Luận Văn Đánh giá chất lượng dịch vụ hội nghị, hội thảo tại khách sạn BamBoo Green Harbourside

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ hội nghị, hội thảo tại khách sạn BamBoo Green Harbourside


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN .i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC SƠ ĐỒ .vi
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ .vii
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    I.1. Meeting (Hội họp) 4
    I.2. Hội nghị/Hội thảo (Convention/Conference/Congress) 4
    I.2.1. Khái niệm hội nghị, hội thảo . 4
    I.2.2. Đặc điểm của hội nghị, hội thảo 5
    I.2.3. Đặc điểm khách hội nghị, hội thảo 6
    I.2.4. Lợi ích của việc phát triển dịch vụ hội nghị, hội thảo 6
    I.2.5. Điều kiện phát triển dịch vụ hội nghị, hội thảo . 7
    I.3. Các vấn đề cơ bản về chất lượng phục vụ .8
    I.3.1.Chất lượng dịch vụ . 8
    I.3.1.1. Khái niệm về dịch vụ .8
    I.3.1.2. Những đặc thù của ngành dịch vụ 9
    I.3.2. Khái niệm chất lượng 9
    I.3.3. Khái niệm chất lượng dịch vụ 10
    I.3.4. Đặc điểm của chất lượng dịch vụ khách sạn 11
    I.3.5. Các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ . 12
    I.3.5.1. Mô hình đo lường Servqual .12
    I.3.5.2. Mô hình đo lường của Gronroos 18
    I.3.5.3. Mô hình đo lường của Carvell và Herrin .19
    I.4. Lý thuyết về sự thỏa mãn . 21
    I.4.1. Định nghĩa về sự thỏa mãn . 21
    I.4.2. Các mô hình về sự thỏa mãn 22
    I.4.2.1. Mô hình Teboul: Mô hình thể hiện một bức tranh đơn giản về
    sự thỏa mãn của khách hàng . 22
    I.4.2.2. Mô hình thỏa mãn khách hàng theo chức năngvà quan hệ của
    Parasuraman, 1994 22
    I.5. Mô hình đề nghị . 25
    iii
    I.6. Phương pháp nghiên cứu 27
    I.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 27
    I.6.2. Bảng câu hỏi 28
    I.6.3. Chọn mẫu nghiên cứu . 29
    I.6.4. Phân tích và kiểm định mô hình 29
    I.6.4.1. Làm sạch dữ liệu 29
    I.6.4.2. Kiểm định Chi – bình phương .30
    I.6.4.3. Phương pháp đánh giá độ tin cậy bằng thang đo Cronbach’s Anpha .30
    I.6.4.4. Phân tích nhân tố .31
    I.6.4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính 33
    Chương II KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN BAMBOO GREEN HARBOURSIDE 34
    II.1. Khái quát về khách sạn BamBoo Green Harbourside . 34
    II.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn BamBoo Green
    Harbourside 34
    II.1.2. Vị trí, quy mô khách sạn BamBoo Green Harbourside 34
    II.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn BamBoo Green Harbourside 35
    II.1.3.1. Chức năng .35
    II.1.3.2. Nhiệm vụ 35
    II.1.4. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 36
    II.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của khách sạn .36
    II.1.4.2. Nguồn lực tại khách sạn BamBoo Green Harbourside 38
    II.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn 44
    II.1.5.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật bộ phận đón tiếp .45
    II.1.5.2. Cơ sở vật chất bộ phận lưu trú .46
    II.1.5.3. Cơ sở vật chất bộ phận nhà hàng 47
    II.1.5.4. Cơ sở vật chất của các dịch vụ bổ sung 49
    II.2. Tình hình kinh doanh của khách sạn . 49
