Chuyên Đề Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Đồng Hới

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoạt động thương mại - dịch vụ trong nền kinh tế có một vị trí rất quan trọng, vừa tạo điều kiện cho phát triển, vừa nâng cao mức hưởng thụ và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội. Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốc dân, tổng thu nhập của một quốc gia cũng như doanh thu của một doanh nghiệp không thể không tính đến sự đóng góp của lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là những ngành dịch vụ có giá trị cao.

    Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu về du lịch. Trên thế giới, du lịch đang phát triển với tốc độ nhanh và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển tập trung vào phát triển du lịch quốc tế nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm cho xã hội. Số lượng khách du lịch chủ yếu tập trung vào bốn khu vực, đó là Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á và Trung Đông. Như vậy, sự phát triển của du lịch trên thế giới đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

    Việt Nam tuy phát triển chậm hơn so với các nước khác nhưng rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển du lịch, nằm trong khu vực các nước có du lịch phát triển mạnh, Việt Nam là một nước có tiềm năng du lịch lớn, cần phải triển khai qui hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước. Mục tiêu tăng trưởng bình quân GDP của ngành du lịch thời kỳ 2001-2010 đạt từ 11-11,5%/năm. Năm 2010, du khách quốc tế đến Việt Nam từ 5-5,6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25-26 triệu lượt người, thu nhập đạt 4-4,5 tỷ USD.

    Là một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương, du lịch được xác định là ngành mũi nhọn trong tương lai. Du khách đến với Quảng Bình ngày một có xu hướng tăng. Trong năm 2007 có 592.296 lượt khách du lịch, tăng 7,3% so với năm 2006; trong đó có 23.066 khách quốc tế. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch 270.446 triệu đồng, tăng 26,7% so với năm 2006 và đạt 108,2% so với kế hoạch. Tuy nhiên doanh thu trong lưu trú tăng nhưng với tốc độ tăng chưa cao, điều đó chứng tỏ dịch vụ lưu trú của tỉnh nhà vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết công suất phòng, chất lượng phục vụ để làm tăng khả năng chi tiêu của khách trong lưu trú. Cơ sở lưu trú phổ biến và quan trọng nhất hiện nay tại thành phố Đồng Hới là khách sạn. Hầu hết công suất phòng bình quân của các khách sạn trên địa bàn chỉ vào khoảng 50-60%, thời gian lưu trú của khách từ 1,15-1,25 ngày/khách. Một vấn đề thực tế đang được đặt ra là chúng ta chưa hiểu thấu đáo những nhu cầu và mong đợi của du khách như đi lại, nghỉ ngơi, vui chơi do đó chưa xác định được khoảng cách và mối liên kết giữa các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực tế cho thấy, chất lượng dịch vụ lưu trú đang còn thấp, còn có nhiều phàn nàn về chất lượng của loại dịch vụ này, tính độc đáo về sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự làm hài lòng khách hàng.

    Xuất phát từ tầm quan trọng của ngành dịch vụ và thực trạng dịch vụ lưu trú trên địa bàn, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Đồng Hới”.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    + Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ lưu trú của các khách sạn trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú nhằm thu hút khách của các khách sạn ở Đồng Hới.

    + Mục tiê cụ thể:

    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ du lịch.

    - Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ lưu trú của các khách sạn trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

    - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú để thu hút khách của các khách sạn trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ lưu trú của các khách sạn trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

    Phạm vi nghiên cứu:

    + Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú của các khách sạn.

    + Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi thành phố Đồng Hới.

    + Về thời gian:

    - Nguồn số liệu sơ cấp: Số liệu điều tra khách hàng năm 2008 và 2009

    - Nguồn số liệu thứ cấp: Đánh giá về thực trạng chất lượng dịch vụ lưu trú trong giai đoạn 2003 đến năm 2007.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...