Thạc Sĩ Đánh giá chất lượng các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá chất lượng các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Đánh giá chất lượng các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU
    Chương 1: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC ĐẢNG BỘ XÃ,
    PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ
    NỘI HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
    THỰC TIỄN
    1.1. Các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội
    1.2. Đánh giá chất lượng các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà
    Nội - Quan niệm, nội dung, quy trình, phương pháp và tầm quan trọng
    1.3. Thực trạng tổ chức cơ sở đảng ở các xã, phường, thị trấn và công tác
    đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng hằng năm ở các xã, phường,
    thị trấn thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội
    Chương 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ
    YẾU NHẰM ĐÁNH GIÁ ĐÚNG CHẤT LƯỢNG
    CÁC ĐẢNG BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở ĐẢNG
    BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
    2.1. Phương hướng đánh giá chất lượng các đảng bộ xã, phường, thị trấn
    ở Đảng bộ thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
    2.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đánh giá đúng chất lượng các đảng
    bộ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện
    nay
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thực tiễn cách mạng Việt Nam 79 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng
    định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố chủ yếu, quyết định mọi thắng lợi của cách
    mạng. Để xứng đáng với vai trò đó, Đảng đã luôn coi trọng và đề ra các chủ trương, giải
    pháp đúng đắn về xây dựng Đảng với mục đích làm cho Đảng ngày càng vững mạnh từ
    Trung ương đến cơ sở và ở các ngành, các cấp. Trong đó, Đảng đã rất quan tâm đến việc
    xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ
    làm cho các TCCSĐ xứng đáng với vị trí, vai trò là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính
    trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng và nhân dân, nơi biến những quan điểm, đường lối của
    Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực sinh động.
    Hiện nay, toàn Đảng có hơn 52.000 TCCSĐ, trong đó TCCSĐ ở xã, phường, thị
    trấn chiếm phần lớn trong tổng số TCCSĐ, nằm ở khắp các vùng miền của đất nước. Các
    đảng bộ xã, phường, thị trấn trực tiếp lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội, các tổ
    chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế, xã hội, nghề nghiệp. Các đảng bộ xã,
    phường, thị trấn lãnh đạo và quyết định trên thực tế việc thực hiện đường lối, chủ trương
    của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định sự phát triển lành mạnh, đúng
    định hướng XHCN của các hoạt động trên địa bàn quận, huyện, thị.
    Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ hằng năm
    cho nên trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là trong những năm gần đây Đảng ta
    luôn coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo sát đối với công tác này. Nhờ đó mà Đảng đã có các
    biện pháp phù hợp để ngày càng củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
    các TCCSĐ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đánh giá chất lượng
    TCCSĐ hằng năm cũng còn không ít những hạn chế, khuyết điểm được Đảng chỉ rõ trong
    báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X:
    Không ít cơ sở đảng yếu kém, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu thấp;
    sinh hoạt đảng và quản lý đảng viên lỏng lẻo, nội dung sinh hoạt nghèo nàn; tự
    phê bình và phê bình yếu. Việc đánh giá tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên không
    ít trường hợp chưa đúng thực chất, còn hình thức [16, tr.271].
    Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu BCHTW Đảng (khóa X) về nâng cao năng lực lãnh đạo,
    sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn tiếp tục chỉ rõ: “Việc
    đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hằng năm còn hình thức, kết quả chưa
    phản ánh đúng thực chất” [18, tr.93].
    Trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô, Thành ủy Hà Nội luôn xác định
    công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó nâng cao năng lực lãnh
    đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ, chất lượng đội ngũ đảng viên được xác định là nhiệm
    vụ quan trọng hàng đầu. Đánh giá đúng chất lượng TCCSĐ và đảng viên hàng năm lại
    luôn được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Quán triệt quan
    điểm này, trong thời gian qua, Thành ủy Hà Nội đã triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng
    quy định của Đảng về công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ hằng năm. Chính vì vậy, công
    tác đánh giá chất lượng TCCSĐ hằng năm ở Đảng bộ Hà Nội nhìn chung bước đầu đã đạt
    được kết quả nhất định, góp phần xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, có tác dụng
    tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô. Tuy vậy, công tác đánh giá chất
    lượng TCCSĐ hằng năm trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế được chỉ ra
    trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2006 -2010): “Không ít nơi, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên
    chưa ngang tầm nhiệm vụ, vai trò lãnh đạo còn mờ nhạt việc đánh giá, phân loại tổ
    chức đảng và cán bộ, đảng viên ở nhiều nơi chưa phản ánh đúng thực chất” [7, tr.48].
    Giai đoạn hiện nay, từ khi thực hiện chủ trương mở rộng địa giới hành chính thành
    phố Hà Nội theo Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (khoá X)
    và Nghị quyết 15/NQ-QH ngày 29/5/2008 của Quốc hội khoá XII, trong Báo cáo số 14-BC/TU ngày 06/11/2008 của Thành ủy Hà Nội về phương hướng, nhiệm vụ công tác xây
    dựng Đảng từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIV (2005 - 2010) đã đề ra phải “tiếp tục đổi
    mới công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên bảo đảm tiêu chuẩn, quy trình chặt
    chẽ, khách quan, phản ánh đúng thực chất” [41, tr.6].
    Như vậy, cùng với tình hình chung của cả nước, đánh giá chất lượng TCCSĐ hằng
    năm ở Đảng bộ thành phố Hà Nội cũng là công tác yếu, chậm được khắc phục. Đây là một
    trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc chưa kịp thời đưa ra các giải pháp nâng cao
    năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ sát với thực tế.
    Hiện nay, số TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội là 577
    TCCSĐ, 8.096 chi bộ với tổng số 204.495 đảng viên (chiếm 65% tổng số đảng viên của
    toàn Đảng bộ thành phố Hà Nội). Có thể khẳng định, chất lượng hiệu quả hoạt động, lãnh
    đạo của các TCCSĐ xã, phường, thị trấn là phần không thể xem nhẹ ảnh hưởng đến chất
    lượng hiệu quả hoạt động của toàn Đảng bộ. Tuy nhiên thời gian qua, năng lực lãnh đạo,
    sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên của không ít tổ chức đảng ở
    xã, phường, thị trấn ở Hà Nội vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm, chưa đáp ứng yêu
    cầu nhiệm vụ của Thành phố trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay. Chính vì vậy, việc
    đánh giá đúng chất lượng TCCSĐ và đảng viên hằng năm là một vấn đề quan trọng, là yêu
    cầu vừa cấp bách vừa lâu dài. Đánh giá đúng là căn cứ để đề ra chủ trương, giải pháp nhằm
    củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và giáo dục, rèn luyện nâng
    cao chất lượng đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh CNH,
    HĐH đất nước. Điều này có ý nghĩa sống còn đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp cách
    mạng của nhân dân ta. Vì vậy, phải nghiên cứu một cách căn bản, khoa học và đưa ra các giải
    pháp có tính khả thi cao nhằm đánh giá đúng thực chất chất lượng TCCSĐ hằng năm, đáp ứng
    mục tiêu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng
    viên ở cơ sở.
    Xuất phát từ những yêu cầu khách quan của thời kỳ đổi mới đất nước và thực trạng
    của Đảng bộ thành phố Hà Nội, tác giả chọn đề tài: “Đánh giá chất lượng các đảng bộ
    xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc
    sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Tư tưởng, quan điểm về đánh giá chất lượng TCCSĐ cũng đã được C.Mác -Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đề cập. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nêu lên những
    tư tưởng, quan điểm về chất lượng TCCSĐ và công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ trong
    quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, chúng ta
    thấy rằng, việc nghiên cứu một cách khoa học về đánh giá chất lượng TCCSĐ trên cơ sở tư
    tưởng, quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin cũng như của Đảng ta và Chủ tịch
    Hồ Chí Minh một cách chuyên sâu nhìn chung chưa có nhiều. Trong những tác phẩm khoa
    học, qua những bài viết, bài báo thì có một số vấn đề liên quan đến công tác đánh giá chất
    lượng TCCSĐ đã được nhiều nhà lãnh đạo, các cấp ủy đảng và các nhà khoa học quan tâm
    như:
    * Một số báo cáo, tài liệu liên quan:
    - Các báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng tại các kỳ Đại hội, nhất là tại các kỳ
    Đại hội gần đây.