    II.2.1. Tình hình kinh doanh chung của khách sạn qu a 3 năm (2006 – 2008) 49
    II.2.2. Cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn qua 3 năm
    (2006 - 2008) 51
    II.2.3. Tình hình khách của khách sạn 3 năm 2006 - 2008 54
    II.2.3.1. Tình hình đón khách .54
    II.2.3.2. Cơ cấu khách đến khách sạn 57
    iv
    II.3. Mục tiêu, phương hướng của khách sạn BamBoo Green Harbourside
    trong thời gian tới 60
    II.3.1. Mục tiêu 60
    II.3.2. Phương hướng 61
    II.4. Thực trạng dịch vụ hội nghị, hội thảo tại khá ch sạn BamBoo Green Harbourside . 61
    II.5. Quy trình phục vụ hội nghị hội thảo tại khách sạn . 63
    II.6. Chính sách phát triển dịch vụ hội nghị, hội thảo của khách sạn BamBoo
    Green Harbourside 66
    Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 69
    III.1. Kết quả điều tra . 69
    III.1.1. Làm sạch dữ liệu 69
    III.1.2. Phân tích dữ liệu . 72
    III.1.3. Kiểm định thang đo . 73
    III.1.3.1. Sự tin cậy .74
    III.1.3.2. Phương tiện hữu hình 74
    III.1.3.3. Khả năng cung ứng dịch vụ 76
    III.1.3.4. Năng lực phục vụ 77
    III.1.3.5. Sự cảm thông 78
    III.1.4. Phân tích nhân tố 78
    III.1.4.1. Xoay nhân tố lần 1 78
    III.1.4.2. Xoay nhân tố lần 2 81
    III.1.5. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 84
    III.1.6. Mô hình hồi quy 84
    III.1.7. Đánh giá chất lượng dịch vụ hội nghị, hội thảo của khách sạn
    BamBoo Green Harbourside 86
    III.1.8. Nhận xét chung . 89
    III.2. Một số giải pháp . 90
    III.3. Hạn chế của đề tài 94
    KẾT LUẬN 96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
    Phụ lục
    v
    DANH MỤC BẢNG
    Trang
    Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực của khách sạn theo trình độ 39
    Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính 43
    Bảng 2.3. Cơ sở vật chất bộ phận đón tiếp. 45
    Bảng 2.4. Cơ sở vật chất bộ phận lưu trú 47
    Bảng 2.5. Cơ sở vật chất của bộ phận nhà hàng .48
    Bảng 2.6. Tình hình kinh doanh chung của khách sạn (2006 – 2008) 50
    Bảng 2.7. Kết quả kinh doanh của khách sạn qua 3 năm (2006 – 2008) 51
    Bảng 2.8. Tình hình đón khách của khách sạn qua 3 năm (2006 – 2008) 54
    Bảng 2.9. Hệ số sử dụng phòng, vòng quay ghế ngồi và giá phòng bình quân
    của khách sạn 56
    Bảng 2.10. Cơ cấu khách theo hình thức chuyến đi 57
    Bảng 2.11. Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi 59
    Bảng 3.1. Làm sạch dữ liệu .69
    Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa các thuộc tính và mức độthỏa mãn chung của
    khách hội nghị, hội thảo 73
    Bảng 3.3. Hệ số KMO .78
    Bảng 3.4. Xoay nhân tố lần 1 .79
    Bảng 3.5. Xoay nhân tố lần 2 81
    Bảng 3.6 . Phân tích phương sai 84
    Bảng 3.7. Hệ số hồi quy .85
    vi
    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    Trang
    Sơ đồ 1.1. Mô hình đo lường chất lượng Servqual. 15
    Sơ đồ 1.2. Mô hình đo lường chất lượng của Gronroos 18
    Sơ đồ 1.3. Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ của Carvell và Herrin 19
    Sơ đồ 1.4. Mô hình về sự thỏa mãn khách hàng của Teboul. 22
    Sơ đồ 1.5. Mô hình về sự thỏa mãn khách hàng của Parasuraman, 1994 .22
