Đồ Án Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế nền móng

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế nền móng

    1. Nhiệm vụ được giao:Hai trang đầu tiên của thuyết minh cần phô tô (có chữ ký giáo viên) Bảng địa chất chung; Bảng số đề, cấu tạo địa tầng các lớp đất và tải trọng. Dùng bút đánh dấu tô rõ phần đề của mình.2. Đánh giá đặc điểm công trình:Trong bước này cần phân tích mọi yếu tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại nền, móng cho công trình cũng như những yêu cầu đặc biệt cần phải chú ý trong thiết kế, thi công.- Tên công trình (qua đó cho biết chức năng sử dụng).- Vị trí xây dựng, đặc điểm khu đất (nếu có).- Vị trí các công trình lân cận, công trình ngầm (nếu có).- Loại kết cấu sử dụng.- .- Số tầng hầm, phương pháp thi công tầng hầm (nếu có). Tra bảng H.2 TCXD 205 : 1998 xác định xem cần khống chế các loại biến dạng nào của công trình và giá trị giới hạn: Sgh , Sgh , igh.3. Xác định tải trọng tính móng:Đây là bước rất quan trọng trong quá trình thiết kế. Xác định tải trọng đúng đắn là một trong những yêu cầu nhằm đảm bảo độ tin cậy của thiết kế cũng như yêu cầu về kinh tế.- Nói rõ tải trọng đưa vào tính toán lấy từ tổ hợp nào, đã kể đến trọng lượng cột tầng 1 chưa. - Xác định thêm phần tải trọng truyền lên đỉnh móng do trọng lượng cột tầng 1 (nếu trong tổ hợp chưa kể đến), trọng lượng tường tầng 1, trọng lượng sàn tầng hầm, trọng lượng giằng móng, áp lực đất (nếu trong tổ hợp chưa kể đến).Chú ý:- Đưa các tải trọng trên về lực tập trung tại đỉnh móng (N, M, Q) theo nguyên tắc như dồn tải về đầu cột đối với kết cấu bên trên.- Đối với đồ án môn học, sinh viên có thể giả định tải trọng đề cho là tổng tải trọng tính toán tác dụng tại đỉnh móng của tổ hợp nguy hiểm nhất rồi vì vậy không cần phải xác định lại tải trọng do cột, tường tầng 1, giằng móng nữa; Nếu muốn thực hành cách xác định tải trọng tính móng, sinh viên cũng có thể giả định tải trọng đề cho chỉ là tải trọng tính toán của tổ hợp nguy hiểm nhất do khung truyền xuống thôi, chưa có trọng lượng cột, tường tầng 1, giằng móng và cần phải tính bổ xung thêm để xác định tổng tải trọng tại đỉnh móng.- Sau khi đã xác định tải tính toán nên xác định luôn tải tiêu chuẩn bằng cách lấy giá trị tải tính toán tương ứng chia cho hệ số độ tin cậy chung n. Chú ý tính lún (TTGH II) đòi hỏi xác định tải tiêu chuẩn của tổ hợp cơ bản I trong khi tải tính toán xác định ở trên là của tổ hợp nguy hiểm nhất (thường không phải là THCB I) vì vậy giá trị của hệ số độ tin cậy chung lấy như sau: n=1,15 đối với nhà một tầng không có cầu trục và nhà nhiều tầng, n=1,2 đối với nhà một tầng có cầu trục. Nếu xác định gần đúng tải tiêu chuẩn của THCB I từ nội lực tính toán của tổ hợp cơ bản II, thì trị số n trong các trường hợp trên được cộng thêm 0,05. Trong phạm vi đồ án môn học lấy n=1,2.4. Đánh giá tính chất xây dựng các lớp đất:Mục đích của công việc này là để lựa chọn loại nền, móng và lớp đất dự định đặt đáy móng nông, chân cọc vào. Trình tự như sau:- Cho biết sơ đồ bố trí lỗ khoan: có thể vẽ lại hoặc copy từ đề bài (đồ án không cần vì đã giả định địa chất như nhau dưới các móng).- Các mặt cắt địa chất.- Lập bảng chỉ tiêu cơ lý các lớp đất cho đề bài của mình. Gồm có các chỉ tiêu như trong bảng địa chất chung.- Đánh giá tính chất xây dựng của các lớp đất .- Chú ý:- Trong bảng chỉ tiêu cơ lý đã cho mô đun biến dạng E (đặc trưng cho tính biến dạng -tính cứng- của đất) thì không dùng hệ số nén lún ao hay a (đặc trưng cho tính mềm của đất)- Cần phân biệt lực dính thoát nước sử dụng khi tính nền theo TTGH II (cII) với với lực dính thoát nước sử dụng khi tính nền theo TTGH I (cI). Hai chỉ tiêu trên được dùng khi nền được cố kết (thoát nước) hoàn toàn trong quá trình chất tải. Tức là tải trọng chất chậm và có biên thoát nước trong nền. Trường hợp nước lỗ rỗng không thể thoát ra hoặc thoát ra với tốc độ rất chậm so với tốc độ tăng tải thì cần phải sử dụng lực dính không thoát nước cu khi tính nền theo TTGH I (trong điều kiện không thoát nước biến dạng của đất chỉ là biến dạng đàn hồi của nước lỗ rỗng, nhỏ không đáng kể nên không cần kiểm tra nền theo TTGHII). cu cũng được sử dụng khi xác định sức chịu tải của cọc theo kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT.
     
Đang tải...