    hệ thống đăng ký và kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng bán hàng
    của đội ngũ nhân viên. Các doanh nghiệp thuần túy thực hiện loại hình này được gọi
    là các đại lý lữ hành bán lẻ.
    - Kinh doanh chương trình du lịch hoạt động theo phương thức bán buôn, thực
    hiện sản xuất làm gia tăng giá trị của các sản phẩm đơn lẻ của các nhà cung cấp để
    bán cho khách. Với hoạt động kinh doanh này chủ thể của nó phải gánh chịu rủi ro,
    san sẻ rủi ro trong quan hệ với các nhà cung cấp khác. Các doanh nghiệp thực hiện
    kinhdoanh chương trình du lịch được gọi là các công ty lữ hành. Cơ sở của hoạt
    động này là liên kết các sản phẩm mang tính đơn lẻ của các nhà cung cấp độc lập
    thành sản phẩm mang tính trọn vẹn bán với giá gộp cho khách, đồng thời làm gia
    6
    tăng giá trị sử dụng của sản phẩm cho người tiêu dùng thông qua sức lao động của
    các chuyên gia marketing, điều hành và hướng dẫn.
    - Kinh doanh lữ hành tổng hợp bao gồm tất cả các dịch vụ du lịch có nghĩa là
    đồng thời vừa sản xuất trực tiếp từng loại dịch vụ, vừa liên kết các dịch vụ thành
    sản phẩm mang tính nguyên chiếc, vừa thực hiện bán buôn và bán lẻ, vừa thực hiện
    chương trình du lịch đã bán. Đây là kết quả trong quá trình phát triển và thực hiện
    liên kết dọc, liên kết ngang của các chủ thể kinh doanh du lịch. Các doanh nghiệp
    thực hiện kinh doanh lữ hành tổng hợp được gọi là các công ty du lịch.
    Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động có các loại kinh doanh lữ hành
    gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.
    - Kinh doanh lữ hành gửi khách bao gồm cả gửi khách quốc tế, gửi khách nội
    địa, là loại kinh doanh mà hoạt động chính củanó là tổ chức thu hút khách du lịch
    một cách trực tiếp để đưa khách đến nơi du lịch. Loại kinh doanh lữ hành này thích
    hợp với những nơi có cầu du lịch lớn. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ
    hành gửi khách được gọi là công ty gửi khách.
    - Kinh doanh lữ hành nhận khách bao gồm cả nhận khách quốc tế và nội địa,
    là loại kinh doanh mà hoạt động chính của nó là xây dựng các chương trình du lịch,
    quan hệ với các công ty lữ hành gửi khách để bán các chương trình du lịch và tổ
    chức các chương trình du lịch đã bán cho khách thông qua các công ty lữ hành gửi
    khách. Loại kinh doanh này thích hợp với những nơi có tài nguyên du lịch nổi tiếng.
    Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành loại này được gọi là các công ty lữ hành nhận
    khách.
    - Kinh doanh lữ hành kết hợp có nghĩa là sự kết hợp giữa kinh doanh lữ hành
    gửi khách và kinh doanh lữ hành nhận khách. Loại kinh doanh này thích hợp với
    doanh nghiệp quy mô lớn, có đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động gửi khách và
    nhận khách. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành kết hợp được gọi là
    các công ty du lịch tổng hợp.
    Căn cứ vào quy định của Luật du lịch Việt Nam có các loại:
    - Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam
    7
    - Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
    - Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra
    nước ngoài
    - Kinh doanh lữ hành nội địa
    1.1.4. Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành
    Kinh doanh lữ hành có nhiều loại dịch vụ hàng hóa khác nhau nhằm đáp ứng
    một cách tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Hoạt động tạo ra dịch vụ và
    hàng hóa của các nhà kinh doanh lữ hành bao gồm dịch vụ trung gian, chương trình
    du lịch và các sản phẩm khác.
    1.1.5. Dịch vụ trung gian
    Các dịch vụ trung gian hay còn gọi là các dịch vụ đơn lẻ. Đây là loại dịch vụ
    mà các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành làm trung gian giới thiệu, tiêu thụ sản
    phẩm cho các nhà cung cấp sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng. Hầu hết các sản
    phẩm này được tiêu thị một cách đơn lẻ không có sự gắn kết với nhau, thỏa mãn
    độc lập từng nhu cầu của khách. Các dịch vụ đơn lẻ mà các doanh nghiệp kinh
    doanh lữ hành thực hiện bao gồm:
    - Dịch vụ vận chuyển hàng không, đường sắt, tàu thủy, ô tô, các phương tiện
    khác
    - Dịch vụ lưu trú và ăn uống
    - Dịch vụ tiêuthụ chương trình du lịch
    - Dịch vụ bảo hiểm
    - Dịch vụ tư vấn thiết kế lộ trình
    - Dịch vụ bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, tham quan, thi đấu thể thao, và các
    sự kiện khác.
    Các nhà cung cấp sản phẩm du lịch tiêu thụ sản phẩm chủ yếu thông qua các
    hãng lữ hành, chỉ có tỷ lệ rất nhỏ là bán trực tiếp cho khách.
    Do cầu du lịch ở cách xa cung du lịch và tính chất tổng hợp đồng bộ của cầu,
    phần lớn các sản phẩm du lịch được bán một cách gián tiếp thông qua các đại lý lữ


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Chủ biên TS. Nguyễn Văn Mạnh, Quản trị kinh doanh lữ hành, Nhàxuất
    bản Khoa học và kỹ thuật, 2005.
    2. TS. Nguyễn Kim Định, Quản trị chất lượng, Nhà xuất bản Tài chính,
    2010
    3. Báo cáo Điểm đột phá trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
    năm 2020, tầm nhìn 2030của Tiến sỹHà Văn Siêu- Phó Vụtrưởng Vụ
    Tổchức cán bộTổng cục Du lịch
    4. Các website điện tử:
    - vietnamtourism.gov.vn
    - dulichsaobien.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...