    Sơ đồ 1.6. Mô hình nhân quả giữa sự cảm nhận chất lượng và sự hài lòng của
    khách hàng (Zeithaml & Bitner 2000) 24
    Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của BamBoo Green HarboursideHotel 37
    Sơ đồ 2.2. Quy trình phục vụ hội nghị, hội thảo tạikhách sạn BamBoo Green
    Harbourside. 63
    vii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi. 44
    Biểu đồ 3.1. Biểu đồ giới tính. 69
    Biểu đồ 3.2. Biểu đồ về độ tuổi .70
    Biểu đồ 3.3. Biểu đồ về trình độ học vấn 70
    Biểu đồ 3.4. Biểu đồ về nghề nghiệp 71
    Biểu đồ 3.5. Biểu đồ về thu nhập bình quân hàng tháng. 72
    viii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC
    BP: Bộ phận
    CL: Chênh lệch
    CLDV: Chất lượng dịch vụ
    DL: Du lịch
    DT: Doanh thu
    DV: Dịch vụ
    ĐVT: Đơn vị tính
    GĐ: Giám đốc
    LK: Lượt khách
    LN: Lợi nhuận
    MICE: Meeting, Incentive, Convention/Conference/Congress, Event/Exhibition
    NK: Ngày khách
    Nt: Như trên
    SL: Số lượng (Bảng 2.1).
    SL: Số lượt
    TT: Tỷ trọng
    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Họp, hội nghị, hội thảo là những sự kiện luôn xảy ra và được biết đến hàng
    thế kỷ nay, nó quy tụ một lượng khách lớn và tạo rasự di chuyển của khách từ nơi
    này đến nơi khác tạo cơ hội kinh doanh cho các đơn vị kinh doanh du lịch ngày
    càng phát triển hơn. Trên thế giới hội nghị, hội thảo được biết đến thông qua loại
    hình du lịch MICE. Quy mô tổ chức của MICE rất lớn,luôn đòi hỏi sự chuyên
    nghiệp và sáng tạo trong chương trình. Nói đến du lịch MICE, nhiều người vẫn
    thường nghĩ đến sự di chuyển của các đoàn khách từ nước này đến nước khác và
    kèm theo việc tham gia các chương trình hội họp, triển lãm tức là du lịch kết hợp
    với công việc.
    Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới, khoảng 30% lượng khách toàn
    cầu là khách du lịch thăm người thân, 30% là du lịch tự túc và trải nghiệm còn lại
    khoảng 40% khách du lịch công vụ. Trong đó, loại hình du lịch hội nghị, hội thảo
    chiếm 1 - 5%. Năm 2009, Singapore xếp đầu danh sáchcác thành phố tổ chức hội
    nghị, với 637 hội nghị quốc tế, chiếm 5,75% lượng hội nghị của thế giới. Các thành
    phố xếp sau Singapore gồm: Paris (419), Brussel (294), Vienne (249), Barcelona (193),
    Tokyo (150), Seoul (120), Budapest (116), Copenhagen (104) và London (103).[1]
    Ở Việt Nam, loại hình này hiện nay cũng đang được các địa phương hướng
    đến như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và cả Đà Nẵng. Là một trong
    những trung tâm văn hóa, kinh tế của miền Trung, thành phố Đà Nẵng là nơi tập
    trung hầu hết các chi nhánh, văn phòng của các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức
    nước ngoài và của các bộ, ngành, các tổng công ty toàn quốc.
    Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có 750 chi nhánh, văn phòng đại diện các tổ
    chức, cơ quan Trung ương, có 2 cơ quan đại diện ngoại giao và 11 văn phòng đại
    diện các tổ chức nước ngoài và có 12.000 công ty, chi nhánh công ty và doanh
    nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài[2]. Các đơn vị này sẽ mang lại cho thành phố một
    lượng khách hội nghị, hội thảo rất lớn.
