Báo Cáo Đánh Giá Chất Lượng Đào Tạo Của Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Cơ sở hình thành đề tài

    Những năm gần đây, việt nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ phát triển cao trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, vấn đề giáo dục ngày càng được quan tâm nhiều hơn và trở thành chủ đề được tranh luận nhiều nhất trong xã hội ngày nay. Nổi trội là các vấn nạn như: chạy trường, bệnh thành tích trong thi cử, ngồi nhằm lớp từ đó đặt ra câu hỏi bức thiết là phải làm sao để xóa bỏ các vấn nạn này, mặt khác không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo được các trường, các trung tâm trong và ngoài hệ công lập quan tâm. Đặc biệt là hệ đại học, các trường không ngừng định hướng, vạch ra kế hoạch nhằm nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo và tạo ra vị thế nhất định cho mình.

    Cụ thể là Đại Học An Giang, một trường còn non trẻ được thành lập vào năm 2000 mà tiền thân là trường Cao Đẳng Sư Phạm An Giang. Tuy mới thành lập nhưng trường đã có những kết quả đáng khen ngợi về học tập, hội thao và các phong trào khác. Hiện tại, nhà trường không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao khả năng giảng dạy của giảng viên bằng các lớp tập huấn, cử đi học nước ngoài nhằm xây dựng trường đại học an giang trở thành cơ sở đào tạo có uy tín trong nước về lĩnh vực đào tạo. Đề tài “ Đánh Giá Chất Lượng Đào Tạo Của Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang” nhằm thu thập, phân tích số liệu dựa trên các bảng câu hỏi lấy ý kiến từ sinh viên của Khoa làm cơ sở tham khảo giúp Khoa nâng cao chất lượng đào tạo từ đó cũng góp phần xây dựng thương hiệu ”Trường Đại Học An Giang” ngày càng vươn xa, vươn cao.


    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    Đề tài này hướng đến các mục tiêu:

    ã Đánh giá chất lượng đào tạo của Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang dựa trên các tiêu chí:

    sự tin tưởng

    sự phản hồi

    sự đảm bảo

    sự cảm thông

    sự hữu hình

    ã xác định được những ưu khuyết điểm, những thuận lợi, khó khăn trong chất lượng đào tạo, làm cơ sở tham khảo cho Khoa giúp Khoa cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo.




    1.3 Phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu: sinh viên đang theo học Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang tại thời điểm nghiên cứu.

    Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03 năm 2010 đến tháng 05 năm 2010.

    1.4 Phương pháp nghiên cứu

    Nghiên cứu ứng dụng thang đo Servqual để đánh giá chất lượng đào tạo của Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang. Vì vậy, lược qua bước nghiên cứu sơ bộ, thực hiện nghiên cứu chính thức, bước này sử dụng phương pháp định lượng với kĩ thuật gửi bảng hỏi đến các đối tượng là sinh viên của Khoa.

    a. Phương pháp thu thập thông tin

    Thông tin sơ cấp: thông tin được thu thập bằng kĩ thuật gửi bảng hỏi.

    Thông tin thứ cấp: thông tin được thu thập từ các tài liệu, các website có liên quan.

    b. Phương pháp phân tích

    Thông tin sau khi thu thập được làm sạch và được mã hóa xử lí bằng những công cụ trên excel.

    c. Thang đo

    Thang đo sử dụng trong bảng câu hỏi là thang đo likert 5 mức độ để đánh giá chất lượng đào tạo thông qua mức độ đánh giá của sinh viên Khoa về một phát biểu.

    d. Phương pháp chọn mẫu

    Cỡ mẫu được chọn trong đề tài để nghiên cứu là 120, mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện. trong đó:

    Theo giới tính: 60 nam, 60 nữ

    Theo khóa học: khóa VIII 40, khóa IX 40, khóa X 40

    Theo ngành học: kinh tế đối ngoại 24, quản trị kinh doanh 24, kế toán doanh nghiệp 24, tài chính doanh nghiệp 24, tài chính ngân hàng 24.

    1.5 Ý nghĩa nghiên cứu

    Kết quả mong muốn từ việc thực hiện đề tài: đánh giá được chất lượng đào tạo của Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang dựa trên khả năng truyền đạt kiến thức, phương pháp giảng dạy, cách tổ chức của khoa để không ngừng nâng cao chất lượng, làm tiền đề cho bước phát triển trong những niên khóa sau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...