    - Các báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng hằng năm của Đảng bộ Thành phố
    Hà Nội.
    - Các báo cáo kết quả đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên hằng năm của
    Trung ương và Thành ủy Hà Nội.
    - Các tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên của Ban
    Tổ chức Trung ương và Thành ủy Hà Nội từ năm 1993 đến nay.
    * Một số bài báo, bài viết liên quan:
    - “Bốn kinh nghiệm thực hiện đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng
    viên” (số 9-2006) của tác giả Phúc Sơn, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng. Bài báo đưa ra
    một số kinh nghiệm chung trong công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ.
    - “Để đánh giá đúng thực chất tổ chức cơ sở đảng và đảng viên ở Bình Phước” (số
    9-2008) của tác giả Phạm Hùng Sơn, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng. Bài báo đưa ra
    một số giải pháp cho công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ trên cơ sở tình hình thực tế ở
    Đảng bộ tỉnh Bình Phước.
    - “Cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Trung ương về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
    chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” (số 5-2008)
    của tác giả Nguyễn Đức Hà, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng.
    - “Khó khăn và giải pháp trong nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng
    viên” (số 11-2007) của tác giả Phúc Sơn, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng.
    - “Hằng tháng đánh giá chất lượng tổ chức đảng ở Đảng bộ Công an tỉnh Phú
    Thọ” (số 12-2007) của Đại tá Đỗ Đức Kính đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng.
    - “Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở Hà Nội” (số 5-2008) của
    tác giả Nguyễn Công Soái đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng. Bài báo đánh giá thực trạng
    các TCCSĐ ở Đảng bộ Hà Nội và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh
    đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ trong giai đoạn hiện nay.
    * Một số luận văn Thạc sĩ liên quan:
    - “Đánh giá cán bộ xã diện Ban Thường vụ huyện ủy quản lý ở tỉnh Hải Dương
    trong giai đoạn hiện nay” (2008) của Phạm Thùy Dương, Luận văn thạc sĩ khoa học chính
    trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - “ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các đảng bộ xã ở tỉnh Hà Tây
    hiện nay - thực trạng và giải pháp” (2004) của Tạ Thị Minh Phú, Luận văn thạc sĩ khoa
    học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích của luận văn
    - Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá chất lượng các đảng
    bộ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.
    - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đánh giá đúng thực chất
    chất lượng các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện
    nay.
    3.2. Nhiệm vụ của luận văn
    - Làm rõ quan niệm, nội dung, quy trình, phương pháp đánh giá chất lượng các
    đảng bộ xã, phường, thị trấn thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.
    - Đánh giá đúng thực trạng công tác đánh giá chất lượng hàng năm ở các đảng bộ
    xã, phường, thị trấn thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 2004 đến năm 2008.
    - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu, có tính khả thi nhằm đánh giá
    đúng thực chất và nâng cao chất lượng công tác đánh giá các đảng bộ xã, phường, thị trấn thuộc
    Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Công tác đánh giá chất lượng các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố
    Hà Nội. (Trong phạm vi đề tài này thuật ngữ đảng bộ xã, phường, thị trấn được tác giả diễn
    đạt bằng thuật ngữ TCCSĐ xã, phường, thị trấn).
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu công tác đánh giá chất lượng của các đảng bộ xã, phường, thị trấn
    ở Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 2004 đến nay.