    2
    Được thành lập từ năm 1989 khách sạn BamBoo Green Harbourside với tiêu
    chuẩn 3 sao cũng đang góp phần đắc lực vào phục vụ tổ chức các sự kiện không thể
    thiếu của các doanh nghiệp như đại hội đồng cổ đông, tri ân khách hàng, giới thiệu
    sản phẩm Sau hơn 1 năm tạm thời ngừng hoạt động để sửa chữavà nâng cấp,
    tháng 11 năm 2010 khách sạn BamBoo Green Harbourside đã bắt đầu hoạt động,
    trong đó dịch vụ hội nghị, hội thảo của khách sạn đã có những dấu hiệu khả quan
    mang lại nguồn khách cho khách sạn. Chính vì thế, mà khách sạn đã chọn dịch vụ
    hội nghị, hội thảo là dịch vụ để phát triển trong thời gian đến. Để tìm hiểu về dịch
    vụ hội nghị, hội thảo cũng như có thể góp phần giúpkhách sạn điều tra chất lượng
    dịch vụ mà khách sạn cung cấp cho khách em đã chọn đề tài “Đánh giá chất lượng
    dịch vụ hội nghị, hội thảo tại khách sạn BamBoo Green Harbourside” làm đề
    tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Tìm hiểu tình hình thực tế cách tổ chức của khách sạn và đặc điểm của khách
    tham dự hội nghị, hội thảo diễn ra tại khách sạn BamBoo Green Harbourside.
    - Biết được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịchvụ hội nghị, hội thảo
    tại khách sạn BamBoo Green Harbourside và tầm quan trọng của các nhân tố đó.
    - Đánh giá chất lượng dịch vụ hội nghị, hội thảo tại khách sạn. Phát hiện ra
    những yếu tố làm cho khách chưa hài lòng để có giảipháp nhằm hoàn thiện tốt hơn
    dịch vụ của khách sạn. Thông qua lượng khách hội nghị, hội thảo khách sạn có thể
    quảng bá hình ảnh mới mẻ của mình sau thời gian khách sạn sửa chữa và nâng cấp.
    - Góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của khách sạn.
    3. Phương pháp nghiên cứu
     Phương pháp nghiên cứu:
    - Nghiên cứu định tính.
    - Nghiên cứu định lượng.
     Nguồn dữ liệu:
    - Dữ liệu thứ cấp: Các tài liệu, báo chí, trang web, các báo cáo kết quả kinh
    doanh của khách sạn
    - Dữ liệu sơ cấp: Số liệu điều tra thực tế.
    3
     Kỹ thuật xử lý dữ liệu:
    - Thống kê mô tả: Mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu.
    - Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha để phát hiện
    những biến quan sát không đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu.
    - Phân tích nhân tố: Sắp xếp các biến thành các nhân tố cụ thể trong mô hình
    đồng thời tìm ra nhân tố mới cho mô hình.
    - Phân tích hệ số tương quan: Kiểm định các mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh
    hưởng đến đánh giá của khách về chất lượng dịch vụ hội nghị, hội thảo tại khách
    sạn BamBoo Green.
    - Phân tích hồi qui: Đưa ra phương trình chung cho các biến phụ thuộc và xác
    định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên biến phụ thuộc.
     Phần mềm chuyên dụng: SPSS 16.0 for Windows, Excel,MS.Word
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Khách tham gia hội nghị, hội thảo tại khách sạn
    BamBoo Green được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
    Phạm vi nghiên cứu: Khách tham dự hội nghị tại khách sạn BamBoo Green
    Harbourside – 177, Trần Phú, Đà Nẵng.
    5. Kết cấu luận văn
    Chương I. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Chương II. Khái quát về khách sạn BamBoo Green Harbourside
    Chương III. Kết quả nghiên cứu và một số giải pháp
    4
    Chương I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    I.1. Meeting (Hội họp)
    Hội họp là thuật ngữ chung được dùng để chỉ bất kỳ cuộc họp nào, là mọi
    việc mọi người đến với nhau với những mối quan tâm chung để thực hiện đã định trước.
