Chuyên Đề Đánh giá chất lượng dịch vụ ca Huế trên Sông Hương tại Thành phố Huế

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Du lịch văn hoá là một trong những loại hình du lịch được biết đến sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động lữ hành- du lịch. Theo số liệu điều tra của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), hiện nay hơn 80% số du khách đi du lịch nhằm mục đích để hưởng thụ các giá trị văn hoá độc đáo khác biệt với nền văn hoá của dân tộc họ.

    Việt Nam là quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của du lịch Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển chung của khu vực. Năm 1990 ngành du lịch Việt Nam chỉ mới đón được 250 nghìn lượt khách quốc tế và 1 triệu lượt khách nội địa, đến năm 1994 đã đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế và 3,5 triệu lượt khách nội địa. Đặc biệt, du lịch được xem như một trong những sự kiện nổi bật đáng chú ý của năm 2005 với số khách đến Việt Nam là 19,53 triệu lượt khách (3,43 triệu lượt khách quốc tế và 16,1 triệu lượt khách nội địa), thu nhập du lịch đạt 30.000 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD). Du lịch đã trở thành mũi nhọn chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Với truyền thống văn hoá hàng ngàn năm lịch sử, giàu bản sắc dân tộc, hàng ngàn di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong đó có bảy di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hoá, trong đó phải kể đến Huế.

    Huế được xác định là một trung tâm văn hoá- du lịch lớn của cả nước, có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Cố đô Huế đang lưu giữ một kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể, trong đó quần thể di tích Cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Với tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, là vùng đất giàu văn hoá, những nhân tố tích cực đó là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch văn hoá, nghỉ mát, du lịch biển, du lịch sinh thái. Năm 2003-2005, tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch đến Huế là 28,7%, doanh thu từ du lịch tăng 38%.

    Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, ca Huế trên sông Hương trở thành một nhu cầu không thể thiếu của khách du lịch khi đến Huế. Đứng trước tiến trình hội nhập để phát triển nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của cả nước đang lâm vào tình trạng bế tắc, thì ca Huế trên sông Hương đang là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống hoạt động có hiệu quả. Ca Huế là một loại hình nghệ thuật truyền thống duy nhất nối kết một cách tài tình giữa các giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống với đời sống đương đại. Bác học, tinh tế, nhưng ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói của người dân xứ Huế. Ca Huế đã trở thành một “thương hiệu văn hoá” gắn bó chặt chẽ với các hoạt động du lịch, sự đóng góp của ca Huế trong những năm gần đây cho ngành du lịch Huế như một “sản phẩm du lịch đặc biệt” của địa phương, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở kinh đô xưa. Ca Huế trên sông Hương đã trở thành một dịch vụ phục vụ khách du lịch, một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc được biểu diễn về đêm trên sông Hương làm phong phú thêm cho các dịch vụ du lịch của Huế.

    Phải khẳng định rằng ca Huế trên sông Hương là một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và đậm nét đặc trưng của Huế. Thông qua du lịch, loại hình nghệ thuật truyền thống này không chỉ được lưu giữ, bảo tồn mà còn được giới thiệu một cách rộng rãi với du khách tạo nét đặc trưng riêng cho sản phẩm du lịch Huế. Tuy nhiên, thời gian qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong trong công tác tổ chức hoạt động của dịch vụ ca Huế nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, gây bất bình trong dư luận như diễn viên thiếu chuyên nghiệp, chất lượng biểu diễn kém, vào mùa cao điểm cung không đáp ứng đủ cầu, công tác tổ chức quản lý thả nổi cho các bầu sô, các chủ thuyền, nạn ăn xin đeo bám du khách, nuôi súc vật trên thuyền hay các chủ thuyền có những hành vi cư xử thiếu lịch sự đối với du khách v.v nên đã làm ảnh hưởng đến các giá trị văn hoá nghệ thuật đích thực của nó, làm phương hại đến uy tín của Huế và tạo ra sự lộn xộn trong hoạt động kinh doanh du lịch.

    Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá chất lượng dịch vụ ca Huế trên Sông Hương tại Thành phố Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    2.1 Mục tiêu tổng quát

    Trên cơ sở lý luận về dịch vụ, chất lượng dịch vụ du lịch, đề tài đi sâu phân tích các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ, tác động của các yếu tố đó đến chất lượng dịch vụ ca Huế trên sông Hương, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ này.

    2.2 Mục tiêu cụ thể

    - Hệ thống hoá một số vấn đề về lý luận của dịch vụ và chất lượng dịch vụ du lịch, các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch.

    - Thông qua số liệu điều tra, khảo sát để đánh giá đúng thực trạng chất lượng dịch vụ ca Huế với những mặt tốt, chưa tốt và nguyên nhân. Làm rõ sự khác biệt nhận thức về chất lượng dịch vụ ca Huế giữa khách hàng và nhà cung ứng. Đưa ra các kết luận về chất lượng của dịch vụ ca Huế trên sông Hương tại địa bàn thành phố Huế.

    - Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ca Huế trên sông Hương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...