    5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    5.1. Cơ sở lý luận
    Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
    Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về TCCSĐ và đánh giá chất
    lượng TCCSĐ. Đồng thời có sự kế thừa kết quả nghiên cứu được rút ra từ các báo cáo tổng
    kết, các bài báo, bài viết của các nhà khoa học về những vấn đề luận văn quan tâm.
    5.2. Cơ sở thực tiễn
    Luận văn dựa trên cơ sở thực tiễn là công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở
    đảng ở các xã, phường, thị trấn thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 2004 đến năm
    2008. Có sử dụng kết hợp các kết quả khảo sát trực tiếp và các báo cáo về công tác xây
    dựng Đảng, tình hình TCCSĐ và đội ngũ đảng viên ở cơ sở, các số liệu thống kê về kết
    quả đánh giá chất lượng TCCSĐ hằng năm của Đảng bộ thành phố Hà Nội.
    5.3. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận Mác xít (duy vật biện
    chứng, duy vật lịch sử), kết hợp với các phương pháp khác như: lịch sử, lôgic, phân tích,
    tổng hợp, điều tra, khảo sát, so sánh, tổng kết thực tiễn
    6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
    - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ
    sở đảng ở các xã, phường, thị trấn thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.
    - Đánh giá thực trạng công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở
    Đảng bộ thành phố Hà Nội hiện nay.
    - Tìm ra nguyên nhân của thực trạng, những kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất một
    số giải pháp chủ yếu, có tính khả thi nhằm đánh giá đúng chất lượng TCCSĐ xã, phường,
    thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội hiện nay.
    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - Luận văn có thể cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho công tác đánh giá
    chất lượng TCCSĐ nói chung, công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở
    Đảng bộ thành phố Hà Nội nói riêng.
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể gợi mở cho các cấp uỷ quan tâm hơn về mục
    đích, yêu cầu, nội dung, quy trình, phương pháp đánh giá chất lượng TCCSĐ ở xã,
    phường, thị trấn. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác đánh giá
    chất lượng TCCSĐ ở địa phương, đặc biệt là ở các xã, phường, thị trấn.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    gồm 2 chương, 5 tiết.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1.
    2.
    3.
    4.
    5.
    6.
    7.
    8.
    9.
    Ban Bí thư Trung ương (2004), Quy định số 94-QĐ/TW ngày 03/3/2004 về “Chức năng,
    nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở phường, thị trấn”.
    Ban Bí thư Trung ương (2004), Quy định số 95-QĐ/TW ngày 03/3/2004 về “Chức
    năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã”
    Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2006), Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và
    đảng viên tập 1, 2, Tạp chí Xây dựng Đảng.
    Ban Tổ chức Trung ương (2009), Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng TCCSĐ và
    đảng viên năm 2008.
    Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội (2004-2008), Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng
    TCCSĐ và đảng viên các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008.
    Phạm Thùy Dương (2008), Đánh giá cán bộ xã diện Ban Thường vụ huyện ủy quản lý
    ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính
    quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2006), Văn kiện đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần
    thứ XIV.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc
    gia, Hà Nội
    Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc
    gia, Hà Nội.
    10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc
    gia, Hà Nội.
    11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc
    gia, Hà Nội.
    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 34, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu BCHTW khoá X,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Nguyễn Đức Hà (2008), "Cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Trung ương về nâng cao năng
    lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ,
    đảng viên”, Xây dựng Đảng, (5).
    20. Phạm Thị La (2001), Nâng cao chất lượng đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Kim Sơn, tỉnh
    Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện
    Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    21. V.I Lênin (1977), Toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    22. V.I Lênin (1979), Toàn tập, tập 7, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    23. V.I Lênin (1979), Toàn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    24. V.I Lênin (1980), Toàn tập, tập 13, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    25. V.I Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    26. V.I Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    27. Đặng Sĩ Lộc (2007), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ", Xây dựng Đảng,
    (5).
    28. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    29. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    30. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    31. Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    32. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...