Luận Văn Đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình sản xuất thực trạng và giải pháp tại công ty

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình sản xuất thực trạng và giải pháp tại công ty cao su sao vàng
    MỞ ĐẦU

    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
    Lao động là một hoạt động quan trọng của con người để tạo ra của cải vật chất và là hoạt động chủ yếu trong sự phát triển của thế giới loài người. Đồng thời lao động là điều kiện tất yếu của sự phát triển và phát triển của mọi chế độ xã hội. Khi con người còn tồn tại cuộc sống còn diễn ra nó luôn gắn liền với sự vận động không ngừng của lao động sản xuất để duy trì và phát triển sự sống.
    Trong quá trình lao động sản xuất dù ở thời đại nào từ xã hội nguyên thuỷ cho đến xã hội chủ nghĩa thì dù con người sử dụng công cụ lao động thô sơ hay máy móc hiện đại bao nhiêu đi chăng nữa vẫn tồn tại và xuất hiện các yếu tố nguy hiểm và có hại, có thể làm giảm sút sức khỏe gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể nguy hiểm đến tính mạng người lao động. Trong những năm qua đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, chúng ta càng nhận thức rõ hơn trách nhiệm nặng nề của thời kỳ đổi mới. Trong sự nghiệp phát triển đó việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hoá chất ngày một tăng lên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của thế giới. Do vậy để đảm bảo an toàn cho người lao động, đồng thời phát hiện các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình sản xuất là một vấn đề cần thiết của những người làm công tác Bảo Hộ Lao Động. Bảo Hộ Lao Động là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước, do vậy khâu quan trọng của sản xuất là vấn đề an toàn với mục tiêu chung là “an toàn là trên hết” và “an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn” nó luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoá chất hiện nay được sử dụng trong hầu hết các ngành sản xuất, trong các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm và trong các lĩnh vực khác của đời sống. Hoá chất có thể gây độc hại, cháy nổ, mặc dù thế chúng ta vẫn phải chấp nhận hoá chất trong sản xuất nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất và đời sống của con người.Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta sản xuất, sử dụng hoá chất, bảo quản chúng như thế nào để đảm bảo an toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sinh thái đồng thời đảm bảo tính kinh tế. Vấn đề này đòi hỏi các nhà sản xuất, nhà quản lý, người sử dụng lao động phải có quyết định đúng đắn trong việc đầu tư, lựa chọn trang thiết bị máy móc, vật tư, nguyên liệu sao cho phù hợp để tạo ra sản phẩm hoá chất vừa đảm bảo chất lượng vừa thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động.
    Hiện nay cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghề cùng với sự hội nhập quốc tế việc sử dụng hoá chất trong các ngành sản xuất rất đa dạng và phong phú. Nhưng sự nhận biết các loại hoá chất độc hại của con người quản lý, người sử dụng lao động và cả người lao động vẫn còn hạn chế do sự phát triển khoa học kỹ thuật của Việt Nam vẫn còn kém phát triển. Phần lớn các dây chuyền công nghệ sản xuất đều lạc hậu, máy móc quá cũ, hầu hết các linh kiện được nhập về quá niên hạn sử dụng đối với các nước phát triển.Tình trạng này không những làm cho sản xuất bị hạn chế mà còn tạo ra nhiều yếu tố nguy hiểm có hại ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường xung quanh. Chính vì vậy, nhà nước ta đã ban hành chính sách và đưa ra các giải pháp về tổ chức kỹ thuật để hạn chế tới mức thấp nhất những tồn tại trên bằng cách tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, lựa chọn và đưa vào sản xuất những loại hoá chất không độc hoặc ít độc để thay thế các loại hoá chất độc hại. Sử dụng các quy trình công nghệ sạch, kín, áp dụng các biện pháp thu bắt, sử lý các loại hoá chất, hơi, khí, bụi độc thoát ra môi trường trong quá trình sản xuất. Nhưng biện pháp cuối cùng vẫn phải thực hiện khi không thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật để loại trừ các yếu tố gây nguy hiểm và có hại là người lao động trực tiếp tiếp xúc với hoá chất phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Tuy vậy để áp dụng vào thực tế sản xuất còn gặp không ít khó khăn do tính chất của quá trình sản xuất kinh doanh.
    Vấn đề đặt ra là cần có sự quan tâm của các cấp các ngành và những người chuyên trách về vấn đề vệ sinh an toàn lao động thì vấn đề này phần nào được cải thiện. Vì vậy để phát triển bền vững ngành công nghiệp hoá chất cần phải có sự nhìn nhận đánh giá toàn diện sự phát triển cũng như mối nguy hiểm thường xuất hiện đặc thù của ngành này. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm hạn chế mối nguy hiểm và có hại, đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong các cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất.
    Khoá luận tốt nghiệp “Đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình sản xuất tại công ty Cao Su Sao Vàng”, phần nào tìm hiểu thêm về tình hình an toàn vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất và sử dụng hoá chất hiện nay. Kết quả đánh giá giúp cho người quản lý và người sử dụng lao động nhận biết được các mối nguy hiểm đe doạ sức khỏe và tính mạng người lao động. Đồng thời giúp các nhà nghiên cứu chuyên môn có những biện pháp cụ thể để đáp ứng thiết thực trong điều kiện sản xuất của nước ta hiện nay, hạn chế đến mức thấp nhất các mối nguy hiểm tác động đến người lao động. Vì sự nghiệp vẻ vang bảo đảm an toàn, bảo vệ tính mạng và hạnh phúc của người lao động.