    Hội họp, gặp gỡ là nhằm mục đích cung cấp thông tinmới về sản phẩm hoặc
    công ty, tập hợp những người có liên quan lại với nhau ngoài văn phòng công ty để
    trao đổi ý kiến, vấn đề liên quan nhằm tìm giải pháp cho các vấn đề đang tồn tại
    hoặc nhằm khai trương sản phẩm mới, huấn luyện cho cán bộ nhân viên[3].
    I.2. Hội nghị/Hội thảo (Convention/Conference/Congress)
    I.2.1. Khái niệm hội nghị, hội thảo
    Theo giáo trình quản trị sự kiện của trường đại họcDuy Tân thì hội nghị, hội
    thảo là hoạt động thường được tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp hay giữa các
    doanh nghiệp với các đối tác của họ, hoặc giữa các tổ chức, giữa các lãnh đạo của
    tỉnh, thành phố, quốc gia.
    Hội nghị, hội thảo là hoạt động tập hợp nhiều người, nhiều đối tượng lại với
    nhau để trao đổi thông tin và ý tưởng hoặc để quảngbá, giới thiệu sản phẩm mới,
    nhận dạng cơ hội kinh doanh, cơ hội để tập hợp, cùng gặp gỡ giữa nhân viên, nhà
    cung cấp, khách hàng và nhà phân phối[4].
    Convention
    Ở Mỹ và các quốc gia châu Á, Convention là cuộc họpvới mục đích trao đổi
    những ý kiến và thông tin giữa các thành viên trongmột tổ chức thường thực hiện
    với quy mô lớn và thường được tổ chức bởi những hiệp hội.
    Conference
    Thuật ngữ này được dùng ở Anh. Conference được tổ chức ở nơi được thuê,
    phải có chương trình được bố trí trước. Một sự kiệnđược tổ chức nhằm mục đích
    trao đổi quan điểm truyền đạt thông tin đưa ra những vấn đề cần tranh luận hoặc
    công khai ý kiến của vào một vấn đề cụ thể.
    5
    Conference: Là buổi hội họp được thiết kế cho ngườitham dự với mục đích
    để thảo luận, tìm ra một sự thật, giải quyết một vấn đề, bàn bạc hội ý tham khảo ý
    kiến của người tham dự về một vấn đề gì đó[5].
    Congress
    Ở Pháp, Congress là sự kiện hàng năm được nhóm họp với số đại biểu tham
    dự từ vài trăm người trở lên. Những cuộc họp này cóxu hướng được tổ chức bởi
    những liên đoàn thường kéo dài khoảng vài ngày.
    I.2.2. Đặc điểm của hội nghị, hội thảo
    Hội nghị, hội thảo là hoạt động không thể thiếu củacác đơn vị kinh doanh vì
    vậy nhu cầu thuê địa điểm và chuẩn bị các khâu cho hội nghị, hội thảo là rất lớn.
    Muốn chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như về con người để có thể
    phục vụ khách một cách tốt nhất các đơn vị tổ chức sự kiện cũng như các đơn vị cho
    thuê địa điểm, các dịch vụ khác cần phải nắm rõ đặc điểm của hội nghị, hội thảo:
    - Thời gian thường tập trung vào những tháng cuối nămvì đây được xem là
    “thời điểm vàng” để các công ty tổ chức khen thưởngcho nhân viên, đại lý, họp mặt
    khách hàng, tổng kết thành tích đạt được trong năm
    - Lượng khách của dịch vụ hội nghị, hội thảo thường rất đông thường vài chục
    đến vài trăm khách và thường tập trung vào cùng mộtthời điểm.
    - Do đặc điểm của công việc khách không vận động trong một thời gian khá
    lâu và phải làm việc trí óc rất nhiều các buổi họp,hội nghị, hội thảo thường có yêu
    cầu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi giữa buổi.
