Luận Văn Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng Ebanking tại thành phố Huế

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT4

    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU5
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ6
    1.Sự cần thiết của nghiên cứu. 6
    2.Mục tiêu nghiên cứu. 7
    3. Đối tượng nghiên cứu. 7
    4. Phạm vi nghiên cứu. 7
    5. Phương pháp nghiên cứu. 7
    6. Ý nghĩa của đề tài8
    PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU9
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ. MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ CÁC GIẢ THIẾT TRONG NGHIÊN CỨU EBANKING9
    1. Tổng quan về ngân hàng điện tử9
    1.1. Thương mại điện tử9
    1.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử10
    1.3. Các hình thái phát triển ngân hàng điện tử10
    1.3.1. Website quảng cáo (Brochure-Ware)11
    1.3.2. Thương mại điện tử (E-commerce)11
    1.3.3. Quản lý điện tử (E-business)11
    1.3.4. Ngân hàng điện tử (E-bank)11
    1.4. Các dịch vụ ngân hàng điện tử12
    1.4.1. Internet Banking. 12
    1.4.2. Home Banking. 12
    1.4.3. Phone Banking. 12
    1.4.4. Mobile Banking. 13
    1.4.5. Call Center. 13
    1.5. Phương tiện giao dịch thanh toán điện tử13
    1.5.1. Tiền điện tử (Digital Cash)13
    1.5.2. Séc điện tử (Digital Cheque)14
    1.5.3. Thẻ thông minh – Ví điện tử (Stored Value Smart Card)14
    1.6. Vai trò và tính ưu việt của dịch vụ ngân hàng điện tử14
    1.6.1. Vai trò của ngân hàng điện tử trong xu thế hội nhập. 14
    1.6.2. Tính ưu việt của dịch vụ ngân hàng điện tử15
    1.6.2.1. An toàn, nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian. 15
    1.6.2.2. Tiết kiệm chi phí16
    1.6.2.3. Mở rộng phạm vi hoạt động cho ngân hàng. 17
    1.6.2.4. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng. 17
    1.6.2.5. Cung cấp các dịch vụ chéo. 17
    2. Mô hình và các giả thiết trong mô hình chấp nhận công nghệ Ebanking.18
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ EBANKING TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU22
    2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử22
    2.1.1. Thực trạng phát triển dịch vụ Ebanking tại Việt Nam22
    2.1.2. Thực trạng phát triển dịch vụ Ebanking trên địa bàn thành phố Huế.23
    2.1.2.1. Thuận lợi24
    2.1.2.2. Khó khăn. 25
    2.2. Kết quả nghiên cứu. 26
    2.2.1. Thang đo. 26
    2.2.2. Quy trình khảo sát28
    2.2.3. Kết quả khảo sát29
    2.2.3.1. Phân tích mô tả. 29
    2.2.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha. 31
    2.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA34
    2.2.3.3. Kiểm định mô hình bằng phân tích hồi quy bội37
    2.2.4. Nhận xét:40
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHU CẦU SỬ DỤNG EBANKING TẠI THÀNH PHỐ HUẾ42
    1.1. Đối với bản thân các ngân hàng thương mại42
    1.2. Một số giải pháp kiến nghị đối với chính phủ và các cơ quan quản lý. 44
    PHẦN 3: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU46
    TRONG TƯƠNG LAI. 46
    1. Kết luận. 46
    2. Hạn chế. 46

    3. Hướng phát triển đề tài trong tương lai46
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO47




    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

    1. Sự cần thiết của nghiên cứu

    Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, đã tác động đến mọi mặt hoạt động của đời sống, kinh tế-xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Những khái niệm về NHĐT, giao dịch trực tuyến, thanh toán trên mạng đã bắt đầu trở thành xu thế phát triển và cạnh tranh của các NHTM ở Việt Nam. Phát triển các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin - NHĐT- là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của NHĐT là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế nhờ những tiện ích, sự nhanh chóng, chính xác của các giao dịch.