    MỤC LỤCMỞ ĐẦU.
    I. Tính cấp thiết của đề tài .
    II. Mục tiêu nghiên cứu.
    III. Phương pháp nghiên cứu.
    IV. Nội dung nghiên cứu
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    I. SỰ HÌNH THÀNH CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM VÀ CÓ HẠI TRONG SẢN XUẤT.
    I.1. Sự hình thành các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất
    I.1.1.Sự hình thành các yếu tố có hại trong sản xuất
    I.1.2.Sự hình thành các nguy hiểm trong sản xuất
    I.2.Khả năng nhận dạng các mối nguy hiểm của người sử dụng lao động.
    II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC MỐI NGUY HIỂM TRONG SẢN XUẤT.
    II.1. Phương pháp đánh giá trên thế giới.
    II.1.1.1. Đánh giá rủi ro.
    II.1.1.2. Đánh giá nguy hiểm.
    II.2. Phương pháp đánh giá ở nước ta.

    CHƯƠNG II: TÌM HIỂU ĐÁNH GIÁ AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG
    TẠI CÔNG TY
    I. ĐẶC ĐIỂM, ÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
    I.1. Vị trí địa lý.
    I.2. Đặc điểm về tổ chức.
    I.2.1. Lực lượng lao động.
    I.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý.
    I.2.3. Tổ chức bộ máy bảo hộ lao động tại công ty .
    I.3. Công nghệ thiết bị.
    I.3.1. Đặc điểm công nghệ thiết bị.
    I.3.2. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu hàng năm.
    I.3.3.Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất.
    I.3.4.Tình hình sản xuất kinh doanh.
    [B]II.THỰC TRẠNG AN TOÀN –VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY.
    [B]II.1. Thực trạng môi trường của công ty.
    [B]II.2. Biện pháp bảo vệ, quản lý môi trường.
    [B]II.3. Các biện pháp xử lý chất thải trong công ty.
    II.3.1. Xử lý bụi
    II.3.2. Nước thải
    II.3.3. Chất thải rắn
    II.3.4. Hơi khí độc
    II. 4. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sức khoẻ người lao động.
    II.4.1. Tai nạn lao động
    II.4.2. Bệnh nghề nghiệp, sức khoẻ người lao động
    [B]II.5. Tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động của công ty
    II.5.1. Công tác quản lý kỹ thuật an toàn.
    II.5.2. Công tác phòng chống cháy nổ
    II.5.3. Công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
    II.5.4. Kiểm tra công tác bảo hộ lao động trong công ty
    II.5.5. Công tác thực hiện luật pháp chế độ chính sách đối với người lao động
    II.5.6. Các công trình cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân trong công ty
    [B]II.6. Nhận xét

    [B][I][U]Chương III:[/U] [B]Đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại
    [B]tại công ty.
    [B]I.[B] ĐÁNH GIÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM
    Bảng đánh giá tình hình an toàn bằng phương pháp cho điểm
    Bảng 1c: Thang điểm đánh giá nguy cơ mất an toàn
    Bảng 2c: Bảng giá trị của hệ số aj

    [B]I.1. Đánh giá an toàn cơ khí ( máy móc, thiết bị)
    Bảng 3c: Thang điểm đánh giá tình trạng kỹ thuật máy móc.
    Bảng 4c: Thang điểm đánh giá tình trạng cơ cấu an toàn được sử dụng
    Bảng 5c: Thang điểm đánh giá tình trạng tài liệu kỹ thuật đi kèm
    Bảng 6c: Thang điểm đánh giá về trình độ người công nhân sử dụng
    máy móc
    Bảng 7c: Thang điểm đánh giá các vấn đề về bảo dưỡng và sửa chữa máy
    móc thiết bị
    [B]II.2. Đánh giá an toàn khi sử dụng hoá chất
    Bảng 8c: Thang điểm đánh giá các dữ liệu về hoá chất đã sử dụng
    Bảng 9c: Thang điểm đánh giá mức độ độc hại của hoá chất đang dùng
    Bảng 10c: Thang điểm đánh giá các thiết bị xử lý hơi khí độc
    Bảng 11c: Thang điểm đánh giá các PTBVCN để tránh tác động của hoá chất
    [B]I.3. Đánh giá về tình hình sử dụng PTBVCN
    Bảng 12c: Đánh giá thời gian sử dụng PTBVCN
    Bảng 13c: Thang điểm đánh giá chất lượng của PTBVCN đã sử dụng
    Bảng 14c: Thang điểm đánh giá khả năng trang cấp PTBVCN cho người
    lao động của cơ sở sản xuất
    Bảng 15c: Thang điểm đánh giá mối nguy hiểm
    Bảng 16c: Bảng chấm điểm an toàn cơ khí ( máy móc, thiết bị)
    [COLOR=#333333]Bảng[/COLOR][COLOR=black] 17c: [/COLOR]Bảng chấm điểm an toàn sử dụng hoá chất
    [COLOR=#333333]Bảng 18c: [/COLOR]Bảng chấm điểm về PTBVCN
    [B]II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG.
    [B][COLOR=black]II.1. Kết luận[/COLOR]
    [B][COLOR=black]II.2. Kiến nghị[/COLOR]
    [COLOR=black]19c: Bảng kết quả đánh giá an toàn cơ khí máy móc thiết bị[/COLOR]
    [COLOR=black]20c: Bảng đánh giá kết quả an toàn hoá chất[/COLOR]
    [COLOR=black]21c: Bảng đánh giá tình hình sử dụng PTBVCN[/COLOR]
    [COLOR=black]22c: Bảng đánh giá tổng hợp các yếu tố.[/COLOR]
    [B]Tài liệu tham khảo.[/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/I][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B]
     
Đang tải...