Luận Văn Đánh giá các tác động ảnh hưởng tới chất lượng nước vùng nuôi tôm Cần Giờ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Việc phát triển nuôi trồng thủy sản tại Cần Giờ, đặc biệt là nghề nuôi tôm
    xuất khẩu trong những năm gần đây đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần xóa
    đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho rất nhiều hộ dân trong vùng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm
    nước lợ đã và đang bộc lộ các tác động tiêu cực tới sinh thái vùng ven biển. Hiện tượng nuôi
    tôm hàng loạt, không có quy hoạch tổng thể và cụ thể, không tuân thủ theo các biện pháp kĩ
    thuật cũng như tính cộng đồng của bà con chưa được đồng bộ đã làm cho môi trường nước bị
    ô nhiễm nghiêm trọng, dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng tới sản lượng cũng như đời sống của
    người dân. Trước thực trạng đó, nghiên cứu này sẽ đánh giá tổng thể các tác động nội vi và
    ngoại vi ảnh hưởng tới chất lượng nước vùng nuôi tôm Cần Giờ, mở ra khả năng trong việc cải
    thiện môi trường nước trong khu vực.
    1. GIỚI THIỆU
    Trong quá trình nuôi tôm, môi trường nước có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất
    lượng tôm nuôi. Phần lớn các bệnh tôm đều có nguồn gốc từ môi trường mà tôm sinh sống.
    Hiện nay chất lượng nước vùng nuôi tôm Cần Giờ đang bị giảm sút nghiêm trọng gây thất thu
    lớn trong một loạt các năm qua. Bài nghiên cứu này gồm có 2 phần chính như sau:
    - Đánh giá các hoạt động nội vi của hoạt động nuôi tôm ảnh hưởng tới chất lượng môi
    trường nước trong khu vực.
    - Đánh giá các hoạt động ngoại vi của hoạt động nuôi tôm ảnh hưởng tới chất lượng môi
    trường nước trong khu vực.
    2. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG
    NUÔI TÔM CẦN GIỜ
    2.1.Đánh giá các tác động nội vi của hoạt động nuôi tôm ảnh hưởng tới chất lượng môi
    trường nước trong khu vực:
    2.1.1.Tác động của môi trường đất và kĩ thuật xử lý nền đất đến chất lượng nước
    trong các ao nuôi
    Cần Giờ là vùng đất chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, do đó trong vùng có sự hiện
    diện của các loại đất phèn và đất phèn mặn đặc biệt là loại đất phèn tiềm tàng. Đối với vùng đất
    bị nhiễm phèn nặng, việc phơi đáy ao sẽ dẫn đến hiện tượng mao dẫn, làm phèn từ bên dưới
    chuyển lên bề mặt, pyrit (FeS2) trong đất có điều kiện tiếp xúc với không khí và phát triển
    thành phèn hoạt động khi gặp oxi. Hậu quả là khi nước cấp vào ao nuôi sau vài ngày sẽ xuất
    hiện lớp phèn sắt vàng (do oxi hóa Fe2+ Fe3+) phủ khắp đáy ao. Quá trình oxi hoá sắt
    sulphua trong đất chua phèn sản sinh ra axit H2SO4. Axit này được giải phóng vào nước khi
    thiếu CaCO3 là nguyên nhân làm cho độ pH của nước trong đầm hạ thấp cực độ, ảnh hưởng tới
    lượng khoáng vật trong đất, làm mất cân bằng trong hệ thống carbonat, giải phóng kim loại
    nặng và độc tố vào trong nước, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn thức ăn tự nhiên của tôm, hậu
    quả là làm cho tôm chậm phát triển hay không lột vỏ được. Ngoài ra, các ion Fe3+, Al3+ sinh ra
    trong quá trình này sẽ gây khó khăn cho việc gây màu nước. Khi người nuôi tôm bón phân gây
    màu nước đầu vụ nuôi (urê, lân) thì phân lân sẽ bị các ion Fe3+, Al3+ hoặc lớp phèn ở đáy ao
    hấp thụ nên không phóng thích được vào môi trường nước. Trong ao có sự mất cân đối giữa tỉ
    Science & Technology Development, Vol 9, No.4 - 2006
    Trang 78
    lệ đạm và lân, do đó không đủ dinh dưỡng cho tảo phát triển và khó gây màu nước. Việc bón
    vôi cũng không thuận lợi do vôi bị lớp phèn đáy ao giữ lại, làm cho việc nâng pH lên khó khăn.