    Vì vậy để tồn tại và phát triển, toàn bộ hệ thống NH và các chi nhánh đang phấn đấu, nổ lực hết mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hóa ngân hàng, không những hoàn thiện những nghiệp vụ truyền thống mà còn tập trung phát triển các ứng dụng NHHĐ trong đó chú trọng dịch vụ NHĐT, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Nằm trong xu thế đó các NHTM ở Thành phố Huế cũng đang đẩy mạnh đầu tư kĩ thuật, công nghệ, tin học hóa mà từng bước tạo ra mạng trực tuyến trong hệ thống ngân hàng của mình và các ứng dụng về mặt sản phẩm trên nền tảng đã xây dựng, giúp khách hàng có thể giao dịch đa dạng và thuận tiện. Song thực tiễn phát triển dịch vụ NHĐT trên địa bàn Thành phố Huế cũng cho thấy còn những khó khăn, hạn chế trên con đường đưa các tiện ích này đến tay người sử dụng. Với mong muốn xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng Ebanking và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này, từ đó đưa ra hàm ý cho công tác quản lý và triển khai Ebanking trên địa bàn thành phố.
    Xuất phát từ lý do nêu trên, nhóm chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
    “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng Ebanking tại thành phố Huế”




    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến dịch vụ NHĐT.
    - Tìm hiểu tình hình kinh doanh chung và tình hình kinh doanh thông qua giao dịch điện tử, những thuận lợi cũng như khó khăn mà các NHTM trên địa bàn thành phố Huế gặp phải.
    - Áp dụng mô hình nghiên cứu thông qua sự điều chỉnh thang đo của các thành phần chấp nhận công nghệ trong nghiên cứu Ebanking ở Việt Nam sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại thành phố Huế. Tiến hành thu thập và phân tích khảo sát ý kiến khách hàng, xác định được các thành phần, nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng của cán bộ - công nhân viên đã sử dụng Ebanking.
    - Dựa vào kết quả khảo sát, nghiên cứu đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng dịch vụ Ebanking tại Thành phố Huế.
    3. Đối tượng nghiên cứu

    Cán bộ - công nhân viên đang/có dự định sử dụng dịch vụ NHĐT của các Ngân hàng.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    - Về thời gian:
    + Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra khách hàng để thu thập số liệu sơ cấp vào 10/2010.
    + Số liệu thứ cấp: Số liệu của các chi nhánh Ngân hàng năm 2009.
    - Về không gian: Hệ thống các Ngân hàng trên địa bàn Thành phố Huế.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức thông qua phương pháp định lượng.
    - Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính:
    Đọc, tổng hợp, phân tích từ internet, giáo trình, sách báo, các tài liệu có liên quan, tham khảo, phỏng vấn, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng. Mục đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ các nhân tố của mô hình chấp nhận công nghệ trong nghiên cứu Ebanking.
    - Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng:
    Sau khi sử dụng số liệu từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng, tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm Excell, sử dụng phương pháp phân tích và so sánh để đưa ra nhận xét thực trạng.
    Đồng thời thông qua bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ khách hàng là cán bộ công nhân viên đang sử dụng dịch vụ Ebanking tại thành phố Huế. Thông tin thu thập được sẽ được xử lý thông qua phần mềm SPSS 16.0. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Anpha sẽ được phân tích nhân tố, đưa ra mô hình hồi quy tuyến tính để có cơ sở kết luận một cách hợp lý và có khoa học.
    6. Ý nghĩa của đề tài
    Nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp thích hợp và khả thi để hoàn thiện hơn khả năng cung ứng dịch vụ NHĐT tại Thành phố Huế, đồng thời mở rộng sản phẩm dịch vụ này một cách có hiệu quả theo tiến trình hiện đại hóa ngân hàng, đưa sản phẩm dịch vụ hiện đại nhất cho khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, tạo đà cho sự phát triển và hội nhập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...