    - Hội nghị, hội thảo thường kèm theo các dịch vụ như ăn uống, lưu trú, văn
    nghệ liên hoan, đặt hoa Bởi vì, sau thời gian làm việc các đơn vị thường muốn
    tạo cơ hội cho nhân viên, khách hàng gặp mặt nhau vừa có thể trao đổi thông tin,
    vừa có thể giao lưu làm quen và tạo sự đoàn kết giữa nhân viên trong đơn vị. Thế
    nên, các đơn vị tổ chức thường đặt thêm tiệc hoặc chương trình văn nghệ sau hội
    nghị, hội thảo.
    - Hội nghị, hội thảo thường cần mức chi phí cao vì bao gồm dịch vụ trọn gói
    thuê địa điểm, ăn uống,


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1],[2],[6] baodanang “Đà Nẵng và du lịch MICE”.
    [3],[4],[5] Nguyễn Văn Cường “Bài giảng Quản trị sự kiện”.
    [7] Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004) “Kinh tế du lịch”, trang 238, nhà
    xuất bản Lao Động – Xã Hội.
    [8] Lê Trần Phúc “Quản trị khách sạn”.
    [9] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc “Phân tích với SPSS”.
    1. Nguyễn Thị Cành “Nghiên cứu khoa học kinh tế”, nhà xuất bản Đại học quốc
    gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
    2. Nguyễn Văn Cường “Bài giảng quản trị sự kiện”.
    3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004)“Kinh tế du lịch”, nhà xuất bản
    Lao Động – Xã Hội.
    4. Nguyễn Duy Hải “Đánh giá chất lượng dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ
    phần Á Châu – chi nhánh Khánh Hòa”,luận văn thạc sĩ.
    5. Trần Hoàng Nam “Du lich Mice thành phố Đà Nẵng - Tiềm năng và triển
    vọng”, luận văn tốt nghiệp đại học.
    6. Lưu Văn Nghiêm (2009) “Tổ chức sự kiện”,nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc Dân.
    7. Trung Nguyên “Phương pháp luận nghiên cứu”.
    8. Nguyễn Văn Nhân “Đánh giá sự thỏa mãn của du khách đối với hoạt động
    kinh doanh du lịch tại Nha Trang”, luận văn thạc sĩ.
    9. Lê Trần Phúc “Bài giảng quản trị khách sạn”.
    10. Nguyễn thị Hoàng Phương “Quản trị sự kiện”, khoa du lịch & khách sạn
    trường Đại học Duy Tân.
    11. Nguyễn Thị Phượng “Một số giải pháp thu hút khách công vụ đến với khách
    sạn BamBoo Green”, luận văn tốt nghiệp đại học.
    12. Bùi Thiên Sơn “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của du
    khách đối với chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Yasaka – Sài Gòn – Nha
    Trang”, luận văn thạc sĩ.
    98
    13. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) “Phân tích dữ liệu nghiên
    cứu với SPSS”, nhà xuất bản Thống Kê
    14. Thẩm Thành Trung “Định hướng và các giải pháp chiến lược phát triển du lịch
    Mice trên địa bàn thành phố Nha Trang từ nay đến 2010”, luận văn thạc sĩ.
    Tài liệu điện tử:
    ã www.vietnamnet.vn
    ã www.vietnamtourism.vn
    ã www.vietnam-mice.com
    ã www.baoquangninh.com
    ã www.dulich.tuoitre.com.vn.
    ã CAMNANDULICH.COM
    ã http://www.baodanang.vn - Đà Nẵng: Trung tâm hội nghị, hội thảo?
    ã Nhandan.com.vn - Du lịch Mice thị trường tiềm năng tại việt Nam.
    ã Baodanang - Đà nẵng và du lịch Mice.
    ã Laodong.com.vn - Du lịch MICE vẫn “ bỏ rơi” khách trong nước.
    ã cadn.com.vn – Du lịch Mice ở Miền Trung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...