    Bên cạnh đó, lớp phèn tiềm tàng còn làm giảm hiệu lực của chlorine khi sát trùng nước, vì vậy
    đối với đặc điểm của loại đất này ta nên tăng hàm lượng của chlorine.
    Ngoài ra, lớp đất đáy đầm trong quá trình đào ao nuôi sẽ được sử dụng để đắp đê, khi lớp
    đất này phơi trong không khí tạo nên lượng phèn đáng kể. Mưa lớn sẽ làm cho phèn rửa trôi
    xuống đầm. Để được xây dựng từ đất phèn thì sự phát triển của cây cỏ bao phủ mặt đê rất
    chậm, khiến cho sự xói mòn thêm mãnh liệt. Điều đó sẽ tốn công bảo dưỡng đê và vận chuyển
    trầm tích ra ngoài đầm nuôi. Thêm vào đó, do quá trình oxy hóa, axit sunfurit cùng với sắt và
    nhôm hoạt tính dội xuống đầm cùng với đất xói mòn làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước.
    Đối với các ao cũ, công tác cải tạo ao, nhất là xử lý nền đáy ao cần được quan tâm đúng
    mức. Đây được xem là phần kĩ thuật có tính chất quyết định trong quá trình nuôi tôm. Việc làm
    này có tác dụng làm giảm lượng khí độc như NH3, H2S, CH4 cũng như các mầm bệnh tích tụ
    trong đáy ao ở vụ trước. Nếu việc cải tạo ao không tốt, đầm nuôi tôm sẽ diễn biến theo chiều
    hướng có hại, sản lượng tôm sẽ thấp dần, đi đến thoái hóa và hoang hóa.
    Mặt khác, nếu sau một vụ nuôi tôm mà không rút nước, không nạo vét, bón vôi, phơi đáy,
    hoặc ao nuôi lâu ngày bỏ hoang không cải tạo với mức nước trong ao thấp (<30 cm) vào mùa
    khô sẽ tạo điều kiện tốt cho tảo đáy phát triển. Sự phát triển của nhiều thế hệ tảo chồng chất lên
    nhau làm cho đáy ao có một lớp phủ màu xanh lam đen. Nếu cải tạo ao không kĩ, khi lấy nước
    vào ao, các lớp tảo chết từ đáy ao bị bong tróc nổi lên liên tục đầy khắp mặt ao, gây trở ngại
    cho sự phát triển của tôm mới thả. Các đê bao được hình thành khá lâu nhưng không có kế
    hoạch duy tu bảo dưỡng sẽ trở nên lỏng lẻo, việc rò rỉ là không thể tránh khỏi. Hệ thống sục khí
    oxi và hệ thống cánh quạt nước nếu không lắp đặt đúng cách cũng làm cho oxi xuống sâu bên
    dưới lớp bùn đáy, đây cũng là tác nhân làm cho phèn tiềm tàng trở thành phèn hoạt động, làm
    giảm chất lượng nước ao nuôi ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm hoặc
    làm cho tôm chết. Hơn nữa, đáy ao có độ sâu không đồng bộ sẽ không phát huy được tác dụng
    của quạt nước. Nếu phần đáy ao có mức nước <0,8m thì quạt nước sẽ xói mòn đáy ao mạnh và
    nước sẽ bị đục. Nếu phần đáy ao có mức nước >1,2m thì ảnh hưởng của quạt nước đến đáy ao
    sẽ bị hạn chế do đó các chất bẩn lắng tụ sẽ không được cuốn đi một cách triệt để.
    Tóm lại, khâu chuẩn bị đất và kĩ thuật xử lý nền đất có tác động lớn đến chất lượng nước
    trong ao nuôi tôm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...